Vốn đầu tư của chủ sở hữu là gì? Những yếu tố tác động đến nguồn vốn

0
Thuật ngữ đầu tư

Vốn đầu tư chủ sở hữu là gì?

Vốn đầu tư chủ sở hữu là gì?

Vốn đầu tư chủ sở hữu là gì?

Trong luật doanh nghiệp hiện hành không có khái niệm cụ thể về vốn chủ sở hữu của công ty, nó được hiểu là số vốn do các chủ sở hữu nắm giữ mà công ty không phải cam kết trả. Nguồn vốn này thường đến từ các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, hoặc nó có thể được tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, do đó nguồn vốn này không phải là một khoản nợ phải trả. Một công ty có thể có một hoặc nhiều cổ đông. Đây được coi là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên của công ty, trong trường hợp công ty kinh doanh ngừng hoạt động hoặc phá sản thì các khoản nợ của công ty sẽ được ưu tiên thanh toán hết, phần còn lại sẽ được chia đều cho các cổ đông theo số vốn của công ty dựa trên tỷ lệ góp vốn của họ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm: Đặc điểm của hợp đồng góp vốn đầu tư cá nhân ra sao?

Nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu từ đâu mà có?

Vốn đầu tư chủ sở hữu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, việc này còn phụ thuộc vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp như sau: 

– Với doanh nghiệp nhà nước: Là do nhà nước cấp phép hoặc đầu tư, trong trường hợp này nhà nước sẽ là chủ sở hữu. 

– Với những công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn sẽ đến từ những thành viên sáng lập. Vậy nên đây chính là chủ sở hữu vốn.

– Với những công ty cổ phần: Vốn được hình thành từ các cổ đông, vậy nên các cổ đông là chủ sở hữu vốn.

– Với công ty hợp danh: Nguồn vốn đến từ các thành viên tham gia thành lập công ty. Họ sẽ có ít nhất 2 người trở lên và là chủ sở hữu vốn. 

– Với những doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn chủ yếu đến từ các chủ doanh nghiệp vậy nên những người này sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình.

– Với những doanh nghiệp liên doanh: Nguồn vốn đến từ sự đóng góp của cá nhân, tổ chức, những thành viên góp vốn liên doanh chính là chủ sở hữu.   

Vốn đầu tư chủ sở hữu bao gồm

Nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu bao gồm các khoản mục cụ thể như sau: 

Vốn đầu tư chủ sở hữu: Đây là toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu và doanh nghiệp như vốn đầu tư của nhà nước, các vốn góp từ cổ đông, vốn góp từ các công ty liên doanh. vốn góp của các thành viên hợp danh, vốn của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân,…

Thặng dư vốn cổ phần: Là tổng số chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phần và giá thực tế phát hành của cổ phiếu. Là tổng vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào công ty như là vốn đầu tư của nhà nước. Vốn góp của các thành viên liên doanh (trong tổng công ty), vốn góp của các bộ phận trong công ty liên doanh, góp vốn của thành viên hợp danh, phần vốn góp của các thành viên hợp danh trong công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn góp của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Ví dụ: Công ty A có mệnh giá cổ phiếu là 20.000 VNĐ. Giá trị cổ phiếu của công ty A là 30.000 VNĐ. Công ty A phát hành 10.000 cổ phiếu ra thị trường. Như vậy thặng dư vốn cổ phần là 10.000*30.000 – 10.000*15.000 = 150.000.000 VND. 

Vốn khác của chủ sở hữu: Đây là vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, hay là nguồn vốn được tặng, hay viện trợ,…

Cổ phiếu quỹ: Là giá trị thực tế mua lại số cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành sau đó chính công ty cổ phần đó mua lại làm cổ phiếu quỹ. 

Sự chênh lệch đánh giá lại tài sản: Đây là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của vật tư, các sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định so với đánh giá được thể hiện trong biên bản đánh giá của vật tư, các sản phẩm hàng hóa cố định. 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Đây là sự chênh lệch tỷ giá hối đoái trong quá trình đầu tư xây dựng 

Các quỹ đầu tư phát triển: Là quỹ được trích ra từ phần lợi nhuận sau thuế, thu nhập doanh nghiệp sử dụng cho việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hay đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.

Quỹ dự phòng tài chính: Là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập và các doanh nghiệp sử dụng để bù đắp những rủi ro về tài chính. 

Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: Đây là quỹ được hình thành từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, được sử dụng cho việc khen thưởng hoặc những mục đích khác phục vụ cho công tác điều hành của giám đốc, hội đồng quản trị.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Đây là chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh sau thuế thu nhập của doanh nghiệp cùng với đó là tình hình phân chia lợi nhuận, hay xử lý lỗ của doanh nghiệp. 

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Là nguồn vốn được xây dựng trên ngân sách hay đơn vị cấp trên cấp. Nguồn vốn này được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định để đổi mới công nghệ. 

Các nguồn kinh phí và các quỹ khác: Đây bao gồm những quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… 

Cách tính vốn đầu tư chủ sở hữu

Công thức: 

VCSH = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

Tổng tài sản: Là bao gồm các tài sản ngắn và dài hạn của doanh nghiệp:

– Tài sản ngắn hạn: Là tiền gửi ngân hàng số tiền đang được luân chuyển và các khoản tương đương với giá trị của tiền mặt (vàng, bạc, kim loại quý,…)

– Tài sản ngắn hạn: Gồm các khoản đầu tư tài chính dài hạn, những khoản thu dài hạn, tài sản cố định, các loại hình bất động sản đầu tư,…

– Nợ phải trả: Gồm các khoản phải trả cho người bán, thuế và những khoản nộp của nhà nước, khoản phải trả cho người lao động, nhân ký quỹ, người mua trước tiền hàng,…

Ví dụ: 

Một công ty A sản xuất có 1 khoản đầu tư chứng khoán ước tính 10 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị nhà máy là 6 tỷ đồng, số hàng tồn kho và vật liệu chi ra hiện tại là khoảng 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản phải thu của công ty A này là 3 tỷ đồng. 

Tuy nhiên hiện giờ công ty này đang nợ 4 tỷ đồng để mục đích cho việc đầu tư vào dụng cụ nhà máy 200 triệu đồng tiền lương nhân viên, 3 tỷ đồng cho nhà cung cấp bao bì hàng hóa. Như vậy công thức tính vốn chủ sở hữu của công ty được tính như sau: 

VCSH = (Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả) = (10 + 6 + 4 +3) – (4 + 0,2 + 3) = 30,2 tỷ đồng

Những yếu tố tác động đến vốn đầu tư chủ sở hữu

Những yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu

Những yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu

Theo thông tư 133 Bộ Tài chính thì những doanh nghiệp được hạch toán phần vốn chủ sở hữu có thể tăng hay giảm thì sẽ tùy thuộc vào những trường hợp sau: 

Vốn đầu tư chủ sở hữu giảm trong trường hợp: 

– Các doanh nghiệp hoàn trả lại vốn góp cho đối tượng là chủ sở hữu vốn

– Giá của cổ phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá khi phát hành.

– Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng và giải thể các hoạt động

– Phải bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh theo quy định thẩm quyền ban hành 

– Khi các công ty cổ phần hủy bỏ cổ phiếu quỹ 

Vốn chủ sở hữu tăng trong trường hợp: 

– Chủ sở hữu góp thêm phần vốn vào doanh nghiệp 

– Bổ sung thêm vốn từ doanh thu trong hoạt động kinh doanh, hoặc các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. 

– Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá

– Giá tăng từ các khoản tài trợ, quà biếu hay trừ đi khoản thuế phải nộp là số dương, cùng với đó được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn chủ sở hữu. 

Vốn đầu tư chủ sở hữu và vốn điều lệ khác nhau như thế nào?

Vốn đầu tư chủ sở hữu Vốn điều lệ 
Khái niệm  Vốn đầu tư chủ sở hữu là vốn do chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên trong công ty góp vào để phục vụ hoạt động của công ty. Cùng với đó loại vốn này được ưu tiên thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi được chia đều cho cho chủ sở hữu của doanh nghiệp. 

Loại vốn này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hoạt động cân đối các nguồn thu của doanh nghiệp. Vốn đầu tư chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn vốn khác,…

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản của các thành viên trong công ty, chủ sở hữu công ty đã góp vốn vào hoặc đã cam kết trước khi thành lập công ty, đây là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần 

Vốn điều lệ được công khai với công chúng, về cơ bản thì trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đăng ký vốn điều lệ. 

Về cơ bản thì có thể thấy vốn chủ sở hữu đã bao gồm vốn điều lệ vậy nên vốn chủ sở hữu có quy mô lớn hơn vốn điều lệ. 

Vốn chủ sở hữu có thể là nhà nước, cá nhân, hay những tổ chức tham gia góp vốn, những cổ đông nắm giữ cổ phiếu  Vốn điều lệ thuộc sở hữu của các thành viên công ty, những người đã góp hoặc ký cam kết góp vốn từ khi công ty bắt đầu thành lập
Cơ chế hình thành  Được hình thành từ ngân hàng nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ các nguồn thu nhập khác của doanh nghiệp.  Được hình thành dựa trên vốn do các thành viên công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. 
Nghĩa vụ ghi nợ  Vốn chủ sở hữu có thể là do nhà nước, các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn, những cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu vậy nên nguồn vốn chủ sở hữu không phải là khoản nợ.  Vốn điều lệ là tổng giá trị do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hay cam kết góp vốn khi thành lập. Vậy nên vốn này được coi là tài sản mà công ty có. Khi doanh nghiệp phá sản thì vốn điều điều lệ có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. 
Ý nghĩa – Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng giảm của các loại vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, những thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. 

– Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty 

– Việc sở hữu cổ phiếu sẽ đem lại lợi nhuận vốn hoặc tăng giá cổ phiếu/cổ tức cho cổ đông.

– Với chủ sở hữu vốn trong công ty có thể cho các cổ đông quyền bỏ phiếu bất kỳ trong những lần tổ chức bầu cử hội đồng quản trị. 

Vốn điều lệ là cam kết mức trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, các tổ chức cá nhân góp vốn. Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động doanh nghiệp, là cơ sở để phân chia lợi nhuận, những rủi ro kinh doanh với những thành viên góp vốn. 

Vậy trên đây là những câu trả lời cho câu hỏi Vốn chủ sở hữu là gì? Cùng với đó là những thông tin liên quan cần nắm rõ khi tìm hiểu về vốn chủ sở hữu. Hy vọng những thông tin được tổng hợp tại bài viết trên đây có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích khi tìm hiểu về thị trường. 

Có thể bạn quan tâm:

Bạn đang xem bài viết về thuật ngữ đầu tư do trang daututietkiem.vn soạn, nếu có bất cứ thắc mắc liên quan đến bài viết hay kiến thức đầu tư, vui lòng để lại thông tin phía dưới phần binh luận.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC