Trái phiếu của doanh nghiệp được phát hành nhằm mục đích là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp. Số lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành mỗi năm tương đối lớn.
Căn cứ theo Nghị định 163/2018/NĐ-CP thì trái phiếu doanh nghiệp chính là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Có thể hiểu một cách đơn giản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chính là một khoản vay nợ của doanh nghiệp theo nguyên tắc tự vay, tự trả. Khi đầu tư vào TPDN, khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành chính là rủi ro của nhà đầu tư, tuy nhiên khả năng trả nợ của doanh nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tình hình tài chính cũng như tài sản bảo đảm của doanh nghiệp,… Do đó, trước khi quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ những thông tin về doanh nghiệp và cân nhắc các rủi ro có thể gặp phải.
Trên thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phát hành trái phiếu với sự bảo lãnh của ngân hàng để nhằm mục đích tăng sự thu hút đối với các nhà đầu tư. Điều này khiến cho các nhà đầu tư tin cậy hơn vào TPDN. Vậy trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh là gì? Có nên đầu tư vào loại trái phiếu này hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh chính là trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng và được ngân hàng bảo lãnh phân phối hoặc bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán. Trong đó:
- Đối với cam kết bảo lãnh: Ngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh trả nợ nếu như nhà phát hành không trả được nợ cho người mua trái phiếu. Tuy nhiên, so với việc bảo lãnh phân phối thì trái phiếu được ngân hàng bảo lãnh phát hành hiện nay ít hơn nhiều.
- Đối với cam kết phân phối: Nghĩa là ngân hàng sẽ bảo đảm sẽ bán hết trái phiếu cho nhà phát hành và chính các ngân hàng sẽ mua trái phiếu đó trong trường hợp không bán hết được trái phiếu đó.
- Đối với bảo lãnh thanh toán: Ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán, do đó ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay cho nhà phát hành khi nhà phát hành trái phiếu không trả được nợ. Vì vậy, nhà đầu tư nên mua trái phiếu của các doanh nghiệp được ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán sẽ chắc chắn hơn.
Có nên đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh hay không?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay rất sôi động, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và nhà đầu tư cá nhân cũng như nhà đầu tư tổ chức. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn các chuyên gia tài chính cũng như Bộ Tài chính đã đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị đối với việc đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp là cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp phát hành, trái phiếu phát hành cũng như các yếu tố liên quan và đặc biệt không nên quá chú trọng và quan tâm đến lãi suất, bởi lãi suất càng cao cũng đi kèm với rủi ro sẽ càng lớn.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, đã chia sẻ trên báo Quân đội nhân dân về việc mua trái phiếu doanh nghiệp như sau: Nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư vào những TPDN được những ngân hàng uy tín bảo lãnh phân phối, trong đó đặc biệt lưu ý đến bảo lãnh thanh toán.
Bên cạnh đó, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang có cùng quan điểm với TS Nguyễn Trí Hiếu khi nói về trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng chia trẻ trên báo Kinh tế đô thị rằng, nhà đầu tư nên chọn các trái phiếu được ngân hàng bảo lãnh khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Theo ông, để tránh những trái phiếu ảo đang trôi nổi trên thị trường thì đây chính là hình thức đảm bảo uy tín nhất và tốt nhất cho các nhà đầu tư hiện nay.
Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế còn đưa ra một số lưu ý quan trọng dành cho nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như sau:
- Nhà đầu tư cần phải có kiến thức tài chính nếu muốn tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, bên cạnh đó nếu chỉ tìm kiếm qua lợi nhuận phát hành hấp dẫn thì không nên đầu tư.
- Do TPDN thường được ràng buộc bởi rất nhiều điều kiện mà người thường sẽ khó nắm hết được, như: Các điều khoản đi kèm, tuân thủ các chỉ tiêu về tài chính, cách tính lãi suất, bảo lãnh thanh toán,… do đó các nhà đầu tư cá nhân nên cần có các chuyên gia tài chính và chuyên gia pháp lý tư vấn cho và không nên chỉ tin vào sự giới thiệu của ngân hàng bảo lãnh mà không có tư vấn khác, độ rủi ro khi mua trái phiếu sẽ rất cao nếu nhà đầu tư không có khả năng phân tích tình hình tài chính của các tổ chức phát hành.
- Đối với loại TPDN dự kiến đầu tư thì nhà đầu tư cũng nên tham khảo các thông tin của trái phiếu này từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Ngoài ra trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động bởi dịch Covid-19 như hiện nay, cần đặc biệt cần lưu ý ngoài việc quan tâm đến tổ chức phát hành, bảo lãnh thanh toán thì nhà đầu tư cũng phải xem xét ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phát hành TPDN có thuộc nhóm chịu tác động của dịch bệnh hay không.
Qua những thông tin trên đây, có thể thấy nên chọn mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng nếu có ý định mua trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh vì khi nhà phát hành không trả được nợ ngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh thanh toán và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay cho nhà phát hành nên đảm bảo nhà đầu tư không chịu rủi ro.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh là gì cũng như có nên đầu tư vào loại TPDN hay không? Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã hiểu rõ về loại trái phiếu này, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư TPDN đúng đắn và hợp lý. Chúc bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm: Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam