Mã chứng khoán ACB – Triển vọng tươi sáng trong việc đầu tư

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB (tên giao dịch bằng tiếng Anh là: Asia Commercial Joint Stock Bank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993 với tổng số vốn điều lệ là 2.630.059.960.000 đồng (kể từ ngày 12/12/2007).

Tính đến 31/12/2015, ACB có 350 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động tại 47 tỉnh thành trên toàn quốc, bên cạnh đó còn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâm Thẻ, Trung tâm ATM, Phòng Chuyển tiền nhanh Western Union, Trung tâm Telesales, Trung tâm Dịch vụ khách hàng 24/7 (Call Center 24/7). Tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng, thì Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng.

Ngành nghề kinh doanh

  • Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
  • Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
  • Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
  • Kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc.
  • Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành;
  • Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. 

Mã chứng khoán ACB

Ngày 9/12/2020, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu chính thức niêm trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) với mã ACB. Tổng khối lượng niêm yết là 2,16 tỷ đơn vị với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 26.400 đồng/ cổ phiếu. Trước đó, ACB cũng đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán HNX vào năm 2006.

Giá cổ phiếu ACB hiện tại là 33,550 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch là 1,074,700 (theo ghi nhận ngày 15/12/2021).

Tình hình kinh doanh của mã chứng khoán ACB

Ngày 15/10/2021, ACB đã công bố lợi nhuận tăng trưởng (LNTT) sơ bộ đạt 2.615 tỷ đồng trong quý III/2021 (so với cùng kỳ tăng 1%, tuy nhiên so với quý trước lại giảm 19,5%). Kết quả trên do: trong kỳ tín dụng tăng trưởng âm, tỷ lệ NIM đi ngang, lãi thuần từ HĐ dịch vụ giảm và chi phí dự phòng tăng mạnh – mặc dù trong kỳ Ngân hàng cũng đã hoàn nhập dự phòng đáng kể. 

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2021, đạt 8.968 tỷ đồng LNTT (so với cùng kỳ tăng 40%), hoàn thành 85% kế hoạch đề ra trước đó của ACB trong năm 2021.

Tín dụng trong kỳ tăng trưởng âm, tỷ lệ NIM đi ngang

Trong Q3/2021, tín dụng giảm 2% so với quý trước (so với đầu năm tăng 7,5%) do trước ảnh hưởng của đại dịch Covid nên nhu cầu tín dụng khu vực phía Nam giảm sút. Dựa vào các thông tin mà cổ phiếu ACB công bố, tỷ lệ cho vay của doanh nghiệp lớn (chiếm 7% tổng dư nợ cho vay), đây chính là nguyên nhân khiến cho tín dụng giảm trong Q3/2021, trong khi đó cho vay khách hàng và DNNVV so với quý trước gần như đi ngang. 

Trái lại, trong Q3/2021 tỷ lệ tiền gửi khách hàng lại tăng 2,1% so với quý trước (tăng 3,6% so với đầu năm). Theo đó, hệ số LDR tại thời điểm Q2/2021 là 82,4% giảm xuống còn 80,2%. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn vẫn gần như giữ ở mức tương đương so với quý trước (khoảng 23,2%). 

Trong Q3/2021, mặc dù hệ số LDR giảm tuy nhiên so với quý trước tỷ lệ NIM vẫn được duy trì khá tốt vì lợi suất cho vay giảm được bù đắp nhờ chi phí huy động cũng tiếp tục giảm. Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2021 tỷ lệ NIM đạt khoảng 4,1% (so với đầu năm cao hơn 30 điểm cơ bản). Theo đó, trong Q3/2021 thu nhập lãi thuần (tăng 18,5% so với cùng kỳ so với quý trước giảm 14%) còn 4.300 tỷ đồng, và lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 13.939 tỷ đồng thu nhập lãi thuần (tăng 37% so với cùng kỳ).

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 và Q3/2021

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 và Q3/2021

Lãi thuần hoạt động dịch vụ giảm 

Trong Q3/2021, tổng thu nhập ngoài lãi giảm xuống còn 658 tỷ đồng (giảm 22,6% so với cùng kỳ), chủ yếu vì lãi thuần HĐ dịch vụ giảm (giảm 30% so với cùng kỳ). Do tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trong kỳ đã ảnh hưởng tiêu cực đến Thu nhập từ các hoạt động thanh toán và thu nhập bảo hiểm bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2021 thu nhập ngoài lãi đạt 2.931 tỷ đồng (chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ).

Chi phí hoạt động tiếp tục giảm 

Theo ước tính của HSC, trong Q3/2021 tổng thu nhập hoạt động giảm xuống còn 1.235 tỷ đồng (so với cùng kỳ giảm 28,7%, so với quý trước giảm 22,4%). Điều này chủ yếu một phần là nhờ ACB tiếp tục hoàn nhập chi phí dự phòng đã trích lập cho các tài sản có vấn đề từ trước để lại. Theo đó, ACB đã hoàn nhập khoảng 584 tỷ đồng dự phòng trích lập cho các tài sản này trong 6 tháng đầu năm 2021 và số dư còn lại chưa hoàn nhập tại thời điểm cuối Q2/2021 là 360 tỷ đồng. 

Theo đó, chi phí dự phòng trong 9 tháng đầu năm là còn 5.107 tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ). Hệ số CIR từ hoạt động kinh doanh cốt lõi trong 9 tháng đầu năm là 36% so với 46,5% trong 9 tháng đầu năm 2020. 

Chi phí dự phòng tiếp tục tăng 

Trong Q3/2021, tổng số nợ xấu tăng lên 2.792 tỷ đồng (khoảng 20% so với quý trước, tăng 51,7% so với đầu năm), nợ nhóm 2 tăng mạnh lên 2,400 tỷ đồng (tăng 178% so với quý trước, tăng 317% so với đầu năm). Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 lần lượt tăng lên 0,83% và 0,72% từ 0,59% và 0,18% tại thời điểm cuối năm 2020. 

Theo đó trong Q3/2021, tổng dư nợ của khách hàng có khoản nợ được tái cơ cấu nợ tăng lên 13.416 tỷ đồng (tăng tới 48,7% so với quý trước). 

Tổng chi phí dự phòng lên 803 tỷ đồng từ nền thấp năm ngoái (tăng mạnh 396% so với cùng kỳ) trong Q3/2021. Trong đó, ACB đã trích lập bổ sung khoảng 650 tỷ đồng cho nợ tái cơ cấu trong khi chi phí dự phòng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi là 153 tỷ đồng. Tính đến cuối quý III/2021, toàn bộ cho nợ tái cơ cấu đã được trích lập dự phòng mặc dù ACB được phép trích lập trong 3 năm.

Hệ số LLR so với 204% tại thời điểm cuối Q2/2021 vẫn ở mức cao là 195%.

Tỷ lệ NIM đạt đỉnh trong năm 2021

Trong Q3/2021, tỷ lệ NIM đạt mức cao nhất giảm 7 điểm cơ bản so với quý trước xuống 4,45% (tăng 58 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái), lãi suất gộp so với quý trước giảm 6 điểm xuống còn 7,95% và chi phí hoạt động không đổi theo tháng, vẫn ở mức 3,65% (giảm 108 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái). Trong kỳ, hệ số LDR cho giai đoạn này cũng giảm xuống 80,2% từ 82,4%, tại thời điểm cuối Q2/2021. 

Mặc dù lợi suất cho vay đã bắt đầu giảm nhanh hơn vì các ngân hàng cung cấp các gói cho vay ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và lãi dự thu từ các khoản cho vay tái cơ cấu tăng nên chi phí huy động tiền gửi vẫn thấp.

Thu nhập lãi của ACB trong Q3/2021 đã giảm 203 tỷ đồng do ngân hàng hỗ trợ những khách hàng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch (tương đương với mức giảm khoảng 0,3%/năm). Theo đó, dự kiến Ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho khách hàng chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid với quy mô 500 tỷ đồng trong Q4/2021. 

Chi phí dự phòng cao kỷ lục 

So với đầu năm, nợ xấu tăng 53% lên 2.822 tỷ đồng (so với quý trước tăng 21%), tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát khá hiệu quả ở 0,84% (so với 0,6% tại thời điểm cuối năm 2020). Ngân hàng dự kiến vào cuối năm 2021 sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1%.

Tuy nhiên, nợ nhóm 2 tăng mạnh 181% so với quý trước lên 2,532 tỷ đồng (so với đầu năm tăng 322%). Đây là một điều đáng lưu tâm và cần theo dõi sát vì tổng dư nợ cho vay những khách hàng cần tái cơ cấu so với quý trước cũng tăng mạnh 48,7% lên 13.416 tỷ đồng (tăng 69% so với đầu năm), bằng 4,01% dư nợ cho vay.

Theo đó, tròn Q3/2021 ACB đã trích lập bổ sung 650 tỷ đồng dự phòng cho nợ tái cơ cấu, 2.069 tỷ đồng là tổng chi phí dự phòng đã trích lập cho nợ tái cơ cấu. Tính đến cuối Q3/2021, số chi phí dự phòng này đã bao phủ 100% mức trích lập theo yêu cầu đối với nợ tái cơ cấu, mặc dù theo quy định ACB được phép trích lập dự phòng trong 3 năm.

Mặc dù dự tính nợ tái cơ cấu trong Q4/2021 có thể sẽ giảm dần, tuy nhiên ACB vẫn dự kiến trích lập thêm 500 tỷ đồng chi phí dự phòng đối với số dư nợ này. 

ACB – Triển vọng tươi sáng trong việc đầu tư

HSC nâng khuyến nghị đối với ACB lên Mua vào (từ tăng tỷ trọng) và nâng 15% giá mục tiêu lên 43.500đ (tiềm năng tăng giá: 36,6%). Tại giá mục tiêu, P/B dự phóng năm 2022 là 2 lần. Sau khi nâng dự báo cho năm 2021- 2023 và chuyển thời điểm định giá về cuối năm 2022

Trong khoảng 4 tháng qua, giá cổ phiếu ACB đã giảm 17% vì triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm 2021 so với đầu năm kém đi nhiều. Trong Q4/2021 dự báo tăng trưởng vẫn ở mức thấp so với nền cao của năm ngoái.

So sánh ACB với ngân hàng khác trong hệ thống

So sánh ACB với ngân hàng khác trong hệ thống

Tuy nhiên, các chuyên gia từ HSC nhận định rằng những thông tin tiêu cực liên quan đến dịch Covid-19 đã phản ánh vào giá cổ phiếu. Nhờ ACB rất chủ động trích lập dự phòng trong năm 2021, các nhà đầu tư nên tập trung vào triển vọng tăng trưởng lợi nhuận khả quan hơn trong năm 2022.

Hiên P/B dự phòng năm 2022 là 1,5 lần; tương đương bình quân nhóm NHTM tư nhân (bao gồm VPB, HDB, MBB, TCB và STB). P/B trượt dự phòng 1 năm là 1,6 lần, so với bình quân P/B trượt dự phòng 1 năm tính từ năm 2017 cao hơn 0,3 lần độ lệch chuẩn. Tỷ lệ rủi ro lợi nhuận của ACB hiện tại đã trở nên hấp dẫn hơn – HSC nâng khuyến nghị lên Mua vào với P/B dự phóng năm 2022 tại giá mục tiêu là 2 lần.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về tình hình mã chứng khoán ACB, với những giả định dựa trên báo cáo kinh doanh của ACB trong quý vừa rồi, nếu bạn có ý định đầu tư vào mã chứng khoán này thì hãy thêm ngay vào danh mục đầu tư của mình. Chúc bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm: Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam 

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC