Cập nhật tình hình thị trường trái phiếu tại Việt Nam

0
Trái phiếu

Lịch sử phát triển của thị trường trái phiếu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, lịch sử thị trường trái phiếu có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn một từ 1945-1989, đây là giai đoạn chưa tồn tại thị trường trái phiếu. Đây là thời kỳ quá độ trước khi hình thành thị trường trái phiếu. Tại thời kỳ này trái phiếu được phát hành là công trái Chính phủ và được phát hành không dựa trên quan hệ kinh tế mà dựa trên quan hệ chính trị nhằm mục đích phục vụ chiến tranh giải phóng dân tộc và tái thiết đất nước sau ngày thống nhất.

Giai đoạn hai là từ những năm 1990 tới nay, đây là giai đoạn bắt đầu hình thành, phát triển thị trường trái phiếu và có lịch sử giao dịch trước thị trường cổ phiếu. Trong giai đoạn này, với sự ra đời của hệ thống kho bạc Nhà nước và đặc biệt là sự ra đời của thị trường chứng khoán cùng với việc hệ thống pháp lý đang từng bước được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu Việt Nam từng bước phát triển.

Trái phiếu Chính phủ và 1 số trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước đã được phát hành từ những năm 1990. Chủ yếu do các công ty bảo hiểm và ngân hàng quốc doanh sẽ nắm giữ trái phiếu này cho đến khi đáo hạn. Thị trường trái phiếu bắt đầu bằng việc phát hành tín phiếu Kho bạc kỳ hạn 3 tháng tại Hải Phòng vào năm 1991 và sau đó là việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước lớn.

Tiếp đó đến năm 2000, sàn giao dịch trái phiếu thứ cấp đầu tiên đã ra đời ngay khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM được thành lập, đây được xem là một cột mốc quan trọng cho thị trường trái phiếu Việt Nam. Cùng với đó là sự kiện Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM cũng được giao tổ chức đấu thầu một số loại trái phiếu chính phủ dài hạn khiến cho sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ của Việt Nam càng được thúc đẩy.

Từ sau năm 2000 giao dịch của trái phiếu Chính phủ là độc quyền duy nhất trên thị trường

Từ sau năm 2000 giao dịch của trái phiếu Chính phủ là độc quyền duy nhất trên thị trường

Ban đầu giao dịch của trái phiếu Chính phủ dường như là độc quyền duy nhất trên thị trường từ sau năm 2000. Sau đó, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, các trái phiếu do doanh nghiệp phát hành đã phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam tại thời điểm này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia,… Tính tới tháng 3/2012, tổng dư nợ thị trường trái phiếu tại Việt Nam chỉ hơn 20% trong khi tại Thái Lan là 75% GDP và tại Malaysia là gần 110%.

Để tạo đà cho sự phát triển của thị trường tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế, sự hiện diện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như một cổng thông tin tập trung đã được các nhà chính sách đã đẩy mạnh về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu cũng ngày càng được hoàn thiện và liên tục thiết lập, cải tiến hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao dịch, lưu ký, giám sát để nhằm mục đích hướng tới mục tiêu xây dựng một thị trường trái phiếu chuyên biệt đồng thời phát triển thị trường trái phiếu một cách bền vững.

Với sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ vào năm 2017 đã giúp các sản phẩm cũng như các đối tượng đầu tư trên thị trường trái phiếu Việt Nam đa dạng hơn. Các hàng hóa trên thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay đã hoàn thiện hơn, bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp…

Theo bộ Tài chính đánh giá, dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cuối năm 2017 rơi vào khoảng 6,19% GDP. Và tổng giá trị phát hành trái phiếu đến hết tháng 9/2018 là 79.515 tỷ đồng (tăng 83% so với năm 2015 là 43.500 tỷ đồng và so với cùng kỳ năm 2017 tăng 32%) chiếm 1,48% GDP. 

Ở cùng thời kỳ, so với 2015 trái phiếu chính phủ tăng 44%, và so với cùng kỳ năm trước chỉ tăng 14,7%, chiếm 21,5% GDP. Qua đó có thể thấy, hàng năm quy mô và số lượng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng được mở rộng. Thị trường trái phiếu Việt Nam đã phát triển mạnh nhằm nhờ sự tăng trưởng này đáp ứng yêu cầu huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa phương, các ngân hàng chính sách và doanh nghiệp. Hoạt động của thị trường trái phiếu cũng được ban hành đầy đủ khuôn khổ pháp lý, đồng bộ từ cấp Luật, Nghị định đến Thông tư hướng dẫn. 

Ngày 31/21/2020 Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm: 

  • Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế;
  • Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (gồm nội dung quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng). 

Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những thay đổi nhất định với những quy định mới này.

Trên thị trường Việt Nam gồm có các loại trái phiếu nào?

Tại Việt Nam hiện nay, thị trường trái phiếu giao dịch với đa dạng các sản phẩm, cụ thể:

Trái phiếu chính phủ 

Trên thị trường trái phiếu của Việt Nam, thị trường trái phiếu chính phủ đóng vai trò then chốt, nhằm đáp ứng 2 mục tiêu:

  • Là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước
  • Là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính.  

Về mục đích phát hành

Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chính phủ để nhằm mục đích huy động vốn cho ngân sách nhà nước

Về kế hoạch phát hành

Hàng năm, Kho bạc Nhà nước sẽ công bố kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ. Bên cạnh đó, khối lượng phát hành dự kiến trong quý chia theo từng kỳ hạn sẽ được Kho bạc Nhà nước công bố ngay tại thời điểm đầu quý để các nhà đầu tư chủ động bố trí nguồn vốn tham gia vào các phiên phát hành trái phiếu chính phủ

Về phương thức phát hành

Đấu thầu, bảo lãnh, bán lẻ chính là 3 phương thức phát hành trái phiếu chính phủ.

Trái phiếu chính phủ sẽ được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, sau đó sẽ niêm yết, giao dịch tại Sở GDCK sau khi đã phát hành để nhằm mục đích gia tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Phát hành trái phiếu chính phủ hiện tại chủ yếu theo hình thức đấu thầu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Về nhà tạo lập thị trường

Trong các phiên phát hành trái phiếu chính phủ, nhà tạo lập là các chủ thể duy nhất có thể tham gia vào, trái phiếu chính phủ bảo lãnh theo phương thức đấu thầu để mua trái phiếu cho khách hàng hoặc cho chính mình. 

Hàng năm, Bộ Tài chính dựa vào các tiêu chí: Tình hình tài chính doanh nghiệp, sự tham gia trên thị trường sơ cấp và sự tham gia trên thị trường thứ cấp để đánh giá, xếp hạng về mức độ tham gia của nhà tạo lập thị trường.

Bộ Tài chính sẽ thực hiện đánh giá và xếp hạng nhà tạo lập thị trường dựa trên các báo cáo của nhà tạo lập thị trường, cơ sở dữ liệu, các tiêu chí xếp hạng và tỷ trọng đánh giá của từng tiêu chí đã công bố. Sau đó sẽ công bố kết quả đánh giá, xếp hạng nhà tạo lập thị trường trên trang tin điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

Trái phiếu chính phủ bảo lãnh

Đây là kênh dùng để huy động vốn cho:

  • Ngân hàng chính sách của nhà nước
  • Các doanh nghiệp
  • Tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 32, Điều 33 của Luật Quản lý nợ công.

Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội chính là 2 đối tượng phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh. Các chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước được thực hiện bởi nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh (TPCPBL).

Về phương thức phát hành

Đấu thầu, bảo lãnh, đại lý, bán lẻ (chỉ đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng) là những phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh theo quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

TPCPBL được các Ngân hàng chính sách phát hành theo phương thức đấu thầu, đại lý và được áp dụng quy trình, thủ tục về phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu, đại lý để phát hành TPCPBL.

Các ngân hàng chính sách hiện nay chỉ phát hành TPCPBL theo phương thức đấu thầu tại Sở GDCK Hà Nội. Do đó, trong các phiên phát hành TPCPBL theo phương thức đấu thầu thì chỉ có thành viên đấu thầu được tham gia vào. Thành viên đấu thầu có thể mua cho khách hàng hoặc cho chính mình. TPCPBL sẽ được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán sau khi phát hành và sau đó niêm yết, giao dịch tại Sở GDCK.

Trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP)

Trái phiếu chính quyền địa phương

Trái phiếu chính quyền địa phương

Đây là kênh dùng để huy động vốn cho chính quyền địa phương và được phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

Về phương thức phát hành

Đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành là 3 phương thức để phát hành TPCQĐP.

Hiện tại, trái phiếu mà cách địa phương phát hành là theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành. 

TPCQĐP sẽ được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán sau khi phát hành và sau đó sẽ được niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo yêu cầu của chủ thể phát hành.

Trái phiếu doanh nghiệp

Đây là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh. Có 2 hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp:

  • Phát hành ra công chúng 
  • Phát hành riêng lẻ.

Đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Doanh nghiệp phát hành ra trái phiếu này nhằm mục đích: 

  • Đầu tư cho các chương trình, dự án
  • Tăng quy mô vốn hoạt động 
  • Tái cơ cấu nợ.

Có 3 phương thức để phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như sau:

  • Đấu thầu
  • Bảo lãnh
  • Bán lẻ (chỉ đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng 

Điều kiện chào bán, hồ sơ đăng ký chào bán thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

Cập nhật tình hình thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay

Thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia hiện nay là thị trường trái phiếu Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường này có thêm nhiều đổi mới và phát triển, mang lại nhiều kết quả khả quan bởi những quy định mới được ban hành về khung pháp lý.

Thị trường trái phiếu Chính phủ

Nửa đầu năm 2021, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) cũng ghi nhận những thay đổi lớn:

  • Về khối lượng huy động vốn TPCP: Tính đến ngày 30/06/2021 đạt 138.525 tỷ đồng khối lượng phát hành TPCP.
  • Về kỳ hạn phát hành: Kỳ hạn phát hành đạt mức 12,24 bình quân năm; trong đó, trái phiếu có kỳ hạn từ 5 năm trở lên là 100% và trái phiếu có kỳ hạn từ 10 năm trở lên là 88,23%.
  • Về lãi suất phát hành: Lãi suất phát hành TPCP đang ở mức thấp kỷ lục, lãi suất phát hành bình quân đạt 2,27% tính đến thời điểm ngày 30/6/2021 (so với cuối năm 2020 giảm 0,59%).
  • Về cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường TPCP: Tỷ lệ nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại tính đến tháng 6/2021 tiếp tục giảm, ở mức 42,04% (so với cuối năm 2020 giảm 3,2%); đạt 57,96% tỷ lệ nắm giữ của khối bảo hiểm và các nhà đầu tư khác (so với cuối năm 2020 tăng 3,2%).

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ghi nhận nhiều sự thay đổi trong 6 tháng đầu năm 2021 (theo thông tin Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính). Cụ thể:

  • Khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ là 176.828 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2020 tăng 8,1%).
  • Khối lượng phát hành TPDN ra công chúng là 15.375 tỷ đồng (tương đương 50,3% khối lượng phát hành ra công chúng của năm 2020)

So với năm 2020, khối lượng phát hành TPDN ra công chúng năm 2021 có xu hướng tăng, đạt 8% (cao hơn mức 6% của năm 2020). Điều này cho thấy thay vì chỉ phát hành TPDN riêng lẻ thì các doanh nghiệp đã lựa chọn phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn. Theo đánh giá chung, đây là tín hiệu tốt trên thị trường TPDN, gia tăng tính công khai minh bạch và hạn chế được các rủi ro. 

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo kỳ hạn và theo nhóm ngành trong 6 tháng đầu năm (Nguồn: Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam - VBMA)

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo kỳ hạn và theo nhóm ngành trong 6 tháng đầu năm (Nguồn: Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam – VBMA)

Ngân hàng thương mại là nhà phát hành TPDN riêng lẻ lớn nhất trên thị trường TPDN, Ngân hàng Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ khối lượng trái phiếu phát hành của các ngân hàng thương mại và tính trong chỉ tiêu an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. So với cùng kỳ năm 2020, khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ của doanh nghiệp bất động sản giảm 12%.

Về tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp mua TPDN riêng lẻ trên thị trường sơ cấp đã giảm mạnh so với năm 2020 (mua 5,9% khối lượng phát hành trong 6 tháng đầu năm 2021 trong khi cùng kỳ năm 2020 là 16,4%). 

Qua đó, có thể thấy đối với các nhà đầu tư cá nhân thì các quy định mới có tác động hạn chế, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ mua TPDN phát hành riêng lẻ.

Nói về trái phiếu doanh nghiệp, theo chia sẻ của Phó GS.TS Đinh Trọng Thịnh trên Vietnamplus.vn, cho biết: “Trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ năm 2020 cho đến nay, đang gặp rất nhiều vấn đề, thậm chí có cả các loại trái phiếu “3 không” – không có tài sản đảm bảo, không định mức tín nhiệm, không có đơn vị bảo lãnh phát hành.” Ông cho rằng nhà đầu tư sẽ phải chịu những tổn thất rất lớn bởi điều này, đặc biệt là các nhà đầu tư không đủ năng lực thẩm định, phân tích tài chính doanh nghiệp.

Còn theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Thanh Tú, chuyên viên phân tích cao cấp Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI): Rủi ro với trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên. 

Bộ Tài chính thậm chí đã phát đi cảnh báo rủi ro đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7/2021. Theo Bộ Tài chính cho rằng doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn trái phiếu, lãi suất cao, tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả hoặc các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến việc doanh nghiệp không thể hoàn trả được cho nhà đầu tư gốc và lãi trái phiếu.

Ông Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia cho biết: “Lãi suất cao gắn liền với rủi ro cao. Các nhà đầu tư phải thận trọng, phải có thông tin minh bạch từ phía nhà phát hành.

Đồng thời, lưu ý sự mập mờ khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu phân phối thông qua một ngân hàng thương mại, bởi nhiều người mua trái phiếu nhầm tưởng là được ngân hàng bảo lãnh. Các ngân hàng chỉ bán hộ, không phải bảo lãnh, bởi Ngân hàng trung ương kiểm soát rất chặt chẽ ngân hàng thương mại bảo lãnh cho trái phiếu doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn hy vọng rằng thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ có thêm nhiều diễn biến mới tích cực hơn trong nửa cuối năm 2021.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về lịch sử phát triển của thị trường trái phiếu tại Việt Nam cũng như cập nhật tình hình chung của thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm đã trang bị những kiến thức hữu ích về thị trường trái phiếu qua đó giúp ích cho bản thân trong việc đầu tư trái phiếu tại Việt Nam.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC