Quy định của pháp luật hiện hành về việc hoán đổi trái phiếu

0
Trái phiếu

Hoán đổi trái phiếu là gì?

Hoán đổi trái phiếu là gì?

Hoán đổi trái phiếu là gì?

Hoán đổi trái phiếu được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 150/2011/TT-BTC như sau:

“1. “Hoán đổi trái phiếu” là việc cùng mua, cùng bán hai (02) mã trái phiếu khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục trái phiếu.”

Hoán đổi trái phiếu trong tiếng anh là Bon Swap.

Hoán đổi trái phiếu doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 30/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp quy định về việc mua lại, hoán đổi trái phiếu như sau:

“1. Doanh nghiệp phát hành chỉ được thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn, hoặc hoán đổi trái phiếu để cơ cấu lại nợ, khi có phương án mua lại hoặc hoán đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và chủ sở hữu trái phiếu.

  1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này cũng chính là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu.
  2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc mua lại, hoán đổi trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.”

Việc hoán đổi trái phiếu doanh nghiệp để có thể tránh tình trạng đảm bảo được khả năng trả nợ và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả.

Hoán đổi trái phiếu chính phủ

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 150/2011/TT-BTC của Bộ tài chính về việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và hoán đổi đối với trái phiếu hoán đổi quy định hoán đổi trái phiếu phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

“1. Việc hoán đổi trái phiếu đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

  1. a) Thực hiện theo Phương án hoán đổi trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  2. b) Đảm bảo nguyên tắc ngang giá trị theo giá thị trường, công khai, minh bạch trong việc hoán đổi.
  3. c) Tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định cụ thể tại Thông tư này.
  4. Trong thời gian hoán đổi trái phiếu (kể từ thời điểm đăng ký hoán đổi trái phiếu đến khi kết thúc việc hoán đổi trái phiếu), các trái phiếu đang lưu hành được đăng ký hoán đổi sẽ được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam phong tỏa trên tài khoản lưu ký của chủ sở hữu trái phiếu.”

Theo đó, tại Điều 5 của thông tư này cũng quy định về phương thức hoán đổi trái phiếu như sau:

“1. Việc hoán đổi trái phiếu được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:

  1. a) Kho bạc Nhà nước phát hành loại trái phiếu mới có điều kiện, điều khoản do Kho bạc Nhà nước quyết định để hoán đổi cho các loại trái phiếu đang lưu hành.
  2. b) Kho bạc Nhà nước phát hành bổ sung một khối lượng trái phiếu nhất định theo điều kiện, điều khoản của một loại trái phiếu đang lưu hành để hoán đổi cho một loại trái phiếu đang lưu hành khác.
  3. Bộ Tài chính quyết định phương thức hoán đổi trái phiếu.”

Điều kiện, điều khoản trái phiếu hoán đổi

Tại Điều 6 Nghị định 150 nêu rõ:

“1. Đối với trái phiếu bị hoán đổi phải đảm bảo các điều kiện, điều khoản sau:

  1. a) Là loại trái phiếu đang được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và có kỳ hạn còn lại từ một (01) năm trở lên.
  2. b) Không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo tại thời điểm hoán đổi.
  3. Đối với trái phiếu được hoán đổi:
  4. a) Trường hợp trái phiếu phát hành bổ sung phải đảm bảo điều kiện là loại trái phiếu đang được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và điều kiện, điều khoản của trái phiếu như điều kiện, điều khoản của trái phiếu đang lưu hành.
  5. b) Trường hợp trái phiếu phát hành lần đầu phải đảm bảo kỳ hạn trái phiếu phát hành từ một (01) năm trở lên. Điều kiện, điều khoản trái phiếu do Kho bạc Nhà nước quy định trên cơ sở thỏa thuận với các chủ sở hữu trái phiếu.”

Bên cạnh đó, lãi suất chiết khấu trái phiếu cũng được quy định tại Điều 7 Thông tư này như sau:

“1. Bộ Tài chính quyết định khung lãi suất chiết khấu để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi và giá trái phiếu được hoán đổi trong từng đợt hoán đổi trái phiếu.

  1. Kho bạc Nhà nước đàm phán và thống nhất với chủ sở hữu trái phiếu về mức lãi suất chiết khấu nhưng phải đảm bảo nằm trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định tại khoản 1 Điều này.”

Do trái phiếu hoán đổi sẽ hoán đổi thành các mã trái phiếu có lãi suất thấp từ các mã trái phiếu có lãi suất danh nghĩa cao hơn, tăng quy mô mã các trái phiếu, hỗ trợ thanh khoản của thị trường, do đó sẽ giúp giảm nghĩa vụ trả nợ lãi suất danh nghĩa của ngân sách nhà nước.

Hãy mua lại trái phiếu trước hạn, để có thể đảm bảo được khả năng trả nợ và sử dụng vốn hiệu quả giúp các chủ thể phát hành (gồm doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng). Hoán đổi trái phiếu là cách tốt nhất để có thể giảm nghĩa vụ nợ của mình.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về hoán đổi trái phiếu là gì cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về việc hoán đổi trái phiếu. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc quan tâm đã trang bị được cho bản thân những kiến thức hữu ích về vấn đề này.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC