Cổ phiếu ngành xi măng có nên đầu tư hay không?

0
Cổ phiếu

Tình hình ngành xi măng Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021

Tình hình ngành xi măng trong 6 tháng đầu năm 2021

Tình hình ngành xi măng trong 6 tháng đầu năm 2021

Sản xuất

Theo thông tin từ Hiệp hội Xi măng, VIệt Nam hiện đang đứng thứ 5 thế giới về năng lực sản xuất chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga và hiện nay sản lượng xuất xi măng của Việt Nam đạt xấp xỉ 110 triệu tấn/năm.

Theo báo cáo ngành xi măng trọng tháng 7 năm 2021, tổng sản lượng sản xuất xi măng 6 tháng đầu năm 2021 đạt 51.1 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020. Số lượng này xấp xỉ 50% so với kế hoạch đề ra trong cả năm (104-107 triệu tấn). 

Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đều tăng lượng sản xuất mà chỉ những đơn vị thuộc Vicem mới có sản lượng tăng so với cùng kỳ. 

Cụ thể Vicem Hà Tiên chiếm tỷ trọng sản xuất lớn nhất tăng 9.6%, trong khi các khối liên doanh ghi nhận giảm 4.6% so với cùng kỳ.

Với kế hoạch định hướng phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam (hiệu lực từ ngày 01/01/2021) trong năm 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2025:

Trong giai đoạn 2021-2030, chỉ đầu tư thêm các nhà máy có công suất từ 5,000 tấn clinker/ngày trở lên (hiện nay công suất trung bình một dự án thường dưới 2,500 tấn clinker/ngày)

Năm 2025, nhà máy xi măng có công xuất nhỏ 2,500 tấn clinker/ngày thì sẽ được cải tiến mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản xuất, sản phẩm để tiết kiệm năng lượng, đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường. 

Đồng thời tỷ lệ sử dụng clinker trong sản xuất xi măng cũng được giảm xuống.

Đến năm 2030, được sự cho phép của Chính phủ các dây chuyền sản xuất sẽ được đầu tư thêm 24 dây chuyền, với tổng công suất 36,31 triệu tấn. Như vậy tổng số dây chuyền sản xuất của cả nước sẽ lên đến 109 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 140,35 triệu tấn/năm.

Một số dự án dây truyền được quy hoạch và khởi công dự kiến đi vào sau năm 2022 như sau: 

Một số dự án dây truyền và khởi công trong năm 2022 của các công ty xi măng

Một số dự án dây truyền và khởi công trong năm 2022 của các công ty xi măng

Tiêu thụ

Theo báo cáo từ Hiệp hội Xi măng, tổng sản lượng tiêu thụ trong 5 tháng đầu năm 2021 toàn ngành đạt 44,161 nghìn tấn (tăng 16.2% so với năm 2020). Trong đó: 

– Sản lượng xuất khẩu chiếm 41% (đạt 18,127 nghìn tấn) tăng đến 39%. 

– Tiêu thụ nội địa chiếm 59% (đạt 26,034 nghìn tấn) chỉ tăng nhẹ khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2020. 

– Theo đó, ở khu vực miền nam có mức tiêu thụ tăng mạnh nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng 12.2% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn mức trung bình cả nước 4.4%. 

– Tồn kho trong nước còn khoảng 2.8 triệu tấn

Xuất khẩu

Về xuất khẩu, trong những năm gần đây đã tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành Xi măng.

Xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đã vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán. Cụ thể như sau:

Nửa đầu năm 2021, ngành xi măng đã xuất khẩu gần 21 triệu tấn sản phẩm xi măng và clinker trị giá 808 triệu USD tăng 27% về lượng và 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó thị trường Trung Quốc tiêu thụ đến gần 50% sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker).

Tuy nhiên, nếu xét theo từng tháng thì sản lượng xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần từ tháng 4 đến nay, đa phần là từ nguồn xi măng xuất khẩu sang Trung Quốc, từ tháng 5 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này đã bắt đầu bị hạn chế. 

Ngoài ra, thị phần xuất khẩu sang các thị trường lớn đều có mức tăng trưởng tốt, trừ Đài Loan (giảm gần 80% về cả lượng và giá trị).

Về giá bán trong nước

Trước tình hình dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn gây trở ngại đến tình hình kinh doanh của đa số các ngành. Đặc biệt đối với ngành vật liệu xây dựng như thép, gạch, ốp lát, cát,.. đều có xu hướng tăng giá mạnh trong những tháng đầu năm 2021, thế nhưng giá xi măng dường như không thay đổi là mấy. 

Mặc dù các doanh nghiệp sản xuất xi măng đều có nhu cầu tăng giá do chi phí sản xuất đều có xu hướng tăng mạnh, nếu giữ nguyên giá thì hiệu quả kinh doanh sẽ giảm cho hao tổn chi phí. Trong đó kể đến nguyên liệu nhu than mặc dù chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành để sản xuất xi măng thế nhưng giá lại tăng thêm 20%. Lý do bởi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư nhà máy nhiệt điện, mua hết than từ các nước như Ấn Độ, Indonesia, Canada, Mỹ như vậy nguồn cung cấp bị suy giảm nên làm giá than tăng mạnh. 

Với tình trạng cung vượt cầu như vậy nên việc cạnh tranh giữa các thương hiệu cũng rất khốc liệt. Nếu tăng giá quá cao thì những sản phẩm nước ngoài có giá thấp hơn sẽ xuất hiện và gây cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.

Thế nhưng giá than quá cao đã gây áp lực cho chi phí nên để đảm bảo cho quá trình sản xuất thì trong tháng 4 năm 2021 nhiều đơn vị đã tăng giá bán xi măng trong nước, cụ thể là tăng thêm từ 30.000 – 40.000 đồng/tấn (~3-5%) áp dụng với tất cả các loại xi măng. Giá bán của một số doanh nghiệp được cụ thể ở bảng dưới đây: 

Giá bán một số loại xi măng của một số công ty

Giá bán một số loại xi măng của một số công ty

Tiềm năng ngành cổ phiếu xi măng 

Do ảnh hưởng dịch covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu, khiến chi phí vận chuyển tăng cao. Tuy nhiên, chỉ có ngành xi măng không bị ảnh hưởng mà xuất khẩu tăng mạnh so với trước.

Ngoài ra, ngành xi măng thuộc nhóm ngành vật liệu xây dựng đang rất hấp dẫn và nhiều triển vọng hiện nay. Đây sẽ là cơ hội đầu tư sinh lời cho các nhà kinh doanh.

Theo phân tích và dự đoán của một số chuyên gia vật liệu xây dựng, tỷ suất lợi nhuận của ngành xi măng có thể tiếp tục giảm do công suất sản xuất và chi phí nhiên liệu tăng. Cụ thể, từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động vào năm 2021 dự kiến ​​sẽ năng công suất sản xuất trong nước thêm 7 triệu tấn, tương đương 7% chủ yếu từ các dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021. 

Từ cuối quý I/2021, lượng tiêu thụ trong nước có sự khởi sắc và dần giải quyết áp lực tồn kho với ngành với những điểm nhấn sau: 

– Dịch COVID-19 dần được kiểm soát do độ phủ của vacxin, đặc biệt là tình trạng giãn cách xã hội đang được đẩy lùi.  

– Tái khởi động các dự án xây dựng 

– Các công trình cao ốc Bắc – Nam, đường vành đai tại các phố lớn được đưa vào xây dựng và hoạt động. 

– Định hướng phát triển ngành xây dựng trong 5 năm (từ năm 2021-2025).

Theo đó các chuyên viên dự báo nhu cầu tiêu thị xi măng trong năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng từ 5-7% so với năm 2020.

Thế nhưng đợt bùng phát dịch lần 4 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, bao gồm cả việc đầu tư xây dựng. Cùng với đó giá nguyên liệu lại tăng cao trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án. Sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước cũng chịu tác động ít nhiều. Tuy nhiên dự báo trong đợt cuối năm nay, bằng việc xúc tiến các công trình hạ tầng sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ phục hồi trở lại. 

Các mã cổ phiếu công ty xi măng đáng để đầu tư

CTCP Xi măng VICEM Hà Tiên 1 – HT1

Công ty Xi măng VICEM Hà Tiên 1

Công ty Xi măng VICEM Hà Tiên 1

Thông tin về doanh nghiệp 

Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên, nhà máy do VENOT.PIC cung cấp thiết bị chính thức hoạt động vào năm 1964. Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng Kiên Lương và Nhà máy xi măng Thủ Đức. Cho đến năm 1983, hai Nhà máy được sáp nhập và đổi tên là Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên. Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2; Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 nằm ở khu Kiên Lương và Thủ Đức.

Năm 2007, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE với 87 triệu cổ phiếu. Mã cổ phiếu giao dịch là HP1. 

Đến cuối tháng 1/2020 công ty đã cổ phần hóa theo hình thức Công ty cổ phần cụ thể Công ty xi măng Hà tiên 1 (nhà máy xi măng tại Thủ Đức) nằm giữ 30% cổ phần, tương đương 14.4 tỷ đồng.

Thông tin niêm yết:

– Mã CK: HT1

– Sàn niêm yết: Hose

– Vốn điều lệ: 3.815.899.110.000 đồng

– Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 381.589.911 CP

– Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 381.541.911 CP

Tình hình kinh doanh 

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021 với doanh thu thuần giảm 48% YoY còn 1,0 nghìn tỷ đồng và lỗ ròng 20 tỷ đồng. Doanh số của HT1 bị ảnh hưởng đáng kể bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ tư của Việt Nam trong quý III/2021, làm gián đoạn hoạt động xây dựng trong nước, đặc biệt khi doanh số của HT1 tập trung ở các tỉnh/thành phố miền Nam những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. HT1 ghi nhận sản lượng bán đạt 919.000 tấn (-46% YoY) trong quý III/2021 và 4,3 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2021. 

 Bên cạnh doanh thu thấp, giá than cao hơn trong quý III/2021 đã gây áp lực lên biên lợi nhuận của HT1. Theo ban lãnh đạo, chi phí than đầu vào trung bình của HT1 tăng 1% so với quý III/2020 và 5% so với quý II/2021. Do đó, biên lợi nhuận gộp của HT1 giảm xuống mức thấp kỷ lục là 4,4% trong quý này. Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay giảm đã hỗ trợ một phần nhưng không đủ để HT1 hòa vốn ở mức LNTT trong quý 3/2021. 

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Cổ phiếu HT1 ghi nhận LNST sau lợi ích CĐTS đạt 317 tỷ đồng (-31% YoY).

CTCP Xi măng Bỉm Sơn – BCC

Công ty xi măng Bỉm Sơn

Công ty xi măng Bỉm Sơn

Thông tin về doanh nghiệp 

 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập vào năm 1980, đến ngày 12/8/1993 theo quyết định của Bộ xây dựng đã cho thành lập Công ty xi măng Bỉm Sơn. Hoạt động chủ yếu của nhà máy là sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu xi măng, clinker và các loại vật liệu xây dựng khác, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, gia công chế tạo mặt hàng cơ khí…

Hoạt động sau hơn 23 năm, vào năm 2003 nhà máy chuyển đổi công nghệ giúp đơn vị nâng mức công suất lên 1.8 triệu tấn sản phẩm/năm. 

Vào ngày 7/11/2007, công ty chính thức phát hành cổ phiếu trên sàn HNX với số lượng hơn 10 triệu cổ phiếu, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu và mã giao dịch là BCC. 

Thông tin niêm yết:

– Mã CK: BCC

– Sàn niêm yết: HNX

– Vốn điều lệ: 1.232.098.120.000 đồng

– Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 123.209.812 cổ phiếu

– Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 123.209.812 cổ phiếu.

Tình hình kinh doanh 

Kết thúc quý II/2021, tình hình kinh doanh của BCC có sự chuyển biến rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:

– Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.187 tỷ đồng, tăng 9.4%

– Chi phí vốn thấp, chỉ 4.8%

– Lợi nhuận gộp đạt 208 tỷ đồng, tăng 38%

– Lợi nhuận sau thuế đạt 90 tỷ đồng, tăng 113%, trong đó công ty mẹ đạt 91 tỷ đồng

– Biên lợi nhuận gộp tăng từ 13.9 lên 17.5%

– Các khoản chi phí lãi vay còn 11 tỷ đồng, giảm 44%

– Chi phí bán hàng đạt mức 41.4 tỷ đồng, tăng 1.1 %

CTCP xi măng Phú Thọ – PTE

Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ

Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ

Thông tin doanh nghiệp 

Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ tiền thân là Công ty Xi măng đá vôi Phú Thọ, là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây Dựng Phú Thọ. Các mảng kinh doanh chính của công ty chủ yếu là sản xuất và kinh doanh sản phẩm PCB-40, PCB-30, clinker thương phẩm; khai thác kinh doanh đá xây dựng, đá giao thông, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp…

Sau hơn 40 năm hoạt động vào ngày 14/02/2007, công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với mức vốn điều lệ đạt 61 tỷ đồng. 

Ngày 12/8/2015 đơn vị chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch tập chung chứng khoán Upcom với mã giao dịch là PTE, với với 12 triệu cổ phiếu được phát hành. 

Thông tin niêm yết:

– Mã CK: PTE

– Sàn niêm yết: UpCOM

– Vốn điều lệ: 125.000.000.000 đồng

– Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 12.500.000 cổ phiếu

– Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 12.500.000 cổ phiếu

Tình hình kinh doanh 

Kết quả báo cáo tài chính quý I/2021 của PTE báo lãi trở lại sau 16 quý thua lỗ liên tiếp. Cụ thể như sau:

– Doanh thu đạt 72.8 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ

– Giá vốn bán tăng lên 2%, giúp lợi nhuận gộp đạt gần 13 tỷ đồng sau khi thua lỗ 642 tỷ đồng

– Chi phí tài chính đạt 7 tỷ đồng, tăng 8% nhưng chi phí bán hàng giảm từ 2.7 tỷ thành 994 triệu đồng

– Tổng tài sản đạt 430.5 tỷ đồng, tăng nhẹ với đầu năm

CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn – BTS

Công ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn

Công ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn

Thông tin doanh nghiệp 

Công ty xi măng Bút Sơn là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập ngày 28/01/1997 với số vốn điều lệ là 196 triệu USD, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam (nay là Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam)

Công ty hoạt động chủ yếu trong việc: sản xuất, kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng, sản xuất kinh doanh các vật liệu xây dựng. Với những trang thiết bị hiện đại, đồng bộ hệ thống kiểm tra, đo lường đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn. 

Ngày 01/05/2006, Công ty xi măng Bút Sơn đã bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Và cho đến ngày 05/12/2006, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch là BTS.

Thông tin niêm yết:

– Mã CK: BTS

– Sàn niêm yết: HNX

– Vốn điều lệ: 1.235.598.580.000 đồng

– Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 559.858 CP

– Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 123.559.858 CP

Tình hình kinh doanh 

Theo báo cáo tài chính quý II/2021 thì tình hình kinh doanh của BTS có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

– Doanh thu đạt mức 786 tỷ đồng, giảm nhẹ dưới 1% so với quý I/2020

– Lợi nhuận sau thuế đạt 20.7, giảm nhẹ 1% so với quý I/2020

– Tổng lợi nhuận trước thuế tăng từ 19.8 tỷ lên thành 25.4 tỷ đồng

– Tổng tài sản giảm nhẹ đạt mức 3.3 tỷ đồng 

– Tổng nợ giảm nhẹ từ 2.1 tỷ xuống 1.8 tỷ đồng

CTCP Xi măng VICEM Hoàng Mai – HOM

Công ty xi măng VICEM Hoàng Mai

Công ty xi măng VICEM Hoàng Mai

Thông tin doanh nghiệp 

Công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) cùng với Vicem Hoàng Thạch, Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hà Tiên,… Được thành lập vào năm 1955, nhà máy xi măng Vicem Hoàng Mai có công suất 1,26 triệu tấn Clinker trên một năm tương đương với 1,4 triệu tấn xi măng trên 1 năm, sản xuất xi măng theo phương pháp khô, lò quay do hãng FCB (Cộng hòa Pháp) chuyển giao công nghệ và phương pháp đồng bộ.

Trụ sở chính và nhà máy đặt tại Thị xã Hoàng Mai thuộc vùng kinh tế Nam Thanh Bắc Nghệ, với vị trí thuận lợi về giao thông đường sắt, thủy, bộ, có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, dồi dào.

Ngày 09/07/2009 Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai chính thức niêm yết 72.000.000 cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng  khoán Hà Nội với mã chứng khoán HOM.

Thông tin niêm yết

– Nhóm ngành: Xi măng

– Vốn điều lệ: 747,691,310,000 đồng

– Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 74,769,131 cổ phiếu

– Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 71,997,731 cổ phiếu

Trước tình hình dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp như hiện nay thì đa phần cổ phiếu các ngành đều sẽ phải chịu ảnh hưởng ít nhiều tổn hại bởi nền kinh tế bị suy giảm. Và tất nhiên nhóm cổ phiếu xi măng cũng không ngoại lệ, mặc dù còn nhiều yếu tố gây trở ngại đến tình hình kinh doanh, tuy nhiên nhóm cổ phiếu này vẫn được kỳ vọng tăng cao trong thời gian tới. Bài viết trên là những thông tin liên quan đến nhóm cổ phiếu xây dựng, hy vọng qua bài có thể giúp ích được cho bạn nhận định một phần nào đó về tình hình cổ phiếu này trong giai đoạn hiện nay.

Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn đọc có câu hỏi nào liên quan đến cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC