Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có an toàn không?

0
Trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang được xem là kênh đầu tư khá phổ biến thu hút được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, có không ít nhà đầu tư đều hoài nghi và đặt ra câu hỏi liệu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có an toàn không? Những lợi ích Khi đầu tư trái phiếu nhà đầu tư sẽ nhận được những lợi ích gì cũng như nên làm gì để tránh được các rủi ro khi đầu tư vào loại trái phiếu này? Hãy cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây nhé.

Trái phiếu doanh nghiệp có an toàn hay không?

Trái phiếu doanh nghiệp được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP như sau:

1. “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.”

Có thể hiểu một cách đơn giản, đây chính là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành và có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành 

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành

Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây rất sôi động với lượng phát hành tăng mạnh. Theo số liệu thống kê từ trang Vndirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến tháng 4/2021 đạt mức hơn 41 nghìn tỷ đồng, so với tháng trước tăng hơn 101% và tăng 71,4% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, đạt 29,9 nghìn tỷ đồng tổng số trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, so với tháng trước tăng hơn 101%; tỷ lệ phát hành thành công đạt hơn 98%.

Chỉ tính lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, đã đạt hơn 81 nghìn tỷ đồng tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp, so với cùng kỳ năm 2020 tăng hơn 17,5%. Chỉ riêng trái phiếu phát hành riêng lẻ đã đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng và trái phiếu phát hành ra công chúng là hơn 19 nghìn tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ 2020.

Tuy nhiên để nói về sự an toàn sẽ còn xét đến nhiều khía cạnh.

Xét về tính pháp lý: Người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Điều 9, Nghị định 163/2018/NĐ-CP gồm:

  1. Được doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và bảo đảm việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi phát hành.
  2. Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại, thừa kế, chiết khấu và sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.

Như vậy, về mặt sở hữu đối với nhà đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp có sự đảm bảo pháp lý. 

Xét về tính an toàn: Trái phiếu doanh nghiệp lại là loại trái phiếu được cảnh báo có nhiều rủi ro nhất định, do đó trước khi tham gia đầu tư nhà đầu tư cần đặc biệt cân nhắc kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, tháng 7/2021 Bộ Tài chính đã phát đi các cảnh báo đối với các nhà đầu tư khi quyết định tham gia vào thị trường.

Cụ thể, theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), đối với trái phiếu doanh nghiệp rủi ro hiện hữu chính là việc các nghĩa vụ, cam kết với nhà đầu tư mà các tổ chức phân phối, bảo lãnh phát hành TPDN (các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán) có thể không thực hiện được. Đặc biệt là cam kết mua lại trái phiếu tại từng thời điểm do các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính không đáp ứng được.

Về phía các doanh nghiệp, đã có tình trạng phát hành trái phiếu tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, huy động vốn trái phiếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phát triển dự án cũng được nhiều doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản đẩy mạnh. Trong điều kiện kinh tế suy giảm như hiện nay, khả năng doanh nghiệp có tăng trưởng mạnh để có thể trả lãi cao cho nhà đầu tư là điều rất khó. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có khả năng sẽ không được trả cả gốc lẫn lãi nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, điều này gây thiệt hại cho nhà đầu tư và bất ổn cho thị trường. Do đó, khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu thì tỷ lệ xảy rủi ro mất vốn là rất cao.

Theo nhận định của các chuyên gia, rủi ro và những cảnh báo này rất sát thực tế và có cơ sở. Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam thông tin, lãi suất của số lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cao tới 13%/năm chủ yếu là của các doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt, loại trái phiếu không có tài sản bảo đảm lại phát hành quy mô lớn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản vay nợ cả trái phiếu và vay ngân hàng, điều này sẽ gây rủi ro lớn cho chính người vay và nhà đầu tư cũng như tổ chức tín dụng. 

Do đó, loại hình đầu tư này không khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân dù Chính phủ định hướng phát triển TPDN theo chiều rộng và chiều sâu, mở rộng cả quy mô và chất lượng qua đó giảm sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào tín dụng ngân hàng.

Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp như “quả bom nổ chậm”, nhà đầu tư có thể nhận về trái “đắng” nếu ham lãi suất cao. Do đó đừng nên chỉ nhìn vào con số lãi suất khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Nhà đầu tư nên làm gì để tránh rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?

Để nhằm hạn chế một số rủi ro nhất định cho nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã đưa ra quy định đối với việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp như sau: Nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cá nhân phải là các nhà đầu tư chuyên nghiệp gồm: có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng hoặc có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 1 tỷ đồng. 

Nhà đầu tư nên làm gì để tránh được các rủi ro khi đầu tư

Nhà đầu tư nên làm gì để tránh được các rủi ro khi đầu tư

Bên cạnh đó, theo chia sẻ của các chuyên gia kinh tế, để hạn chế các rủi ro gây thiệt hại về nguồn vốn đầu tư cũng như đảm bảo việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, nhà đầu tư cần:

Nhận diện được các rủi ro mà khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có thể gặp phải

Các chuyên gia cho hay, có 4 rủi ro nhất định khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp như sau: 

  • Rủi ro tín dụng: Nghĩa là đối với lãi suất định kỳ hoặc thanh toán khoản gốc, tổ chức phát hành trái phiếu không có khả năng trả đúng hạn.
  • Rủi ro thanh khoản: Khi có nhu cầu tiền mặt nhà đầu tư không thể ngay lập tức bán được trái phiếu, hoặc trái phiếu không bán được với mức giá kỳ vọng, hoặc để bán được trái phiếu phải chi trả nhiều chi phí. 
  • Rủi ro định giá lãi suất điều chỉnh: Lãi suất cao do mức điều chỉnh không hợp lý, tuy nhiên rủi ro cũng lớn hơn. 
  • Các rủi ro khác như rủi ro mua lại/tái đầu tư, rủi ro thị trường (lạm phát, lãi suất, bất ổn kinh tế), rủi ro sự kiện (thay đổi về pháp lý, thiên tai và đại dịch).

Nhận biết tình hình tài chính cá nhân của bản thân, tránh trường hợp bỏ trứng vào một giỏ

Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt, nhà đầu tư cần tìm hiểu và phải biết rõ về tình hình tài chính cá nhân của mình trước khi đầu tư vào trái phiếu, tránh trường hợp bỏ trứng vào một giỏ. Tùy vào lượng tiền và điều kiện tài chính của mỗi cá nhân mà khẩu vị rủi ro của mỗi nhà đầu tư sẽ khác nhau. Theo ông Quỳnh cho rằng, chưa nên đầu tư nếu chưa thực sự hiểu.

Nắm rõ các thông tin liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính khuyến cáo, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành cũng như tổ chức môi giới cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến trái phiếu phát hành khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp như:

  • Trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp nào, được phát hành ra nhằm mục đích gì
  • Trái phiếu doanh nghiệp đó có tài sản đảm bảo hay không 
  • Các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với trái phiếu
  • Kỳ hạn phát hành trái phiếu và phương thức trả nợ gốc, lãi
  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tình hình tài chính thế nào
  • Quy trình, hồ sơ về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật đối với các nhà đầu tư cá nhân.

Không chỉ đặt mục tiêu vào lãi suất hiện tại mà cần có kế hoạch cho tương lai

Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu, khi mua trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư cá nhân không nên chỉ đặt mục tiêu lãi suất cao ở hiện tại mà còn phải tìm lối thoát cho những năm sắp tới. Đặc biệt, theo khuyến nghị của TS.Hiếu, nhà đầu tư cá nhân bùng nổ không nên bùng nổ và kiếm lợi nhuận bằng mọi giá trong giai đoạn kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh như hiện nay. Nhà đầu tư cần sự chọn lọc và cẩn trọng trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên lựa chọn những trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh nếu quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, trong đó đặc biệt lưu ý đến bảo lãnh thanh toán. 

Ngoài ra, nhà đầu tư nên trau dồi các kiến thức về tài chính, trái phiếu, am hiểu thị trường và nhạy bén trước các biến động. Theo lời khuyên của các chuyên gia, nhà đầu tư có thể tìm đến sự trợ giúp của các nhà tư vấn quản lý danh mục đầu tư nếu chưa chắc chắn với các quyết định đầu tư của mình.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có an toàn hay không cũng như làm sao để tránh được các rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Loại trái phiếu này có thể mang lại lợi nhuận đều đặn cho nhà đầu tư, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại những rủi ro nhất định. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm đã về trái phiếu doanh nghiệp cũng như hiểu rõ làm sao để tránh được các rủi ro khi đầu tư, qua đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn để đảm bảo lợi nhuận tốt nhất khi đầu tư. 

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC