Trái phiếu chính phủ bảo lãnh là gì? Những quy định về trái phiếu chính phủ bảo lãnh

0
Trái phiếu

Trái phiếu chính phủ bảo lãnh là gì?

Trái phiếu chính phủ bảo lãnh là gì?

Trái phiếu chính phủ bảo lãnh là gì?

Trái phiếu chính phủ bảo lãnh hay còn gọi là trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được định nghĩa tại Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 01/2011/NĐ-CP như sau:

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh” là loại trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 Luật Quản lý nợ công phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toán“.

Bên cạnh đó, tại Điều 3, Luật quản lý nợ công 2009 cũng định nghĩa về trái phiếu chính phủ bảo lãnh như sau: 

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh”.

Chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh

Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 01 như sau: 

2. Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 32 Luật Quản lý nợ công.”

Trái phiếu chính phủ bảo lãnh được phát hành nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 01 về mục đích phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh:

“a) Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình, dự án này;

  1. b) Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
  2. c) Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  3. d) Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”

Phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh cần tuân thủ những quy định nào?

Căn cứ theo Nghị định 01/2011/NĐ-CP, cần phải tuân thủ những quy định dưới đây khi phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh:

Điều kiện phát hành

Các điều kiện phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh được quy định tại Điều 16, Nghị định số 01 gồm:

“1. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  1. a) Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các chương trình, dự án theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
  2. b) Các chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan;
  3. c) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý nợ công;
  4. d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;

đ) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;

  1. e) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
  2. Các ngân hàng chính sách của nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
  3. a) Phát hành trái phiếu để thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước theo quyết định phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
  4. b) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;
  5. c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.”

Kỳ hạn trái phiếu

“1. Kỳ hạn trái phiếu

Ngoại trừ tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành, các loại trái phiếu Chính phủ khác, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về kỳ hạn trái phiếu, đảm bảo tính đa dạng và tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn trái phiếu nhằm mục đích phát triển thị trường trái phiếu.”

Khối lượng phát hành trái phiếu

“2. Khối lượng phát hành trái phiếu

Khối lượng trái phiếu phát hành từng đợt do chủ thể phát hành quyết định, căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền quyết định và điều kiện, khả năng huy động vốn trên thị trường.”

Mệnh giá trái phiếu

“3. Mệnh giá trái phiếu

Mệnh giá trái phiếu do chủ thể phát hành quyết định. Trường hợp trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, mệnh giá trái phiếu được quy định phù hợp với quy định về niêm yết và giao dịch chứng khoán.”

Đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu

“4. Đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu

  1. a) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước bằng đồng Việt Nam. Trường hợp trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  2. b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành ra thị trường quốc tế bằng ngoại tệ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
  3. c) Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền khi phát hành.
  4. d) Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.”

Hình thức trái phiếu

“5. Hình thức trái phiếu

  1. a) Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
  2. b) Chủ thể phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành.”

Lãi suất trái phiếu

Theo Khoản 6, Điều 6 Nghị định số 01:

“a) Lãi suất trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước do chủ thể phát hành quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.

  1. b) Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất chiết khấu theo phương án phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Phương thức phát hành

“1. Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định này, phương thức phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

  1. Đối với các ngân hàng chính sách của nhà nước phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này, phương thức phát hành trái phiếu bao gồm:
  2. a) Đấu thầu phát hành trái phiếu;
  3. b) Đại lý phát hành trái phiếu.
  4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về chứng khoán.”

Phí phát hành, thanh toán trái phiếu

“1. Chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán gốc, lãi phát hành, phí bảo lãnh Chính phủ do chủ thể phát hành chi trả và được tính vào giá trị của dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu hoặc chi phí hoạt động của chủ thể phát hành tùy theo mục đích sử dụng.

  1. Bộ Tài chính hướng dẫn khung phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và thanh toán trái phiếu.”

Việc mua trái phiếu chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?

Tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP có các quy định cụ thể đối với việc mua trái phiếu chính phủ bảo lãnh như sau:

Đối tượng được mua trái phiếu chính phủ bảo lãnh

“1. Đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

  1. Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.”
Đối tượng mua trái phiếu chính phủ bảo lãnh

Đối tượng mua trái phiếu chính phủ bảo lãnh

Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu chính phủ bảo lãnh

Quyền lợi chủ sở hữu trái phiếu chính phủ bảo lãnh được quy định tại Khoản 1, Điều 8, Nghị định 01 như sau:

“a) Chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.

  1. b) Chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.”

Chủ sở hữu trái phiếu chính phủ bảo lãnh có phải nộp thuế không?

Tại Khoản 2, Điều 8, Nghị định 01 quy định:

Chủ sở hữu trái phiếu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Việc miễn trừ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế do Chính phủ quyết định.”

Thanh toán trái phiếu

Căn cứ theo Điều 23, Nghị định số 01, quy định về việc thanh toán trái phiếu được chính phủ bảo lãnh như sau:

“1. Chủ thể phát hành có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn bằng các nguồn vốn hợp pháp của mình.

  1. Trường hợp chủ thể phát hành không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi phát hành khi đến hạn, Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán của chủ thể phát hành trong phạm vi mức bảo lãnh Chính phủ đã cấp. Chủ thể phát hành có trách nhiệm báo cáo, nhận nợ và thanh toán lại cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành về cấp và quản lý trái phiếu Chính phủ.”

Lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP có các quy định cụ thể đối với việc lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu chính phủ bảo lãnh. Cụ thể:

“1. Đối với trái phiếu phát hành trong nước

  1. a) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng chính sách của nhà nước phát hành được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán; được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính; được giao dịch trên thị trường tiền tệ và tại sở giao dịch chứng khoán nơi niêm yết trái phiếu.
  2. b) Trái phiếu chính quyền địa phương được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán; được niêm yết và giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.
  3. c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do doanh nghiệp phát hành được đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  4. Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế

Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được lưu ký tại tổ chức lưu ký nước ngoài; được niêm yết và giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.”

Kết luận

Trên đây là những thông tin về trái phiếu được chính phủ bảo lãnh là gì? Cũng như một số quy định liên quan của pháp luật hiện hành. Hy vọng với bài viết trên đây bạn đọc quan tâm đã nắm rõ các quy định về phát hành cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích về loại trái phiếu này, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC