Hướng dẫn cách xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp từ A – Z

0
Trái phiếu

Trên thị trường chứng khoán, việc xem bảng giá là yếu tố rất quan trọng để có thể đưa ra quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp một cách đúng đắn và hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp. Vậy cách xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp như thế nào cũng như vì sao phải xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp khi đầu tư? Mời bạn đọc tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Vì sao phải xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp khi đầu tư?

Trong bất kỳ một giao dịch mua bán hàng hóa nào, giá cả chính là một yếu tố rất quan trọng, với trái phiếu doanh nghiệp cũng vậy. Để có thể đưa ra các quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đúng đắn thì đây chính là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần nắm rõ.

Nhà đầu tư có thể lựa chọn được TPDN có mức giá phù hợp nhất để đầu tư thông qua bảng giá TPDN. Hiện nay, nhà đầu tư có thể thông qua bảng giá trực tuyến của các công ty chứng khoán uy tín như SSI, VNDirect để tiếp cận và xem bảng giá TPDN online một cách dễ dàng.

Cách xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp

Các nhà đầu tư cần phải có một tài khoản đầu tư chứng khoán tại công ty chứng khoán đang phân phối các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp thì mới có thể xem được bảng giá giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn tạo tài khoản giao dịch trái phiếu tại công ty chứng khoán như VNDirect hay SSI,…

Nhà đầu tư khi đã có tài khoản có thể xem được bảng giá TPDN của nhiều mã trái phiếu khác nhau. Tại đây, các thông tin liên quan đến trái phiếu sẽ được cung cấp đầy đủ (tùy bảng giá của từng công ty chứng khoán mà thông tin có sự khác nhau):

  • Mã trái phiếu
  • Ngày đáo hạn trái phiếu
  • Lãi coupon
  • Giá mua – lãi suất
  • Giá bán – lãi suất
  • Hạn mức mua
  • Hạn mức bán
  • Kỳ hạn trái phiếu
  • Trạng thái của mã trái phiếu (còn hàng hay không)
  • Các thao tác mua (màu xanh), bán (màu đỏ),…

Nhà đầu tư có thể tham khảo cách xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp tại VNDirect như sau:

– Bước 1: Tài khoản đầu tư chứng khoán tại VNDirect, sau đó đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký

– Bước 2: Khi đăng nhập tài khoản, bạn vào Menu và chọn chuyên mục trái phiếu như hình dưới đây

Cách xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp

– Bước 3: Tại đây, bạn lựa chọn bảng giá trái phiếu doanh nghiệp mà mình muốn xem, bạn có thể chọn bảng giá trái phiếu D-Bond hoặc bảng giá trái phiếu V-Bond

lựa chọn bảng giá trái phiếu doanh nghiệp mà mình muốn xem

– Bước 4: Các thông tin liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp bạn muốn đầu tư như: mã trái phiếu, kỳ hạn trái phiếu, lãi suất, thao tác mua/bán, trạng thái,… sẽ hiển thị rất chi tiết và rõ ràng

Các thông tin liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp sẽ hiển thị chi tiết và rõ ràng

– Bước 5: Tại đây bạn có thể thực hiện thao tác giao dịch mua hoặc bán tùy theo nhu cầu đầu tư của bạn

– Bước 6: Nếu chọn mua, hệ thống sẽ xuất hiện cửa sổ thanh toán, bạn điền các thông tin liên quan như: khối lượng trái phiếu giao dịch, tài khoản thanh toán… sau đó bấm xác nhận để hoàn tất giao dịch.

Nhà đầu tư có thể tham khảo video hướng dẫn dưới đây để hiểu rõ thêm:

Cách định giá trái phiếu

Đây là công việc của thẩm định viên nhằm mục đích xác định được một cách chính xác giá trị lý thuyết của trái phiếu bằng cách xác định giá hiện tại của toàn bộ thu nhập mà trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu nhận được.

Định giá trái phiếu không kỳ hạn

Trái phiếu không có thời hạn là loại trái phiếu không đáo hạn. Đây là loại trái phiếu mà trái chủ sẽ trả cho người nào sở hữu trái phiếu một số tiền lãi cố định mãi mãi. Loại trái phiếu này có giá trị được tính bằng hiện giá của dòng tiền vô hạn mà trái phiếu này mang lại.

Công thức không kỳ hạn:

V = I/rd

Trong đó: 

  • I: lãi cố định được hưởng mãi mãi
  • V: giá của trái phiếu
  • rd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư

Giá của trái phiếu này là tổng giá hiện tại của tất cả các khoản lãi thu được từ trái phiếu.

Lý do chịu bỏ tiền ra mua một trái phiếu không bao giờ đáo hạn nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa là số tiền vốn bỏ ra chẳng bao giờ thu hồi lại được, vì số tiền đó sẽ được bù đắp lại bằng số lãi hàng năm mà nhà đầu tư nhận được mãi mãi.

Ví dụ: Bạn mua một trái phiếu được hưởng lãi 28$ một năm trong khoảng thời gian vô hạn và bạn muốn tỷ suất lợi nhuận đầu tư là 10%. Vậy hiện giá của trái phiếu này sẽ là: 

V = I/rd= 28/0,10=280$.

Định giá trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ

Trái phiếu kỳ hạn không hưởng lãi (Zero coupon bond) là loại trái phiếu không có trả lãi định kỳ và so với mệnh giá thì được bán với giá thấp hơn nhiều. Do nhà đầu tư khi mua trái phiếu vẫn nhận được lợi tức nên họ không được hưởng lãi. Lợi tức chính là phần chênh lệch giữa giá mua gốc với mệnh giá của trái phiếu và được hoàn trả vốn gốc bằng mệnh giá khi đến cuối kỳ đáo hạn.

Công thức Zero coupon:

V = MV/(1+rd)n

Ví dụ: Tập đoàn FLC phát hành trái phiếu không trả lãi có thời hạn n=10 năm và mệnh giá MV= 100 nghìn đồng. Nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của NĐT rd = 12%, giá bán V của trái phiếu này sẽ là:

V = 100/(1 + 0.12)10 = 32.200đ

Như vậy, hôm nay nhà đầu tư mua trái phiếu này với số tiền bỏ ra là 32.200đ và trong 10 năm không hưởng lãi định kỳ thì khi đáo hạn số tiền mà nhà đầu tư sẽ thu được về là 100 nghìn đồng.

Định giá trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi định kỳ 

Đây là loại trái phiếu có xác định thời hạn đáo hạn. Và được hưởng lãi suất theo từng thời hạn nhất định.

Công thức Coupon:

Công thức

Trong đó: 

  • V: giá của trái phiếu
  • I: lãi được hưởng từ trái phiếu (I = MV*i)
  • i: lãi suất doanh nghiệp trả cho trái phiếu
  • rd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của NĐT
  • MV: mệnh giá trái phiếu
  • n: số năm còn lại cho đến khi đáo hạn.

Định giá không trùng với ngày trả lãi

Ta có công thức định giá không trùng với ngày trả lãi như sau:

Vx = (I + V)/(1+rd/365)n

Trong đó:

  • V: giá trái phiếu (như bình thường)
  • rd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của NĐT
  • I: lãi được hưởng từ trái phiếu (I = MV*i)
  • n: là số ngày còn lại cho đến ngày tháng đáo hạn nhưng của năm đang tính
  • rd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của NĐT.

Định giá trái phiếu chuyển đổi

Loại trái phiếu này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá chuyển đổi đã được xác định trước. Có thể nhận biết số cổ phiếu thường mà mỗi trái phiếu có thể đổi được thông qua tỷ lệ chuyển đổi. Bao gồm giá trị của trái phiếu chuyển đổi:

  • Giá trị của trái phiếu thông thường: Trái phiếu này là trái phiếu thông thường nếu như không chuyển đổi. Có thể tính giá trị của trái phiếu theo phương pháp định giá trái phiếu.
  • Giá trị chuyển đổi: Đây là giá trị của trái phiếu ngay tại thời điểm được đổi thành cổ phiếu thường.

Giá trị chuyển đổi = Số lượng cổ phiếu nhận được x Giá hiện hành của cổ phiếu thường.

  • Giá trị của quyền lựa chọn: Nếu thấy có lời trái chủ sẽ quyết định chuyển.

Ví dụ: Một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá MV = 1.200.000 đồng, giá chuyển đổi là 30.000 đ/CP. Như vậy tỷ lệ chuyển đổi là 40.

Nếu giá cổ phiếu hiện hành P = 25.000đ. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu là: 25.000 x 40 = 1.000.000 đ. Nên chuyển đổi lúc này không có lợi.

Khi giá cổ phiếu P = 30.000đ. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu là: 30.000 x 40 = 1.200.000 đ. Nên chuyển đổi lúc này cũng không có lợi.

Khi giá cổ phiếu P = 36.000đ. Giá trị chuyển đổi của trái phiếu là: 36.000 x 40 = 1.440.000 đ. Vậy chuyển đổi lúc này có lợi.

Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi 

Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu có các khoản lợi tức mà chủ sở hữu nhận được là khác nhau phụ thuộc vào lãi suất thị trường. 

  • Lãi suất trái phiếu thả nổi = lãi suất thị trường + chênh lệch lãi suất cố định 

Trái phiếu này không được áp dụng công thức chung. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể định giá bằng cách dựa vào khái niệm giá trị thực của trái phiếu. 

Giá trái phiếu bằng với hiện giá của các dòng tiền mà trong tương lai nhận được. 

Đối với loại trái phiếu này, trái chủ sẽ nhận được các dòng tiền sau đây nếu nắm giữ từ lúc phát hành đến ngày đáo hạn:

  • Dòng tiền thứ nhất: Khi đáo hạn sẽ trả lợi tức theo lãi suất thị trường và mệnh giá 
  • Dòng tiền thứ hai: Các khoản tiền phụ trội từ khoản lãi suất chênh lệch cố định 

Dòng tiền thứ nhất là dòng tiền mà trong tương lai sẽ thu được của trái phiếu. Tuy nhiên lãi suất lúc này sẽ theo thị trường thay vì theo một lãi suất cố định, có nghĩa là giá trị thị trường của trái phiếu tại thời điểm phát hành chính là hiện giá của dòng tiền thứ nhất. Tức là bằng với mệnh giá. 

Đối với dòng tiền thứ hai, do các khoản tiền thu được là cố định nên có thể áp dụng công thức bình thường để tính hiện giá. 

=> Ta có công thức định giá của trái phiếu có lãi suất thả nổi như sau: 

PV = Mệnh giá + Hiện giá của dòng tiền phụ trội 

Gọi phần phụ trội của trái phiếu là PT, ta có: PT = MV x lãi suất chênh lệch cố định 

Công thức phụ trội của trái phiếu

Ví dụ: Một trái phiếu có Mệnh giá của một trái phiếu 90.000 VND có thời gian đáo hạn 5 năm và mỗi năm trả lãi một lần. Lãi suất bằng với bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng của 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước: TCBS, BIDV, Agribank, Vietinbank, cộng với 2.5%/năm. Định giá trái phiếu tại thời điểm phát hành với lãi suất chiết khấu là 12%. 

Áp dụng công thức ta có thể tính được giá trái phiếu là: 

Công thức tính giá trái phiếu

Kết luận

Trên đây là những thông tin về cách để xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp online và cách để định giá trái phiếu cũng như giải đáp câu hỏi vì sao khi đầu tư phải xem bảng giá trái phiếu doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm đã trang bị cho mình thêm những kiến thức hữu ích về thị trường trái phiếu. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và hợp lý. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC