Trái phiếu gộp là gì? Cách tính giá trái phiếu gộp

0
Trái phiếu

Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu gộp là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ về bản chất của thuật ngữ này. Vậy trái phiếu gộp là gì? Cách tính giá trái phiếu gộp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây nhé.

Trái phiếu gộp là gì?

Thực chất, trái phiếu gộp chính là trái phiếu Zero-coupon (Zero-coupon bond) là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ mà trả lãi sau, còn được gọi là trái phiếu trả lãi sau. Đây là loại trái phiếu mà người mua trái phiếu mua bằng giá khi phát hành và theo định kỳ sẽ có phát sinh tiền lãi. Phần lãi đó sẽ được nhập vào vốn gốc (phần mệnh giá) để tính lãi cho kỳ tiếp theo chứ không trả lãi định kỳ cho trái chủ. Và trái chủ sẽ nhận một lần cả lãi và vốn gốc, phần lãi được tính gộp vào khi trái phiếu đáo hạn.

Có thể hiểu, trái phiếu gộp chính là một cách thức trả lãi của trái phiếu zero-coupon – một loại trái phiếu mà tiền lãi sẽ được trả trước tại thời điểm phát hành (chiết khấu) hoặc khi trái phiếu đáo hạn sẽ trả gộp một lần chứ không được trả lãi theo định kỳ.

Trái phiếu gộp là gì?

Trái phiếu gộp là gì?

Đặc điểm của trái phiếu gộp

Một trái phiếu có những đặc điểm gì thì trái phiếu gộp có đặc điểm đó, ngoài ra trái phiếu gộp còn có các đặc điểm riêng như:

  • Mỗi định kỳ sẽ có phát sinh tiền lãi, tuy nhiên người sở hữu trái phiếu (trái chủ) sẽ không nhận lãi định kỳ
  • Lãi sẽ được nhập vào vốn gốc (phần mệnh giá) để tính lãi cho kỳ tiếp theo
  • Vào ngày đáo hạn trái phiếu, trái chủ sẽ nhận cả lãi và vốn gốc 
  • Thông thường loại trái phiếu này được phát hành theo loại trái phiếu vô danh (bearer bonds) nếu phát hành dưới dạng chứng chỉ bởi trái phiếu gộp thuộc vào loại trái phiếu zero-coupon. Có nghĩa là không có phần cuống phiếu (coupon) trên tờ trái phiếu và lãi suất danh nghĩa in trên bề mặt của tờ trái phiếu, được dùng làm căn cứ tính lãi.

Công thức tính giá trái phiếu gộp

Ta có thể tính giá trái phiếu gộp theo công thức như sau:

Giá = Giá trị đáo hạn hoặc mệnh giá của trái phiếu/(1+ lãi suất yêu cầu)^số năm đáo hạn

Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá là 35.000 đồng và nhà đầu tư muốn kiếm được 7% tiền lãi cho trái phiếu đó, thời gian đáo hạn trái phiếu đó là 3 năm, có thể tính được giá trái phiếu như sau:

Giá = 28.000/(1 + 0,07)^3 = 22.856 

Nếu chấp nhận mức giá này trái phiếu sẽ được bán cho nhà đầu tư với giá 22.856 đồng/28.000 đồng. Nhà đầu tư kiếm lời được 4.009 (28.000 – 22.856 = 5.144) khi đáo hạn, tức là lãi suất 7% mỗi năm.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về trái phiếu gộp là gì cũng như cách để tính giá trái phiếu gộp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã trang bị cho mình thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề này.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC