Đôi nét về Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Petroleum Group (viết tắt là Petrolimex). Vào ngày 01/12/2011, tập đoàn được thành lập từ việc cổ phần hóa và tái cấu trúc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tổ khi đã thành công IPO trong năm 2011. Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm phần lớn thị phần xăng dầu cả nước.
Bên cạnh lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm hóa dầu, khí lỏng và vận tải xăng dầu. Petrolimex còn đầu tư vào các ngành nghề như: Thiết kế, xây lắp cơ khí, các thiết bị xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác. Trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu VIệt Nam như PLC, PGC, PG Tanker, Pjico,…
Là một doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu trong nước. Tập đoàn dầu khí Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Lịch sử cổ phiếu PLX
Ngày 26/05/2016, tập đoàn phát hành cổ phần riêng lẻ cho Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil & Energy Việt Nam, nâng vốn điều lệ của công ty từ 10.700 tỷ đồng lên 11.388 tỷ đồng.
Ngày 28/07/2016 Tập đoàn phát hành cổ phần ưu đãi hoàn lại cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% để nâng vốn điều lệ từ 11.388 tỷ đồng lên 12.938 tỷ đồng
Tập đoàn chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HOSE và trở thành doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam vào ngày 21/4/2017. Mức niêm yết hơn 1,29 tỷ cổ phiếu với mã PLX, trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu PLX ghi nhận là 43.200 đồng/cổ phiếu.
Với mức giá này đã giúp tập đoàn có con số giao động ấn tượng trong biên độ giao dịch 20% từ 34.560 đồng/cổ phiếu đến 51.840 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của Petrolimex có thể đạt mức 67.000 tỷ đồng và đưa Petrolimex vào trong top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giá cổ phiếu PLX hiện nay
Hiện tại giá cổ phiếu của PLX ghi nhận được là 58.800 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch là 2,612,300 lượt giao dịch.

Giá cổ phiếu PLX hiện nay
Tình hình kinh doanh của PLX
Trong quý III/2021 lợi nhuận bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch Covid bùng phát. Lợi Nhuận thuần quý III/2021 của cổ phiếu tăng 26,1%, svck lên 34.625 tỷ đồng nhờ tác động mạnh mẽ của giá bán bình quân tăng, con số này bù đắp lại được mức giảm 23% svck của sản lượng tiêu thụ dầu trong nước.
Lợi nhuận gộp quý III giảm 35% svck do ảnh hưởng tiêu cực của sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ, dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm 5,5% điểm.
Thu nhập từ công ty liên kết trong quý giảm 52% xuống còn mức 73 tỷ đồng chủ yếu do đóng góp thấp hơn của Castrol BP Petco. Trong khi doanh thu tài sản chính tăng 32,8% lên đến 263 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi và lãi chênh lệch tỷ giá cao hơn. Lợi nhuận ròng của PLX thì giảm 91,1% xuống còn 76 tỷ đồng.
Triển vọng tăng trưởng vẫn có thể duy trì ở mức tích cực với doanh thu thuần trong 9 tháng năm 2021 của PLX tăng 29,2% lên đến 119.741 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận ròng tăng 60 lần từ mức thấp trong 9 tháng năm 2020 lên 2.235 tỷ đồng nhờ giá nhiên liệu tăng mạnh. Lợi nhuận ròng tăng mạnh hoàn thành 65,4% dự phòng lợi nhuận năm 2021.
Với kỳ vọng kết quả kinh doanh trong quý 4/2021 và năm 2022 sẽ tích cực hơn nhờ vào sự phục hồi của hoạt động sản xuất và di chuyển cộng đồng tại Việt Nam từ 04/21 trở đi khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Đáng chú ý hơn lượng hàng tồn kho của PLX đã tăng 41% svck và 25% kể từ đầu năm vào cuối quý III/2021 trong bối cảnh giá nhiên liệu đang trên đà tăng cũng có thể giúp công ty cải thiện biên LN gặp trong quý sắp tới. Theo HSC dự báo lợi nhuận ròng của PLX sẽ tăng trưởng lần lượt là 245,8% và 27,7% trong năm 2021, 2022.
Tuy nhiên tình hình đại dịch Covid vẫn còn kéo dài vẫn chưa biết hồi kết, như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu.
Có nên mua cổ phiếu của PLX không?
Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối xăng dầu tại Việt Nam
Petrolimex là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Sở hữu 60% tổng thị phần xăng dầu nội địa, PLX là công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực phân phối xăng dầu Việt Nam. Đáng chú ý, PLX sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh giúp công ty chiếm ưu thế trong ngành, bao gồm:
– Mạng lưới cửa hàng xăng dầu rộng khắp cả nước
– Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất trong các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.
– Biên lợi nhuận cao hơn nhờ khả năng tối ưu hóa giá CIF
Mức tiêu thụ xăng dầu trong nước cao
Dự kiến tiêu thụ xăng dầu trong nước sẽ sớm quay lại “bình thường mới”. Theo HSC cho rằng tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam (tính trên đầu người vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, thị trường xăng dầu Việt Nam sẽ được kỳ vọng tăng trưởng cao trrong tương lai. BMI Research dự báo mức tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép -4,7% trong năm năm tới, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 1,3%. Nhìn chung, với kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của PLX trong năm 2021 sẽ duy trì ở mức tương đương năm 2020, trước khi đạt tốc độ tăng trưởng kép là 5% trong năm 2022 và năm 2023 sau khi đại dịch được kiểm soát.
Triển vọng tích cực trong những năm tới
Dự báo lợi nhuận ròng của của PLX sẽ tăng mạnh 245,8% trong năm 2021 từ mức thấp của năm 2020, sau đó đạt mức tăng trưởng kép là 16,1% trong 2022 và năm 2023 nhờ vào:
– Mức tăng trưởng kép tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu đạt 4,9% trong năm 2021 đến năm 2023.
– Giá bán trung bình cao và ổn định nhờ giá dầu Brent trung bình dự kiến dao động quanh 70 USD/thùng trong hai năm tới.
Khuyến nghị mua cổ phiếu
Báo cáo lần đầu với khuyến nghị khả quan và giá mục tiêu là 64.900 đồng/cổ phiếu. Động lực tăng giá bao gồm sản lượng tiêu thụ xăng dầu cao hơn dự kiến và thương vụ thoái vốn khỏi PG Bank. Và những rủi ro giảm giá đến từ việc:
– Đại dịch Covid-19 kéo dài có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu
– Rủi ro biến động giá dầu thế giới
– Nguy cơ bị thay thế bởi sự phát triển của xe điện trong dài hạn.
Trên đây là những thông tin về tình hình cổ phiếu của Tập đoàn xăng dầu VIệt Nam do daututiekiem.vn tổng hợp được. Có thể nói trong thời gian khi mà cả nước vẫn còn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch gây nên, khiến cho tình hình của doanh cũng đôi chút ảnh hưởng. TUy nhiên để đánh giá mức cổ phiếu của PLX hiện tại thì quả thực đây có thể là lựa chọn phù hợp đối với những ai muốn đầu cơ. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mã cổ phiếu của PLX.
Xem thêm:
-
Cổ phiếu của Masan Consumer – Có nên đầu tư hay không?