Cổ phiếu của VPBank có nên đầu tư không? 

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Được thành lập vào 12 tháng 8 năm 1993. Trải qua 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh / phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Hết năm 2020, ngân hàng có tổng thu nhập hoạt động đạt 39.000 tỷ đồng.

VPBank được đánh giá là ngân hàng năng động, uy tín và có năng lực tài chính ổn định. Ngân hàng được tổ chức định giá thương hiệu quốc tế Brand Finance đánh giá nằm trong “Top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu”.

Mã cổ phiếu VPB 

Ngày 17/8/2017, Ngân hàng VPBank đã chính thức niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó với hơn 1,3 tỷ cổ phiếu với mã giao dịch là VPB trong ngày giao dịch đầu tiên có giá tham chiếu là 39.000 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa khi chào sàn của VPBank đạt 51.975 tỷ đồng.

Với mức giá này cổ phiếu của VPB đã đứng thứ 4 trong nhóm cổ phiếu ngân hàng và chính thức bước chân vào Top 10 thị trường có vốn hóa lớn nhất. 

Và hiện tại thời điểm viết bài giá cổ phiếu của VPB đang ở mức 36.200 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch xấp xỉ 19 triệu.

Có nên đầu tư vào cổ phiếu của VPB không?

Tình hình kinh doanh của VPB 

Theo kết quả kinh doanh trong những năm gần đây, VPB đều có xu hướng tăng trưởng mạnh. Cụ thể:

  • Năm 2020, ngân hàng đạt 13,019 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng 26% so với năm 2019 và vượt 27% mục tiêu đề ra. 
  • Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, VPB đạt 13,019 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; tăng 37% so với cùng kỳ 2020.
Kết quả kinh doanh của VPBank

Kết quả kinh doanh của VPBank

Giảm chi phí vốn huy động và tăng khoản tiền gửi không kỳ hạn. 

Theo quý III năm 2021, tỷ lệ lãi thuần NIM đang từng bước được cải thiện. Một phần là nhờ giảm chi phí vốn huy động cũng như gia tăng được khoản tiền gửi không kỳ hạn

Tỷ lệ CAS đạt hơn 18%, tỷ lệ NIM đạt 8.9% con số này vẫn dẫn đầu trong số các ngân hàng tập trung mạnh nhằm tạo cho mình một vị thế CASA tốt đảm bảo được lợi thế về chi phí vốn trong dài hạn. 

Vốn điều lệ được gia tăng 

Theo đó trong năm 2021, ngân hàng đã phát hàn 1,97 tỷ cổ phiếu (80%) để chi trả cổ tức và tăng vốn điều lệ từ nguồn chủ sở hữu. Trong đó số cổ phiếu phát hành là 1,53 tỷ cổ phiếu (62,15%) và còn lại là phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu (17,85%). Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của VPB sẽ tăng lên hơn 45,057 tỷ đồng.

Bên cạnh đó các khoản thặng dư từ việc bán 49% vốn tại FE Credit cho đối tác Nhật Bản cũng sẽ được VPB chuyển một phần sang vốn điều lệ. Với mục tiêu hướng tới vốn điều lệ đạt tối thiểu 75.000 tỷ đồng. Cùng với đó, VPB cũng dự kiến phát hành thêm 15% cho cổ đông cho chiến lược cuối năm 2021 và đầu năm 2022, đưa giá trị vốn chủ sở hữu lên mức 120.000 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng của cổ phiếu 

Trong tháng 4 năm 2021, VPB đã nhịp tăng trưởng ấn tượng. Trong đó điểm sáng nhất là giai đoạn từ đầu tháng 2/2021 đến tháng 6/2021. Khi cổ phiếu tăng hơn 150% từ mức giá 28,000 lên hơn 70,000. Cùng với đó là điều tích cực từ hoạt động kinh doanh, tăng vốn điều lệ và bán cổ phần. 

Biểu đồ chứng khoán VPB

Biểu đồ chứng khoán VPB

Nhận định cổ phiếu VPB hiện nay

  • Tăng trưởng hạn mức hoạt động nhờ cải thiện vốn

Với việc hoàn thành thương vụ bán 49% vốn điều lệ FEC trong tháng 10/2021 dự kiến đem về cho VPBank khoảng 1.4 tỷ USD và theo đó vốn chủ sở hữu (VCSH) của VPBank kỳ vọng đạt mức hơn 98 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021. CAR dự kiến đạt 17%, một phần giúp VPBank có được phê duyệt hạn mức hoạt động từ ngân hàng nhà nước trong đó có hạn mức tín dụng đóng vai trò cốt lõi cho sự tăng trưởng của VPBank trong tương lai.

  • Đẩy mạnh cho vay bán lẻ và cho vay tiêu dùng nhở nền tảng công nghệ

Sự tham gia của SMBC kỳ vọng giúp VPBank duy trì vị thế dẫn đầu trong mảng cho vay tiêu dùng với hơn 50% thị phần. Hơn nữa, ngân hàng số VPBank Neo đã chứng minh được hiệu quả khi trong 9 tháng đầu năm đã thu hút hơn 2.6 triệu khách hàng mới với hơn 95 triệu giao dịch online là nền tảng cho mảng cho vay bán lẻ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai. 

  • Tăng cường trích lập dự phòng đảm bảo chất lượng tài sản.

Trong 9/2021, việc tăng cường trích lập dự phòng giúp LLR hợp nhất và riêng lẻ của VPBank cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ LLR hợp nhất và tiếng là lần lượt đạt mức 73,8% và 78,7% vào cuối quý III/2021 50 với mức 73.1% và 69,8% cùng thời điểm năm 2020. Tuy nhiên, do tỷ lệ nợ xấu có sự gia tăng khiến chi phí tín dụng tăng nhẹ từ mức 4.6% trong quý II lên 4.8% trong quý III. VPBank vẫn cẩn thận trong việc duy trì tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng (PPOP) hơn 50%. 

  • Tăng trưởng CASA khả quan nhờ chuyển đổi số. 

Tỉ lệ CASA liên tục tăng trưởng từ cuối năm 2020 đến cuối quý III/2021 ghi nhận đạt mức 22.1% nhờ những thay đổi trong chiến lược tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi kỳ vùng cổ đông chiến lược SMBC sẽ thay thế khoản vay ngoại tệ liên ngân hàng bằng tiền gửi hàng ngoại tệ có chi phí vốn rẻ hơn. Ngoài ra, với việc đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm phát triển đa dạng hệ sinh thái và quy mô tệp khách hàng trong các mảng cho vay KHCN và SMES, tỷ lệ CASA của VPB dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ 

  • Duy trì khả năng sinh lợi hàng đầu

Trong 9 tháng đầu năm 2021, dù chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng hơn 32,3% YoY nhưng LNTT hợp nhất của VPBank vẫn đạt hơn 11.7 nghìn tỷ đồng, tăng gần 25% YoY trong đó ngân hàng mẹ đạt gần 11 nghìn tỷ đồng tăng trưởng hơn 75% YoY. 

NIM trong 9 tháng 2021 hợp nhất đạt 8.5%, riêng ngân hàng mẹ ghi nhận con số đầy khả quan ở mức 5.4% so với 4.6% trong 9 tháng đầu năm 2020. 

Với kỳ vọng hệ số số NIM sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo nhờ duy trì vị thế hàng đầu trong mảng tiêu dùng. Nguồn thu từ phí bảo hiểm chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn thu ngoài lãi, kỳ vọng VPBank sẽ đàm phán lại hợp đồng thương vụ bancassurance độc quyền với AlA để thu về khoản phí trả trước cao hơn. 

Như vậy với tình hình kinh doanh hiện nay của VPB cũng như những hoạt động mà ngân hàng thực hiện như việc nâng cao chất lượng tài sản, chủ động trích lập dự phòng, đặc biệt cải thiện nguồn vốn của mình thì tin rằng trong thời gian tới mã cổ phiếu này sẽ thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là trong việc lướt sóng ngắn hạn. Hy vọng với những thông tin mà daututietkiem.vn đã chia sẻ sẽ mang đến cho nhà đầu tư những thông tin hữu ích.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

    BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC