Cổ phiếu ngành xăng dầu hiện nay có nên đầu tư hay không?

0
Cổ phiếu

Tình hình ngành xăng dầu Việt Nam hiện nay

Tình hình ngành xăng dầu Việt Nam hiện nay

Tình hình ngành xăng dầu Việt Nam hiện nay

Ở thời điểm hiện tại, tồn kho dầu của nhóm tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, OECD đang nằm ở mức 3030 triệu thùng, và tiếp tục có xu hướng giảm. Đặc biệt trong những tháng cuối năm khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát dần thì nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu xăng dầu được tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trên toàn thế giới được cải thiện 

Bên cạnh đó, nguồn cung cấp dầu khí đang được kiểm soát cắt giảm nhờ vào thỏa thuận của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ – OPEC. Ngành dầu khí đang trong ngưỡng tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệt trong những tháng cuối năm này. 

Tính trong đầu năm 2021, giá dầu Brent đạt ngưỡng 65,26 USD/thùng, cao nhất trong vòng 1 năm, giá dầu WTI đạt mức 61 – 65 USD/thùng vào đầu quý 2 năm 2021.

Triển vọng ngành xăng dầu Việt Nam 

Tăng trưởng ngành dầu khí được thúc đẩy nhờ các dự án LNG

Ngành xăng dầu được được thúc đẩy nhờ các dự án LNG

Ngành xăng dầu được được thúc đẩy nhờ các dự án LNG

Trước những tác động tiêu cực mà đại dịch gây ra, theo đánh giá từ công ty chứng khoán VCSC vẫn duy trì nhận định tích cực về cơ hội tăng trưởng trong ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt là quá trình chuyển đổi sang LNG trong vài năm tới. Giá dầu phục hồi từ mức đáy của năm 2020 sẽ có lợi cho hầu hết các cổ phiếu trong ngành. 

Theo dự báo, giá LNG thấp sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án nhập khẩu LNG của Việt Nam. Ước tính giá LNG trung bình ở mức xấp xỉ 6,5 – 7,2 USD/triệu BTU (tính trên giả định giá dầu Brent là 50-55 USD/thùng trong giai đoạn 2021-2025). 

Vậy nên dự báo LNG nhập khẩu ở mức khoảng 9-10 USD/triệu BTU cho giai đoạn 2021-2025. Đây là mức giá cạnh tranh so với giá khí tự nhiên từ các mỏ khí ở Việt Nam, góp phần đẩy mạnh tiến độ các dự án LNG, ước tính vốn đầu tư đối với dự án LNG đã được phê duyệt trong quy hoạch tổng thể ngành khí giai đoạn 2021-2025 ít nhất là 4 tỷ USD. 

Như vậy cho thấy cơ hội tăng trưởng dài hạn cho các doanh nghiệp như tổng công ty khí Việt Nam (GAS) và Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS).

Giá dầu Brent phục hồi năm 2021

Giá dầu Brent phục hồi năm 2021 nhờ vậy mà tình hình ngành xăng dầu được phục hồi nhanh chóng

Giá dầu Brent phục hồi năm 2021 nhờ vậy mà tình hình ngành xăng dầu được phục hồi nhanh chóng

Trong năm 2021, dự báo giá dầu Brent trung bình sẽ phục hồi khoảng 16%, trung bình đạt 50 USD/thùng so với mức giá 43 USD/thùng năm 2020. Dự báo trong năm 2022 – 2025, giá dầu Brent sẽ ở mức 55 USD/thùng, tức tăng 10% so với năm 2021.

Giá xăng tăng như vậy một phần là nhờ tình trạng phục hồi sau khi xã hội được phủ vacxin, cùng với đó là triển khai việc nhóm OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Trên đà phục hồi của tiêu thụ xăng dầu sẽ có có lợi cho các công ty phân phối xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX). Hiện nay theo kế hoạch chính phủ đang đặt mức tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu Việt Nam ở mức 5,5%/năm trong giai đoạn 2021-2030, cao gấp 3 lầ mức tăng trưởng dự kiến trên toàn cầu. 

Vậy nên dự báo lợi nhuận của PLX cũng sẽ tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ trong năm 202, nhờ sự phục hồi mảng xăng dầu và nhiên liệu máy bay sau khi bệnh dịch được kiểm soát. 

Những mã cổ phiếu xăng dầu đáng để đầu tư 

Từ tháng 6/2021, cổ phiếu nhóm ngành xăng dầu có đà tăng mạnh, nhiều chuyên gia phân tích thị trường đến từ các công  ty chứng khoán uy tín như SSI, VNDirect, VietStock,… dự báo nhóm cổ phiếu này sẽ nổi trội nhất trên thị trường trong thời gian tới đây. 

Cụ thể, các cổ phiếu dầu khí trên sàn đã duy trì đà tăng trưởng tốt trong nhiều phiên giao dịch gần đây và tiếp tục tăng giá. 

Một số mã cổ phiếu có cú lội người dòng xuất sắc có thể kể đến như: PVT, BSR, OIL, PVB, PVC, PVS, PVD. Đặc biệt trong đó các mã PVS, PVD đang được nhiều nhà phân tích thị trường đánh giá là có tiềm năng nhất trong thời gian tới.  

Mã BSR – Công ty Cổ phần lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCOM)

Công ty Cổ phần lọc hóa Dầu Bình Sơn

Công ty Cổ phần lọc hóa Dầu Bình Sơn

Thông tin về công ty 

Công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, công ty được giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Được biết nhà máy Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia với tổng số vốn đầu tư lên đến 3 tỷ đồng, công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. 

Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh chính của BSR là sản xuất dầu mỏ tinh chế, bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí với các dòng sản phẩm chủ đạo như xăng, khí hóa lỏng, dầu và hạt nhựa. 

Thông tin về cổ phiếu 

Nhóm ngành: Dầu khí

Vốn điều lệ: 31,004,996,160,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 3.100.499.616 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 3.100.499.616 cổ phiếu 

Tình hình kinh doanh của BSR 

Theo báo cáo kinh doanh công bố tình hình trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu của công ty đã tăng 63,1% YoY và lợi nhuận ròng đạt 4 nghìn tỷ đồng so với lỗ ròng 4,1 nghìn tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2020.Theo dự tính thì kết quả này đã vượt so với kỳ vọng trước đây lần lượt đạt 78,0% và 109,7% so với dự báo cả năm.

Trong quý III/2021, lợi nhuận ròng của BSR đạt 477 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với mức cơ sở thấp của quý III/2020 khi BSR phải thực hiện bảo trì trong 51 ngày. Sản lượng bán tăng 20,2% YoY trong quý III/2021. 

Trong khi đó, lợi nhuận ròng quý III/2021 của BSR thấp hơn 71,7% so với quý trước, nguyên nhân dự đoán cho rằng một phần bởi:

– Do miền Nam đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong quý III vậy nên sản lượng bán giảm 40,5% so với quý trước. 

– Tác động từ hàng tồn kho chi phí thấp giảm so với quý trước trong quý III. 

Và động lực chính khiến lợi nhuận ròng trong quý này cao hơn dự kiến bao gồm:

– BSR được hưởng lợi từ đà tăng của giá xăng dầu với giá dầu Brent trung bình ở mức 73 USD/thùng trong quý III.

– Sản lượng bán tăng mạnh với sản lượng trong 9 tháng đầu năm, hoàn thành 75% dự báo cho cả năm. Những yếu tố này bù đắp cho chi phí lưu kho cao hơn vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 cũng như các khoản chi phí khác liên quan đến dịch COVID19. 

Mã OIL – Tổng công ty Dầu Việt Nam (UPCOM)

 Tổng công ty Dầu Việt Nam

Tổng công ty Dầu Việt Nam

Thông tin về doanh nghiệp 

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập ngày 06/06/2008 do Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (PDC). 

Ngày 7/3/2018, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Upcom, sau hơn 1 tháng bán cổ phiếu ra công chúng (IPO). Theo đó, 200,445 triệu cổ phần của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã được giao dịch trên sàn Upcom với giá tham chiếu đầu tiên là 20.200 đồng/cổ phiếu.

Thông tin về cổ phiếu 

Nhóm ngành: Khai thác và chế biến dầu khí

Vốn điều lệ: 10.342.295.000.000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 201.425.936 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1.088.425.100 cổ phiếu.

Tình hình kinh doanh của OIL

Theo công bố kết quả kinh doanh quý III/2021, doanh thu của PV OIL đạt 12.163 tỷ đồng (tăng 8,9% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần đạt 43 tỷ đồng (so với lỗ 24 tỷ đồng trong 03/2020). 

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu đạt 37.801 tỷ đồng (giảm 7,6% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần đạt 405 tỷ đồng so với lỗ thuần 265 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020, qua đó đạt lần lượt 72,0% và 82,9% so với dự báo cả năm 2021. 

Lợi nhuận phản ánh cơ cấu doanh thu cải thiện và giá bán thuận lợi trong 9 tháng đầu năm 2021, với tổng sản lượng tiêu thụ của OIL đạt khoảng 2,2 triệu mét khối, thấp hơn khoảng 1% so với 9 tháng đầu năm 2020, lý do sản lượng tiêu thụ thấp như vậy đấy là do ảnh hưởng từ các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa áp dụng trên nhiều tỉnh thành trong những tháng đầu năm 2021. 

Thế nhưng, doanh thu qua kênh COCO (do Công ty sở hữu và điều hành) đã tăng khoảng 5% so với cùng kỳ. Việc kênh COCO có lợi nhuận gộp trên mỗi lít xăng cao nhất, tỷ suất lợi nhuận chung mảng cốt lõi và lợi nhuận của OIL đã cải thiện mặc dù sản lượng tiêu thụ giảm. Trong khi đó, giá bán bình quân trong quý III/2021 tăng khoảng 65% so với cùng kỳ sau khi giá dầu thô tăng 70% so với cùng kỳ. 

Cả hai giá dầu và giá bán đều có xu hướng tăng, vậy nên OIL có thể tăng lợi nhuận bằng cách tích trữ và duy trì hàng tồn kho ở mức cao trong 9 tháng đầu năm 2021. So với 9 tháng đầu năm 2020, OIL đã phải trích lập dự phòng khoảng 600 tỷ đồng dự phòng cho khoản lỗ hàng tồn kho do giá dầu thô giảm vào thời điểm đó. 

Lợi nhuận cũng một phần từ các công ty liên kết

Trong quý III/2021, các công ty liên doanh liên kết của OIL đã đóng góp 4 tỷ đồng vào lợi nhuận thuần của công ty. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, công ty liên doanh và liên kết của OIL đóng góp 49 tỷ đồng vào lợi nhuận so với lỗ 17 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020. OIL có 3 công ty liên doanh và 9 công ty liên kết, trong đó 3 công ty sản xuất ethanol, 8 công ty kinh doanh và cung cấp dịch vụ xăng dầu và 1 công ty kinh doanh nông sản. Tuy nhiên thì tình hình kinh doanh chung của các công ty này đều kém hiệu quả nhất là kể từ năm 2018.

Về triển vọng trong quý 4/2021 và đầu năm 2020, theo tình hình thì thấy rằng nhu cầu tiêu thụ và sử dụng xăng dầu trong những tháng này sẽ tăng mạnh. Do đó tin chắc rằng lợi nhuận quý IV/2021 và đầu năm 2022 của OIL sẽ cải thiện đáng kể. Theo trung tâm chứng khoán HSC, dự báo lợi nhuận trong cuối năm 2021, năm 2022 và 2023 lợi nhuận thuần sẽ đạt 487 tỷ đồng (so với lỗ 112 tỷ đồng trong năm 2020) trong năm 2021, sau đó sẽ tăng trưởng 3,6% mỗi năm trong năm 2022 và 2023. Với dự báo này một phần là nhờ OIL được củng cố nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu trong nước mạnh mẽ và mạng lưới trạm COCO được mở rộng. 

Mã PVD – Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE)

Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí

Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí

Thông tin về công ty 

Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) được thành lập vào ngày 26/11/2001, việc thành lập PV Drilling chủ yếu thiết lập chủ trương tập trung xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên sâu của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, nhằm tạo thế chủ động trong công tác khoan và các dịch vụ liên quan đến công tác khoan dầu khí tại Việt Nam.

PV Drilling chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật về khoan và giếng khoan, dịch vụ cung ứng nhân lực trong lĩnh vực khoan và giếng khoan dầu khí (ngoài khơi lẫn trên đất liền). 

Sau hơn 20 năm hoạt động hình thành và phát triển, PV Drilling đã có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành một trong những Tổng công ty hàng đầu trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là một nhà thầu khoan và cung cấp dịch vụ giếng khoan uy tín trên thị trường trong nước và khu vực. Công ty luôn kiên định với chiến lược phát triển dịch vụ khoan tại những vùng biển sâu hơn và hướng tới các thị trường nước ngoài nhằm phục vụ hoạt động tìm kiếm, khai thác nguồn năng lượng dầu khí cho Việt Nam và thế giới.

Vào ngày 05/12/2006, Công ty đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), với mã giao dịch mà PVD

Thông tin về cổ phiếu 

Nhóm ngành: Dịch vụ khai thác Dầu khí

Vốn điều lệ: 4.215.457.890.000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 421.544.970 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 421.129.789 cổ phiếu

Tình hình kinh doanh của PVD 

Mã cổ phiếu PVD của Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí đang là tâm điểm thu hút nhiều nhà đầu tư trong ngành. 

PVD hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ khoan và các dịch vụ kỹ thuật khác như cung ứng nhân lực, cơ khí chế tạo,… Hiện tại công ty đang sở hữu 4 giàn khoan biển (giàn tự nâng), 1 giàn TAD (giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm) và 1 giàn khoan đất liền. 

Theo báo cáo trong năm 2020, doanh thu của công ty đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (+19,7% YoY) trong khi lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 183,8 tỷ đồng (+6,8% YoY), con só này đã vượt chỉ tiêu so với mức đã đặt ra trước đó.

Theo các chuyên gia phân tích chứng khoán từ công ty chứng khoán SSI, theo đó công suất sử dụng các giàn tự nâng ở mức 79% cho cả năm. LNST của PVD dự kiến tăng nhẹ +4,1% YoY trong năm 2021. Và bước sang năm 2022, SSI cũng cho rằng kết quả kinh doanh của PVD sẽ tăng ấn tượng LNST tăng trưởng mạnh +48,8% YoY với giả định giá dầu có thể duy trì ở mức cao, trong khi hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng có thể tăng lên 85%, bên cạnh giàn TAD có thể đạt công suất 90% (2021:40%).

Mã PVS – Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX)

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Thông tin về công ty 

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam – PVN). Được thành lập ngày 24/11/1976 do chính phủ cấp phép phê duyệt đề án xây dựng căn cứ dịch vụ dầu khí Vũng Tàu. 

Ngày 09/2/1993, Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là: Công ty Địa vật lý và Công ty Dịch vụ dầu khí. 

Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ đầu tư kỹ thuật dầu khí, công nghiệp tại Việt Nam, và là thương hiệu lớn trên thị trường dịch vụ dầu khí, công nghiệp trong khu vực. 

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ phục vụ hoạt động khảo sát địa vật lý, địa chất công trình; dịch vụ quản lý khai thác các tàu chứa dầu…

Năm 2007, Cổ phiếu của Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chính thức niêm yết giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã PVS. Tại đây thì PVS là công ty thứ 2 thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam niêm yết trên sàn. 

Thông tin về cổ phiếu 

Nhóm ngành: Dịch vụ khai thác Dầu khí

Vốn điều lệ: 4.779.662.900.000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 477.966.290 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 477.966.290 cổ phiếu. 

Tình hình kinh doanh 

Theo công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 của Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, sau lợi ích CĐTS cốt lõi giảm lần lượt 34,5% YoY và 33,8% YoY khi khối lượng công việc của mảng Cơ khí Dầu khí (M&C) giảm dù lợi nhuận từ mảng kho chứa dầu nổi (FSO) tiếp tục tăng mạnh. 

Trong quý III/2021, doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi giảm lần lượt 33,3% YoY và 29,6% YoY.

– Giá dầu tăng vẫn chưa tác động đến mảng M&C khi chỉ có 2 dự án của PVS – Gallaf và cảng LNG Thị Vải có việc làm trong 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2021 của mảng M&C giảm 58,1% YoY.

– Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi 9 tháng đầu năm 2021 lần lượt đạt 62,2% và 73,0%.

Kết quả kinh doanh mảng M&C thấp hơn dự báo của chúng tôi nhưng lợi nhuận từ các liên doanh FSO cao hơn dự kiến. 

Lợi nhuận Q3/2021 của Cổ phiếu PVS vượt dự báo của chúng tôi chủ yếu nhờ kết quả vượt dự báo của các Công ty liên doanh. 

Thu nhập trong 9 tháng đầu năm 2021 từ liên doanh tăng 224,1% so với cùng kỳ và đạt 81,5% dự báo cả năm 2021 của chúng tôi. Theo đó sự tăng trưởng này một phần là nhờ:

– Giá thuê ngày FPS0 Ruby cao hơn dự báo.

– Các cuộc đàm phán giá thuê FPSO đang diễn ra và được kỳ vọng sẽ giúp tăng giá thuê ngày do giá dầu hiện đang giao dịch trên mức 80 USD/thùng.

– PVS đang mở rộng hoạt động kinh doanh toàn cầu và chủ động đấu thầu các thương vụ EPC nước ngoài. Giá dầu cao và luật Dầu khí Việt Nam sửa đổi có thể hỗ trợ PVS giành thêm các hợp đồng E&P mới.

Đặc biệt PVS cũng đang đa dạng hóa mô hình kinh doanh bằng cách tích cực đầu tư đấu thầu các dự án năng lượng tái tạo. Đây là một chiến lược tích cực đối với PVS do công ty sẽ không còn quá phụ thuộc vào PVN và đặc biệt giảm rủi ro đối với biến động giá dầu. 

Như vậy trên đây là tình hình về cổ phiếu xăng dầu tại Việt Nam và thông tin một vài công ty có triển vọng trong ngành. Nhìn chung thì cổ phiếu xăng dầu trong thời điểm này khá là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vậy nên nếu đầu tư vào lúc này thì cơ hội để thu về lợi nhuận cho mình sẽ rất lớn. Qua bài viết trên đây hy vọng có thể giúp ích được cho bạn hiểu rõ hơn về tình hình ngành xăng dầu hiện nay. 

Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn đọc có câu hỏi nào liên quan đến cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

Xem thêm: Cổ phiếu nhóm ngành xi măng có nên đầu tư không? 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC