Vốn đầu tư doanh nghiệp là gì? Các loại vốn của doanh nghiệp 

0
Thuật ngữ đầu tư

Khi tiến hành đầu tư vào một dự án kinh doanh thì các doanh nghiệp sẽ phải cần nguồn vốn để thực hiện dự án và nó được gọi là vốn đầu tư. Vậy nguồn vốn này sẽ bao gồm những gì, và đặc điểm của nó ra sao thì bài viết dưới đây sẽ là những tìm hiểu về loại vốn này. 

Vốn đầu tư doanh nghiệp là gì? 

Vốn đầu tư doanh nghiệp là gì?

Vốn đầu tư doanh nghiệp là gì?

Ngoài ra theo Luật Đầu tư năm 2005 việc đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư là tiền và các loại tài sản được pháp luật công nhận để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. 

Theo đó vốn đầu tư doanh nghiệp là số vốn được huy động chung được sử dụng vào quá trình tái sản xuất và duy trì mục đích phát triển. Trước khi tiến hành một dự án thì bắt buộc các doanh nghiệp phải có nguồn vốn với các khoản mục như: Vốn điều lệ của công ty, vốn vay, nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức của công ty được chuẩn bị trước khi triển khai thực hiện dự án.

Trong cùng một thời gian một công ty có thể thực hiện đồng thời một hay nhiều dự án đầu tư khác nhau và chỉ cần đảm bảo được nguồn vốn tài chính ổn định của công ty đó trong suốt dự án. 

Xem thêm: Đầu tư doanh nghiệp là gì?

Thời hạn góp vốn đầu tư

Thời hạn góp vốn đầu tư được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với những dự án thành lập mới, thời hạn này thông thường sẽ bằng với thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức để thực hiện dự án. Với những dự án thay đổi vốn đầu tư thì thời hạn góp vốn được ghi nhận theo thời hạn mà nhà đầu tư góp vốn đăng ký. 

Mức vốn đầu tư của các doanh nghiệp 

Pháp luật không quy định mức tối đa hay tối thiểu của vốn đầu tư. Mà căn cứ theo điều kiện đáp ứng của từng ngành nghề kinh doanh, các phương án đầu tư mà doanh nghiệp đăng ký mức vốn đầu tư phù hợp. 

Trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định về mức vốn tối thiểu phải có để được phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì vốn đầu tư của doanh nghiệp không được thấp hơn mức vốn tối thiểu quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành đó. 

Đặc điểm của vốn đầu tư doanh nghiệp 

Vốn đầu tư là một thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh doanh của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nó có những đặc điểm sau:

– Điểm quan trọng của vốn đầu tư là mang lại cơ hội tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Kiếm và tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Các doanh nghiệp đầu tư bắt buộc phải góp đủ số vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ của công ty nhận đầu tư để thực hiện quyền kiểm soát hoặc tham gia vào công việc của công ty nhận đầu tư.

 – Đa số các nước nhận đầu tư doanh nghiệp đều đã và đang tạo ra hành lang pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư, từ đó tạo  động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển  ổn định và đồng đều trong thời gian dài.

– Phần trăm vốn góp của các doanh nghiệp sẽ ứng với tỷ lệ quyền và nghĩa vụ của các bên được hưởng, đồng thời là các rủi ro từ hoạt động đầu tư mà các bên phải gánh 

– Khoản thu nhập mà các chủ đầu tư thu được từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, thế nhưng đây mới chỉ mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ chưa phải lợi nhuận. 

– Mọi hoạt động đầu tư đều được thực hiện trên cơ sở tự nguyện nên nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về lãi lỗ từ hoạt động kinh doanh của mình. 

Xem thêm: Vốn đầu tư an toàn xã hội là gì?

Ưu điểm của vốn đầu tư 

Vốn đầu tư có thể linh hoạt tùy thuộc vào việc thực hiện một dự án đầu tư cụ thể. Khi một công ty thực hiện mỗi dự án thì vốn đầu tư sẽ khác nhau nên không xác định được vốn đầu tư là vốn đăng ký của công ty. Để đảm bảo hoạt động đầu tư thực hiện dự án, các công ty thực hiện có thể góp một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần của công ty ngoài số vốn đầu tư huy động được.

Các loại vốn của doanh nghiệp 

Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên góp vốn hoặc cam kết góp để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh. Đây là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Theo quy định của pháp luật, thời hạn góp vốn cổ phần là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và thời hạn góp vốn cổ phần được ghi trong điều lệ công ty

.Mức vốn điều lệ: Luật không xác định mức vốn tối đa hay tối thiểu dựa trên luật. Điều kiện hợp pháp đáp ứng từng ngành nghề kinh doanh và phương án kinh doanh là công ty đăng ký mức vốn xã hội đủ không được thấp hơn mức vốn tối thiểu được quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành đó.  

Thay đổi vốn đăng ký: Khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải công bố số vốn đăng ký ban đầu. Trong quá trình hoạt động, công ty có thể đăng ký tăng hoặc giảm vốn điều lệ và phải làm thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Vốn pháp định của doanh nghiệp

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu cần có theo quy định của pháp luật để thành lập công ty. Khái niệm quy định trong Luật doanh nghiệp 2005 đã hết hiệu lực và Luật doanh nghiệp 2014 không công nhận khái niệm vốn pháp định này. Cũng không có văn bản nào quy định chi tiết về khái niệm vốn pháp định.  Tuy nhiên, thuật ngữ vốn pháp định vẫn được sử dụng trong các văn bản pháp luật quy định về điều khoản kinh doanh của một số ngành nghề có điều kiện về vốn như Luật kinh doanh bất động sản 2014, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,… Mức vốn pháp định: Là mức vốn được quy định khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của mỗi ngành nghề. Mức vốn pháp định bao giờ cùng bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Ví dụ về mức vốn pháp định thường gặp như sau:

Mức vốn pháp định Ngành nghề Văn bản pháp luật chuyên ngành
20.000.000.000 VNĐ Kinh doanh bất động sản Luật kinh doanh bất động sản 2014
5.000.000.000 VNĐ Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
50.000.000.000 VNĐ Dịch vụ trung gian thanh toán Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
5.000.000.000 VNĐ Dịch vụ kiểm toán Nghị định 17/2012/NĐ-CP

Thời hạn góp đủ vốn pháp định: Là khi đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp phải đảm bảo góp đủ tối thiểu theo quy định của pháp luật để được ghi nhận kinh doanh ngành nghề và được cấp giấy phép kinh doanh. 

Vốn ký quỹ của doanh nghiệp

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ tài sản có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một số tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Nguồn vốn ký quỹ không được ghi chi tiết trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Thế nhưng theo khái niệm ký quỹ và quy định về ký quỹ trong các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về điều kiện kinh doanh các ngành nghề đặc thù, thì vốn ký quỹ là số tiền theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp phải nộp vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Mức ký quỹ: Mức vốn pháp định được quy định khác nhau tùy theo điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề kinh doanh được quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau, số tiền ký quỹ luôn bằng hoặc nhỏ hơn vốn điều lệ và vốn pháp định của công ty.

Ví dụ về một số mức vốn ký quỹ:

Mức vốn ký quỹ Ngành nghề Văn bản pháp luật chuyên ngành
  100.000.000 đồng Kinh doanh lữ hành nội địa Luật du lịch, Nghị định 168/2017/NĐ-CP
  250.000.000 đồng Kinh doanh lữ hành quốc tế phạm vi inbound
  500.000.000 đồng Kinh doanh lữ hành quốc tế phạm vi outbound
1.000.000.000 đồng Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 126/2007/NĐ-CP
300.000.000 đồng Kinh doanh dịch vụ việc làm Nghị định 52/2014/NĐ-CP
2.000.000.000 đồng Cho thuê lại lao động Nghị định 29/2019/NĐ-CP
  200.000.000 đồng Sản xuất phim Nghị định 142/2018/NĐ-CP

Vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ thường được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn vốn đầu tư, đó là lý do tại sao nhiều người mặc định đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư dựa vào nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên do bản chất của 2 nguồn vốn này khác nhau thế nên không thể đồng nhất vốn đầu tư chính là vốn điều lệ của doanh nghiệp bởi chúng có những điểm khác nhau nhất định như sau: Vốn đầu tư bao gồm vốn điều lệ có thể là một phần hay toàn bộ, vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác. Vậy nên vốn đầu tư sẽ bao quát hơn vốn điều lệ, các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư bên cạnh các nguồn vốn huy động khác. Thì trong một số trường hợp khi thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp sẽ bỏ toàn bộ vốn điều lệ của mình vào dự án đó mà không cần thêm nguồn ngoài nào, nguồn vốn đầu tư bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên trường hợp này cũng không thể coi 2 khái niệm nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn điều lệ là một. 

Xem thêm: Đầu tư phát triển doanh nghiệp là gì?

Lời kết

Như vậy trên đây là những thông tin kiến thức về vốn đầu tư doanh nghiệp, cùng với đó là các loại vốn mà doanh nghiệp thường hay có. Hy vọng những thông trên sẽ hữu ích với bạn khi có nhu cầu tìm hiểu về loại vốn này. 

Hãy truy cập website daututietkiem.vn để xem thêm về thuật ngữ đầu tư nhé!

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC