Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp không? Đầu tư thế nào cho hiệu quả?

0
Trái phiếu

Chứng khoán là một thị trường hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, trong đó việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kênh đầu tư này. Vậy đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có nên đầu tư vào hay không cũng như làm sao để hạn chế được tối đa rủi ro khi tham gia đầu tư? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hình thức mua trái phiếu của một doanh nghiệp nào đó phát hành, thông qua đó trực tiếp cho doanh nghiệp vay vốn. Trong đó, bên cho vay chính là người đầu tư trái phiếu và bên đi vay chính là doanh nghiệp phát hành trái phiếu. 

Nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu là phải thanh toán đầy đủ gốc lẫn lãi cho bên cho vay (nhà đầu tư) theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay thông qua trái phiếu.

Như vậy, có thể xem trái phiếu doanh nghiệp là một công cụ để tạo ra cho nhà đầu tư thu nhập đều đặn, nếu so với cổ phiếu thì đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được coi là sự đầu tư an toàn. 

Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hay không?

Trái phiếu doanh nghiệp ngoài việc mang lại nguồn vốn cho doanh nghiệp phát hành, còn mang đến những lợi ích hấp dẫn cho nhà đầu tư. So với các kênh đầu tư hiện nay như cổ phiếu, gửi ngân hàng thì hình thức này mang đến những ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:

  • So với kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng thì lợi nhuận của trái phiếu doanh nghiệp đều đặn và cố định cho nhà đầu tư với mức lãi suất nhận được cao hơn 
  • Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho bạn mức độ an toàn cao hơn và rủi ro thấp hơn so với đầu tư cổ phiếu
  • Khi có nhu cầu, nhà đầu tư có thể dễ dàng trao đổi mua bán, chuyển nhượng với mức lãi suất cam kết trong thời gian đầu tư 
  • Trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước khi thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khác trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, bao gồm cả cổ phiếu
  • Tại đây có đa dạng trái phiếu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn theo nhu cầu, sở thích cũng như khẩu vị đầu tư của bản thân.
  • Nhà đầu tư có thể sử dụng lãi suất định kỳ để tái đầu tư trong các kỳ hạn tiếp theo
  • Có thể linh động chuyển đổi sản phẩm trái phiếu sang cổ phiếu

Có thể thấy, với những ưu điểm trên đây, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đáng để đầu tư. Tuy nhiên, còn tùy vào nhu cầu, điều kiện và độ phù hợp với mỗi người. Đây là hình thức đầu tư khá đơn giản, chắc chắn, phù hợp với những người không có quá nhiều kinh nghiệm mà vẫn muốn khoản tiền nhàn rỗi của mình sinh lời hiệu quả. 

Những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Trái phiếu doanh nghiệp được xem là cách đầu tư an toàn và lợi nhuận đều so với các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vẫn có những rủi ro nhất định. Cụ thể:

Rủi ro khi chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp

Sở hữu trái phiếu của các doanh nghiệp khó khăn chính là rủi ro lớn nhất của nhà đầu tư. Có không ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục tiêu gọi vốn, tuy nhiên sau một thời gian đã phá sản và không có khả năng hoàn trả cho các nhà đầu tư cả vốn lẫn lãi. Đây là rủi ro lớn nhất đối với các nhà đầu tư chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp khi đầu tư trái phiếu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ ưu tiên giải quyết cho các trái chủ (người mua trái phiếu) trước trong trường hợp chẳng may doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, sau đó mới đến người sở hữu cổ phiếu và hội đồng quản trị.

Rủi ro khi tái đầu tư

Khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể gặp phải là tình trạng như đã nhận được tiền nhưng không thể thực hiện tái đầu tư với mức lãi suất tương đương ban đầu. Đây là một hình thức khá phổ biến Tại một số loại trái phiếu doanh nghiệp, đây là một hình thức khá phổ biến, do đó khi mua trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư cần hết sức lưu ý. 

Rủi ro về lãi suất

Số lượng trái phiếu bán ra thường sẽ tỉ lệ nghịch với mức lãi suất. Có nghĩa rằng, mức lãi suất dành cho nhà đầu tư sẽ càng giảm nếu nhu cầu mua trái phiếu của một doanh nghiệp càng tăng, các nhà đầu tư sẽ dựa vào quy tắc này để cố gắng giữ mức lãi suất cao nhất có thể. Và ngược lại, các nhà đầu tư ban đầu sẽ phải bán đi các trái phiếu có lãi suất thấp khi lãi suất trái phiếu tăng, điều này dẫn đến việc thua lỗ trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là khi giá cả bị biến động khó lường, khiến cho trái phiếu mà nhà đầu tư đang sở hữu không thể bán được. Lúc này, để có thể lấy lại được vốn đầu tư từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư chỉ có thể đợi đến thời gian đáo hạn.

Rủi ro lạm phát

Khi một nhà đầu tư mua trái phiếu, về bản chất trong thời hạn của trái phiếu, hoặc ít nhất trong thời gian nắm giữ họ chắc chắn nhận được một mức lợi suất (cố định hoặc biến đổi). Tuy nhiên, so với tốc độ của lãi suất đầu tư trái phiếu thì chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn thì điều gì sẽ xảy ra? Sức mua của các nhà đầu tư lúc này sẽ giảm xuống, thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm. 

Có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau: Giả sử một nhà đầu tư có khả năng thu được mức lãi suất 4% khi đầu tư trái phiếu, tuy nhiên nếu sau khi họ đầu tư lạm phát tăng lên đến 6%, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.

Cách đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giúp hạn chế rủi ro hiệu quả

Trên thị trường trái phiếu tại Việt Nam hiện nay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hoạt động diễn ra rất phổ biến. Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức đều có thể đầu tư TPDN, tuy nhiên khi tiếp cận kênh đầu tư TPDN, nhà đầu tư cá nhân có vị thế yếu hơn và dễ gặp rủi ro hơn so với nhà đầu tư tổ chức. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn trái phiếu thuộc các lĩnh vực kinh doanh mà mình am hiểu, có kiến thức về doanh nghiệp phát hành,… trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Cụ thể:

Lựa chọn một tổ chức tư vấn phát hành uy tín

Hiện nay, TPDN được phân phối rất nhiều thông qua các tổ chức tư vấn phát hành. Trên thị trường, đây là những công ty tư vấn uy tín trong lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu, có thể kể đến một số tổ chức như: VNDirect (VND), Công ty cổ phần chứng khoán VPS, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI,…

Tại các công ty này tập trung trên 50% thị phần tư vấn phát hành TPDN, với thị phần trung bình mỗi công ty khoảng 5% – 6%.

Khối lượng lớn trái phiếu sẽ được các tổ chức tư vấn phát hành này mua từ doanh nghiệp (mua buôn), sau đó bán lẻ lại cho các nhà đầu tư cá nhân (thông qua gói sản phẩm). Mức lợi suất của nhà đầu tư nhận được khi đầu tư TPDN qua các công ty tư vấn có thể thấp hơn so với mức lợi suất gốc của trái phiếu khoảng 2 – 3%. 

Tuy nhiên, việc đầu tư qua hình thức này có ưu điểm là bạn không phải độc lập nghiên cứu và tìm hiểu thị trường mà nhận được tư vấn từ các chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực trái phiếu. Điều này giúp hạn chế được các rủi ro khi đầu tư.

Hiện nay, các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp nổi bật đều có tại các công ty tư vấn phát hành, nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

Bảng dữ liệu một số thông tin về các sản phẩm:

Tổ chức phát hành Sản phẩm Vốn đầu tư tối thiểu
VND  – Trái phiếu D-bond

– Trái phiếu V-Bond

10 triệu đồng
APG Trái phiếu G-Bond 10 triệu đồng
VCBS Trái phiếu doanh nghiệp VCBS 100 triệu đồng
SSI Trái phiếu S-Bond 100 triệu đồng
MBS Trái phiếu ABond 200 triệu đồng

Lựa chọn trái phiếu tốt để đầu tư

Trái phiếu được xác định dựa trên các tiêu chí chọn dưới đây chính là một TPDN tốt:

  • Lãi suất tốt. Vì lãi suất càng cao độ rủi ro sẽ càng lớn
  • Mức độ rủi ro thấp
  • Trái phiếu do doanh nghiệp uy tín phát hành
  • Trái phiếu có tài sản đảm bảo

Tính toán lợi nhuận ước tính khi đầu tư

Để có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả hơn, nhà đầu tư nên tính toán lợi nhuận ước tính trước khi đầu tư vào TPDN.

Có một số công thức tính toán mà nhà đầu tư có thể áp dụng như sau:

  • Lợi nhuận đầu tư = Tiền lãi + Chênh lệch giá
  • Chênh lệch giá = Giá bán – Giá mua
  • Tiền lãi đầu tư trái phiếu = Mệnh giá* Lãi suất của kỳ hạn * Số ngày thực tế nắm giữ/365

Trong đó:

  • Mệnh giá: Là số tiền ghi trên trái phiếu mà vào ngày đáo hạn doanh nghiệp phát hành sẽ trả cho người sở hữu trái phiếu theo cam kết 
  • Giá mua trái phiếu: Là giá trị của trái phiếu (có thể biến động theo thời gian)
  • Giá bán trái phiếu: Là giá bán lại cho tổ chức tư vấn phát hành hoặc một bên khác (thông qua thị trường thứ cấp)
  • Chênh lệch giá: Là phần lợi nhuận nếu bán trái phiếu trước thời điểm đáo hạn
  • Lãi suất: Là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái phiếu mà chủ sở hữu nhận được vào các kỳ trả lãi do chủ thể phát hành thanh toán theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Lựa chọn đúng thời điểm để đầu tư

Điều mà nhà đầu tư cần cân nhắc chính là lựa chọn đúng thời điểm để mua trái phiếu. Nhà đầu tư có thể chọn ra thời điểm mua trái phiếu hợp lý dựa trên chu kỳ chứng khoán, theo đó cổ phiếu có thể là sản phẩm đáng đầu tư khi chu kỳ này bùng nổ và ngược lại bạn có thể mạnh tay đầu tư vào trái phiếu lúc chu kỳ suy thoái. Vì trái phiếu có bản chất là rủi ro thấp, do đó các nhà đầu tư sẽ xem đây như một chỗ trú ẩn an toàn.

Đánh giá rủi ro từ phía doanh nghiệp phát hành

Khi đầu tư TPDN, đánh giá rủi ro từ phía doanh nghiệp phát hành chính là cách để bạn tránh được các rủi ro gặp phải liên quan đến tổ chức phát hành. Các yếu tố như vị thế của doanh nghiệp trong ngành, khả năng tài chính cũng như uy tín của ban quản trị doanh nghiệp chính là những điều mà nhà đầu tư cần xem xét, qua đó có thể đánh giá “sức khỏe tài chính” của tổ chức phát hành trái phiếu một cách chính xác và hiệu quả.

Cân nhắc thời hạn của trái phiếu

Vấn đề quan trọng mà một nhà đầu tư TPDN cần xét đến chính là thời gian dự định đầu tư là bao lâu, ngắn hạn hay dài hạn và mục tiêu của nhà đầu tư là lợi nhuận hay thu nhập. Từ đó bạn sẽ có những chiến lược đầu tư phù hợp hơn thông qua việc cân nhắc thời hạn trái phiếu.

Cần cân bằng giữa rủi ro và lãi suất

Cách tốt nhất khi đầu tư vào TPDN chính là nhà đầu tư không nên quá vội tin vào những trái phiếu có lãi suất cao ngất ngưởng. Bởi đây có thể là “mồi nhử” đưa ra để nhằm thu hút vốn vay của các công ty đang gặp vấn đề về tài chính. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, một trái phiếu có lãi suất càng cao cũng đồng nghĩa với việc rủi ro đầu tư sẽ càng lớn. Do đó, nhà đầu tư không nên chú trọng quá mức đến lãi suất của TPDN mà chủ quan bỏ qua các yếu tố khác liên quan.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là gì cũng như cách để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giúp hạn chế rủi ro hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm đã trang bị được những kiến thức hữu ích về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hiểu rõ những vấn đề về đầu tư TPDN, từ đó nắm rõ cách để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả và mang lại lợi nhuận tốt nhất.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC