Mã cổ phiếu OCB có nên đầu tư hay không?

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông

Đôi nét về Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông

Đôi nét về Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) được thành lập vào ngày 10/06/1996 tại Tp. Hồ Chí Minh. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực huy động, cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính liên quan. Hiện tại OCB có tổng cộng 95 chi nhánh/văn phòng giao dịch có mặt trên 23 tỉnh thành khắp cả nước, cùng đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 2.000 người theo thống kê tính đến năm 2012. 

Thông tin về mã cổ phiếu OCB

Vào ngày 28/01/2021, Ngân hàng OCB chính thức niêm yết 1.095.906.343 cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), giá chào sàn là 22.900 đồng/cổ phiếu. Trong ngày giao dịch đầu tiên biên độ giao dịch là +/-20% so với giá tham chiếu, tương ứng vốn hóa đạt hơn 25.096 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch cổ phiếu OCB ghi nhận với giá 18.350 đồng/cổ phiếu. 

Và tại thời điểm ghi bài, giá cổ phiếu OCB ghi nhận được là 27.500 đồng/cổ phiếu. 

Thông tin về cổ phiếu OCB

Thông tin về cổ phiếu OCB

Tình hình kinh doanh 

Theo công bố kết quả kinh doanh của OCB trong quý III/2021, với lợi nhuận thuần tăng 71% so với cùng kỳ đạt 885 tỷ đồng nhờ tín dụng tăng trưởng tốt. 

Trong thuần 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận thuần đạt 3.005 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ) cùng với đó hoàn thành 68% kế hoạch mà OCB đề ra trước đó. 

Trong quý III, tín dụng tăng trưởng tốt đạt 96,2 nghìn tỷ đồng (tăng 9,8% so với đầu năm và tăng 3,2% so với quý trước). Tiền gửi của khách hàng đạt 97,7 nghìn tỷ đồng (tăng 8,9% so với đầu năm và tăng 2,6% so với quý trước), khoản này tăng nhờ cho vay DNNVV và khách hàng cá nhân. 

Đặc biệt số dư trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh 127% so với đầu năm lên 1.388 tỷ đồng trong khi vào thời điểm cuối quý IV/2021 là 609 tỷ đồng. Đáng nói hơn là phần tín dụng tăng trưởng từ đầu đến cuối quý III/2021 đã đạt gần đến mức tăng trưởng tín dụng được giao là 10%. 

Về huy động vốn, tiền gửi của khách hàng tăng 7% so với đầu năm đạt 93,3 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên có mức giảm 3,4% so với quý trước, và giấy tờ có khả năng tăng 31% so với đầu năm đạt mức 21,4 nghìn tỷ đồng.  

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại thời điểm cuối quý III là 10,4% (giảm 10,8% so với quý II/2021 và thời điểm cuối năm 2020 là 12%). Hệ số LDR tăng từ 83% tại thời điểm cuối quý II/2021 lên 85,4%. 

Tỷ lệ NIM giảm 

Tỷ lệ NIM trong quý III giảm 19 điểm so với cùng kỳ còn 3,68%, nguyên nhân bởi: 

– Lợi suất gộp giảm 124 điểm cơ bản so với cùng kỳ còn 7,64% (cụ thể giảm 3 điểm cơ bản so với quý trước)

– Cùng với đó chi phí huy động giảm 116 điểm cơ bản so với cùng kỳ còn 4,32% (tăng 4 điểm cơ bản so với quý trước). 

Lợi suất gộp trong kỳ này phản ánh mặt bằng lợi suất thấp và việc OCB cung cấp các gói cho vay ưu đãi lãi suất. Và kế hoạch cho những tháng cuối năm 2021 này, OCB đặt ra kế hoạch cho vay với lãi suất thấp hơn 1-1,5% lãi suất cho vay hiện tại đối với các khoản vay mới. Trước đó thì ngân hàng có giảm bình quân 0,5-1% lãi suất đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Như vậy thu nhập lãi thuần tăng 24,6% so với cùng kỳ, đạt 1.355 tỷ đồng trong quý III/2021 và tăng 22,5% so với cùng kỳ đạt mức 4.155 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm này. 

Về thu nhập ngoài lãi tăng 62,3% so với cùng kỳ và đạt 642 tỷ đồng, chủ yếu do lãi mua bán trái phiếu tăng 298% so với cùng kỳ và đạt 374 tỷ đồng.

Tuy nhiên lãi thuần HĐ dịch vụ giảm 38,7% so với cùng kỳ vì thu nhập từ hoa hồng bancassurance kém do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài. 

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm, thu nhập ngoài lãi tăng 25% với lãi mua bán trái phiếu tăng 42% và lãi thuần HD dịch vụ giảm 11%. 

Nguồn đóng góp chủ yếu cho OCB vẫn là lãi mua bán trái phiếu đóng góp 21,1% tổng thu nhập hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2021. 

Năng suất hoạt động vẫn duy trì tốt 

Trong quý III, chi phí hoạt động tăng 12,4% so với cùng kỳ lên 623 tỷ đồng (tăng 1,8% so với quý trước), chủ yếu do chi phí nhân viên tăng 410 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng nhưng lại giảm 1,6% so với quý trước. Chi phí nhân viên giảm vì số lượng nhân viên giảm 5,6% mặc dù mức lương trung bình tăng 4,2%. Tổng thu nhập hoạt động giảm 9,1% so với quý trước, hệ số CIR của OCB lại tăng từ 27,8% tại thời điểm cuối quý I/2021 lên 31,1% tại thời điểm cuối quý III.

Chất lượng tài sản của OCB được cải thiện đáng kể 

Về tỷ lệ nợ xấu của OCB giảm nhẹ từ 1,53% tại thời điểm cuối quý II/2021 xuống còn 1,51% trong quý III. Chú ý nhất là tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm còn 1,4% nhờ vào tỷ lệ trả nợ của khách hàng ComB được cải thiện đáng kể. Hệ số LLR tăng từ 70% tại thời điểm cuối quý I lên 75% trong quý III năm nay. Chi phí dự phòng giảm 5% so với cùng kỳ xuống còn 267 tỷ đồng. Tính cả 9 tháng đầu năm 2021 thì tổng chi phí dự phòng ghi nhận là 661 tỷ đồng (giảm 30% so với cùng kỳ). Tỷ lệ nợ tái cơ cấu tại thời điểm cuối tháng 8/2021 là khoảng 1.300 tỷ đồng, bằng 1,39% dư nợ cho vay của OCB.

Như vậy trên đây là những thông tin về tình hình kinh doanh trong quý III/2021 của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB), cũng như về mã cổ phiếu của ngân hàng OCB mà daututietkiem.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông tin vừa rồi có thể giúp bạn nắm được tình hình hoạt động của OCB trong năm 2021 này. 

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC