Trái phiếu là gì? Những kiến thức cơ bản về trái phiếu mà bạn nên biết

0
Trái phiếu

Chứng khoán là một thị trường hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, trong đó việc giao dịch mua bán trái phiếu cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về trái phiếu, trước khi quyết định tham gia thị trường này. Vậy để trở thành một nhà đầu tư có chuyên môn, cần phải trang bị cho mình những kiến thức gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về trái phiếu là gì cũng như những kiến thức về trái phiếu mà bạn nên biết.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là gì

Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 trái phiếu được định nghĩa như sau: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.”

Đầu tư trái phiếu là thực hiện một giao dịch cho vay với người đầu tư trái phiếu là người cho vay và người phát hành trái phiếu (Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức tài chính) là người đi vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho trái chủ theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Trái phiếu là một công cụ tuyệt vời để tạo ra thu nhập và đầu tư trái phiếu được coi là sự đầu tư an toàn, đặc biệt là khi so sánh với đầu tư cổ phiếu.

Đặc điểm trái phiếu

Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái phiếu. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ được gọi là trái phiếu ghi danh hoặc có thể không ghi tên thì được gọi là trái phiếu vô danh.

Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay từ người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán số nợ như đã cam kết trong hợp đồng cho vay.

Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (còn được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền công như: Chính quyền (gọi là công trái hay trái phiếu chính phủ); kho bạc nhà nước (còn gọi là trái phiếu kho bạc).

Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

Bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ. Do đó khi công ty bị phá sản, giải thể thì cổ phần của công ty trước hết phải thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước đó. Được xem như là một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái phiếu thì cổ phần mới được chia cho những cổ đông.

Phân loại trái phiếu

Việc phân loại trái phiếu sẽ theo các đặc điểm của trái phiếu khác nhau như: Người phát hành, lợi tức, hình thức, tính chất trái phiếu, mức độ đảm bảo thanh toán.

Phân loại theo người phát hành

Trái phiếu của doanh nghiệp: Là các trái phiếu được doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phát hành nhằm tăng vốn hoạt động. Trái phiếu của doanh nghiệp có nhiều loại và đa dạng.

Trái phiếu của Chính phủ: Nhằm đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Chính phủ phát hành trái phiếu với mục đích huy động tiền nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế –  xã hội. Chính phủ được xem là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được xem là loại chứng khoán rủi ro ít nhất.

Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng: Các tổ chức này có thể được phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn hoạt động.

Phân loại lợi tức trái phiếu

Lợi tức trái phiếu

Lợi tức trái phiếu

Trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức sẽ được trả trong những kỳ có sự khác nhau. Và được tính theo 1một lãi suất có sự biến đổi theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu.

Trái phiếu có lãi suất bằng không: Loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi. Nhưng được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn theo quy định.

Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu mà lợi tức được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu mà người phát hành sử dụng một tài sản có giá trị làm vật bảo đảm cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền mà người phát hành còn nợ lại. 

Tùy theo đặc điểm của trái phiếu mà trái phiếu bảo đảm thường gồm vài loại chủ yếu sau:

Trái phiếu đảm bảo:

  • Trái phiếu có tài sản cầm cố: Loại trái phiếu đảm bảo bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản nhằm đảm bảo thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố sẽ lớn hơn tổng số mệnh giá của các trái phiếu phát hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho trái chủ.
  • Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Loại trái phiếu được đảm bảo bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo.

Trái phiếu không bảo đảm: Loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ được bảo đảm bằng uy tín của người phát hành trái phiếu.

Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu

Trái phiếu ghi danh: Loại trái phiếu có ghi tên của người mua, và trong sổ sách của người phát hành theo đặc điểm của trái phiếu.

Trái phiếu vô danh: Loại trái phiếu không ghi tên của người mua. Và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi từ trái phiếu vô danh.

Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu

Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Loại trái phiếu có kèm với phiếu cho phép trái chủ được quyền mua số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.

Trái phiếu có thể mua lại: Loại trái phiếu cho phép nhà phát hành có quyền mua lại một hoặc toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Trái phiếu có thể chuyển đổi: Loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ có quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về tỷ lệ, thời gian khi mua trái phiếu.

So sánh giữa cổ phiếu và trái phiếu

Sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu là 2 loại chứng khoán rất phổ biến trên thị trường và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm lựa chọn. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác nhau giữa hai loại chứng khoán này. Dưới đây là bảng thông tin chi tiết khác biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu:

 

Nội dung Trái phiếu Cổ phiếu
Định nghĩa Theo khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: “3. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.”

Có thể hiểu là chứng chỉ ghi nhận nợ và chủ nợ là người sở hữu.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: 2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”

Có thể hiểu là chứng chỉ góp vốn và cổ đông là người sở hữu

Quyền của chủ sở hữu Không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty Có quyền tham gia vào hoạt động công ty
Thời hạn Có thời hạn nhất định Không có thời hạn
Điều kiện rút vốn Khi đến thời hạn có thể rút vốn Không được rút vốn trực tiếp
Tính rủi ro It rủi ro, phụ thuộc vào doanh nghiệp Tính rủi ro cao
Đơn vị phát hành Các doanh nghiệp và chính phủ Các doanh nghiệp cổ phần
Tính chuyển đổi Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu Không có tính chuyển đổi

Xem thêm: Sự khác biệt giữa cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu 

Giải đáp các thuật ngữ liên quan đến cổ phiếu

Mã trái phiếu là gì?

Là mã số của trái phiếu được cấp bơi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) nhằm phục vụ cho mã giao dịch trái phiếu trên thị trường. 

Ví dụ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cấp mã giao dịch là BID10406

Thị trường trái phiếu sơ cấp là gì?

Thị trường trái phiếu sơ cấp (Primary Bond Markets) là thị trường mà các tổ chức bán trái phiếu mới phát hành cho các nhà đầu tư để huy động vốn.

Chỉ số trái phiếu là gì?

Chỉ số trái phiếu (Anh là Bond Index) là giá trị thống kê phản ánh giá cả của trái phiếu của một danh mục đầu tư trên thị trường.

Yết giá trái phiếu là gì?

Yết giá trái phiếu (Bond Quote) là giá cuối cùng được giao dịch của trái phiếu, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của mệnh giá và được chuyển đổi sang thang điểm.

Ví dụ: Nếu trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết ở mức 90, nghĩa là trái phiếu đang giao dịch ở mức 90% mệnh giá. 

Kỳ hạn trái phiếu là gì?

Là thời gian được tính từ lúc phát hành trái phiếu cho đến khi đáo hạn. Ngày mà tổ chức phát hành phải mua lại trái phiếu chính là ngày đáo hạn.

Mệnh giá trái phiếu là gì?

Mệnh giá của trái phiếu

Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

Lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu là tổng lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi đầu tư vào trái phiếu. Có nhiều loại lợi suất trái phiếu, trong đó lợi suất danh nghĩa là phần lãi chia cho mệnh giá trái phiếu; lợi suất thực là thu nhập hàng năm của trái phiếu chia cho giá thị trường hiện tại của nó. Ngoài ra, lợi suất yêu cầu là mức lợi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu phải cung cấp để thu hút các nhà đầu tư.

Kết luận

Thực tế, trái phiếu hiện nay là kênh đầu tư có tính thanh khoản cao và an toàn với nhà đầu tư so với những kênh khác. Người mua trái phiếu có thể đảm được tài sản an toàn và có nguồn thu nhập cố định bất chấp diễn biến thị trường tăng hay giảm. Bạn đang quan tâm về đầu tư trái phiếu, thì có thể đăng ký thông tin dưới đây để khám phá cách đầu tư trái phiếu sinh lời hiệu quả nhé!

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC