Đầu tư trái phiếu Chính phủ có rủi ro không?

0
Trái phiếu

Hiện nay, việc giao dịch mua bán trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Đây được đánh giá là kênh đầu tư an toàn và ổn định cao. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loại trái phiếu này trước khi quyết định tham gia thị trường. Vậy trái phiếu chính phủ là gì, đầu tư trái phiếu Chính phủ có rủi ro không. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa trái phiếu chính phủ là gì?

Trái phiếu chính phủ là gì?

Trái phiếu chính phủ là gì?

Trái phiếu chính phủ được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP như sau:

Trái phiếu Chính phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước”.

Trái phiếu Chính phủ được phát hành nhằm mục đích gì?

Mục đích phát hành trái phiếu chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 4, Nghị định số 01 như sau:

  • Đầu tư phát triển kinh tế – xã hội
  • Bù đắp thiếu hụt tạm thời từ vay trái phiếu ngắn hạn của ngân sách nhà nước
  • Cơ cấu lại các khoản nợ và danh mục nợ Chính phủ
  • Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại
  • Và nhằm phục vụ các mục đích khác để an ninh tài chính quốc gia được bảo đảm.

Trái phiếu chính phủ có những loại nào?

Gồm có 3 loại trái phiếu Chính phủ sau đây:

Tín phiếu kho bạc 

Đây là loại trái phiếu Chính phủ được phát hành bằng đồng Việt Nam và có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần. bạc do Bộ Tài chính quyết định các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường, tuy nhiên kỳ hạn không vượt quá 52 tuần.

Trái phiếu kho bạc 

Đây là loại trái phiếu Chính phủ có đồng tiền phát hành là ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc đồng tiền Việt Nam và kỳ hạn là từ một (01) năm trở lên.

Công trái xây dựng Tổ quốc 

Đây là loại trái phiếu Chính phủ có đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và kỳ hạn từ một (01) năm trở lên, mục đích phát hành để nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.

Đầu tư trái phiếu Chính phủ có rủi ro không?

Tại Việt Nam hiện nay, trái phiếu Chính phủ được coi là một trong những kênh đầu tư chứng khoán được đánh giá là ổn định nhất. Nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều lợi ích khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

Theo đó, quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu được quy định rõ tại Điều 8 Nghị định 01:

  • Khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán, chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn.
  • Trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố.

Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu Chính phủ được đánh giá là một kênh đầu tư khá ổn định so với các loại hình đầu tư khác, phù hợp với các nhà đầu tư mong muốn nhận được tiền lãi cố định hàng năm. Với các nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân đều nhận được nhiều lợi ích hấp dẫn khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ:

  • Đối với các nhà đầu tư tổ chức: Trong trường hợp nền kinh tế không ổn định, trái phiếu chính phủ có thể coi là một công cụ an toàn để các doanh nghiệp đa dạng hóa danh mục đầu tư; phân bổ dòng tiền và hạn chế được các rủi ro. Trái phiếu Chính phủ chính là một kênh đầu tư quan trọng, đặc biệt là đối với những tổ chức tài chính có nguồn tiền lớn, đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư an toàn, Quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: So với các kênh khác, trái phiếu Chính phủ là kênh an toàn đem lại lãi suất tốt hơn. 

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể an tâm khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ vì:

  • Trái phiếu chính phủ được phát hành và bảo lãnh bởi Chính phủ, do đó đây là loại tài sản có tính an toàn cao, khả năng bảo toàn vốn gần như là tuyệt đối, nên nhà đầu tư sẽ được đảm bảo bởi uy tín của Nhà nước. 
  • Mang lại thu nhập ổn định, bởi trong thời gian nắm giữ nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi tức. Bên cạnh đó, khi giá trái phiếu biến động tăng nhà đầu tư còn có cơ hội được hưởng các khoản lợi nhuận cao hơn giá trị ban đầu.
  • Giúp nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn linh hoạt. Theo đó khi có nhu cầu sử dụng vốn nhà đầu tư có thể thực hiện nghiệp vụ mua bán lại, cầm cố tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để vay vốn hoặc có thể bán lại trên thị trường thứ cấp.
  • Giúp nhà đầu tư dễ dàng xây dựng được danh mục khi dòng tiền về được xác định thời điểm rõ ràng.
  • Được miễn thuế thu nhập đối với trái tức nhà đầu tư nhận được định kỳ từ tổ chức phát hành.
  • Nhà đầu tư có thể nắm bắt được các thông tin chính thống, minh bạch và nhanh chóng bởi thông tin về trái phiếu chính phủ sẽ được cập nhật liên tục, hàng ngày trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán.
  • Không phải nhà đầu tư nào cũng có thể mua được trái phiếu Chính phủ. Nhà đầu tư sẽ thông qua hình thức đấu thầu hoặc trái phiếu sẽ được phát hành trực tiếp cho ngân hàng nhà nước khi mua trái phiếu chính phủ. Do đó tính chọn lọc rất cao, chủ thể ban hành sẽ chọn lựa những nhà đầu tư đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch tiếp theo, giúp đảm bảo tính an toàn cũng như hạn chế được tối đa các rủi ro. 

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý một số rủi ro nhất định có thể xảy ra khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ như:

Rủi ro lãi suất (interest rate risk)

Khi bỏ vốn đầu tư trên thị trường trái phiếu, thì đây chính là mối rủi ro chính mà nhà đầu tư phải gánh chịu do sự thay đổi lãi suất thị trường có ảnh hưởng chắc chắn đến sự biến động giá trái phiếu. Sự thay đổi giữa lãi suất và giá trái phiếu tỷ lệ nghịch với nhau, theo đó giá của trái phiếu sẽ giảm khi lãi suất tăng và ngược lại giá của trái phiếu sẽ tăng lên khi lãi suất giảm. Tuy nhiên, một khi nhà đầu tư bán trái phiếu trước ngày đáo hạn thì việc lãi suất tăng sẽ có nghĩa là vốn thực tế bị mất đi (bán trái phiếu thấp hơn giá mua). Ngược lại, vốn thực tế của nhà đầu tư sẽ tăng lên khi lãi suất giảm (bán trái phiếu cao hơn giá mua). 

Rủi ro tái đầu tư (reinvestment risk)

Nhà đầu tư có thể sử dụng khoản thu nhập từ lợi tức trái phiếu làm vốn để tái đầu tư nhằm thu được lợi nhuận trên lợi nhuận, Khoản lợi nhuận này còn phụ thuộc vào lãi suất hiện hành ở thời điểm tái đầu tư cùng với hiệu quả và chiến lược đầu tư được hoạch định. Như vậy, rủi ro tái đầu tư sẽ xảy ra khi lãi suất thị trường bị biến động vào thời điểm tái đầu tư theo chiến lược đã hoạch định trước. 

Tính biến đổi trong lãi suất tái đầu tư của chiến lược định trước vì sự thay đổi của lãi suất thị trường được gọi là rủi ro tái đầu tư, Rủi ro này được thể hiện cụ thể như sau: tại thời điểm mà dòng tiền lợi tức thu được từ trái phiếu có thể được tái đầu tư sẽ giảm lãi suất xuống. Theo đó, rủi ro tái đầu tư sẽ càng lớn nếu thời gian đáo hạn của trái phiếu càng dài, cũng như trái phiếu có lượng tiền mặt chi trả lớn và sớm giống như trái phiếu có lợi tức cao. 

Như vậy, giữa rủi ro lãi suất và rủi ro tái đầu tư chúng ta có thể thấy khuynh hướng trái ngược. Nếu rủi ro xảy ra, hai loại rủi ro này có khả năng bù đắp hậu quả cho nhau. Nếu như sự gia tăng lãi suất là rủi ro lãi suất gây giảm giá trái phiếu thì lại mang lại lợi nhuận khi tái đầu tư sẽ tăng lên. Ngược lại, rủi ro tái đầu tư sẽ xảy ra khi lãi suất giảm nhưng lại làm giá trái phiếu sẽ tăng đối với rủi ro lãi suất. Chiến lược dựa trên hậu quả bù đắp này được gọi là chiến lược miễn dịch (immunization).

Rủi ro về quyền chọn mua (call risk)

Rủi ro về quyền chọn mua xuất phát từ đặc quyền (call feature) được thỏa thuận cho phép nhà phát hành trái phiếu có quyền chống lại nhà đầu tư bằng cách thanh toán món nợ đầy đủ hoặc một phần trước ngày đáo hạn. Bên cạnh đó, khi lãi suất trên thị trường giảm xuống thì nhà phát hành điều chỉnh lãi suất phát hành của đợt trái phiếu mới thấp hơn. Đặc quyền của nhà phát hành đã tạo ra rủi ro quyền chọn mua đối với nhà đầu tư. 

Có 3 bất lợi đối với triển vọng của nhà đầu tư, cụ thể: 

Thứ nhất, mô hình dòng tiền mặt của trái phiếu có thể thu hồi (callable bond) không biết chắc chắn.

Thứ hai, khi lãi suất thị trường giảm nhà phát hành có xu hướng thu hồi trái phiếu, điều này sẽ khiến cho nhà đầu tư gặp rủi ro tái đầu tư khi lãi suất thị trường giảm tại thời điểm tái đầu tư.

Thứ ba, vì giá của trái phiếu có thể thu hổi có thể không tăng cao hơn giá mà nhà phát hành thu hổi nên tiềm năng tăng giá trị vốn của trái phiếu sẽ bị giảm.

Rủi ro vỡ nợ (default risk)

Trên thị trường, trái phiếu Chính phủ luôn có độ an toàn và mức xếp hạng tín nhiệm rất cao. Tuy nhiên, quan hệ tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ dù rủi ro này có khả năng xuất hiện tương đối ít. Theo đó, trái phiếu Chính phủ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Do đó, nhà đầu tư phải đối diện với rủi ro không thể thu hồi vốn và lợi nhuận đã đầu tư trong trường hợp Nhà nước mất khả năng chi trả hoặc thể chế chính trị không còn tồn tại.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về trái phiếu Chính phủ là gì cũng như giải đáp câu hỏi có nên đầu tư trái phiếu Chính phủ có rủi ro không. Bất kỳ loại loại hình đầu tư gì, trước khi quyết định rót vốn vào chúng hãy cân nhắc tìm hiểu và xác định kế hoạch đầu tư chi tiết cho loại hình đó. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc quan tâm đã trang bị thêm cho bản thân những kiến thức hữu ích về loại trái phiếu này qua đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, hợp lý và mang về lợi nhuận tốt nhất. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC