Tình hình kinh doanh của DCM – Có nên đầu tư hay không? 

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Giới thiệu về Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Giới thiệu về Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau hay có tên gọi tắt là PVCFC được thành lập ngày 9/3/2011. Tiền thân là Công ty Ban QLDA Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất dầu khí, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp với sứ mệnh phục vụ hàng triệu nông hộ bằng những dòng phân bón dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng. 

Nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ mới trên nền tảng công nghiệp hóa dầu phần nào đã giúp công ty đạt hiệu quả kinh doanh đồng thời góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế nông nghiệp nước nhà theo hướng phát triển xanh bền vững. 

Mã cổ phiếu DCM 

Ngày 11/12/2014, Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau đã có phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó số cổ phần được mang ra đấu giá là 128.951.300 cổ phần (chiếm tỷ lệ 24,36% vốn điều lệ) đã được bán hết. 

Ngày 15/01/2015, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, theo đó niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh với mã giao dịch là DCM, vốn điều lệ với 5.294 tỷ đồng. Trong ngày giao dịch đầu tiên giá cổ phiếu ghi nhận được là 13.600 đồng/cổ phiếu. 

Hiện tại giá cổ phiếu ghi nhận tại thời điểm viết bài là 38.000 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch 7.895.400 lượt giao dịch. 

Thông tin về cổ phiếu DCM

Thông tin về cổ phiếu DCM

Cơ hội khi đầu tư vào cổ phiếu DCM 

Nhìn lại năm 2020, khi kinh tế của đa số các ngành đều chịu tổn thất nặng nề do đại dịch gây ra, tuy nhiên ngành phân bón lại ít chịu ảnh hưởng. Nhu cầu tiêu thụ phân bón toàn cầu ước đạt 191,4 triệu tấn, tăng trưởng 1,5% yoy được hưởng lợi từ các yếu tố lựi nhuận ngành nông nghiệp toàn cầu trong khu vực Nam Á, đồng thời đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành phân bón toàn cầu trong năm 2020. 

Theo dự báo của Viện quản trị và tài chính IFA dự tính, nhu cầu tiêu thụ phân bón toàn cầu trong năm nay sẽ tăng khoảng 1,8% so với năm 2020 do nhu cầu phục hồi ở hầu hết các khu vực. Xét về trung hạn, IFA đưa ra dự báo trong giai đoạn năm 2021 – 2024, nhu cầu phân bón toàn cầu dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 0,9%/năm avf đạt khoảng 198,5 triệu tấn vào năm 2024. Theo đó, ngành phân bón toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục bổ sung công suất và đưa vào vận hành trong 5 năm tới đây. 

Tình hình kinh doanh 

Kết quả kinh doanh của DCM trong năm 2021

Kết quả kinh doanh của DCM trong năm 2021

Theo công bố từ kết quả kinh doanh quý III/2021 của công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau (DCM) ghi nhận ấn tượng với lợi nhuận thuần tăng 274% so với cùng kỳ lên 377 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu thuần là 1.812 tỷ đồng (giảm 10,3% so với cùng kỳ). Doanh thuần giảm chủ yếu do sản lượng tiêu thụ giảm trong khi lợi nhuận thuần tăng nhờ giá bán bình quân tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần đạt  6.048 tỷ đồng (tăng 14,2% so với cùng kỳ), lợi nhuận thuần đạt 819 tỷ đồng (tăng 79,1% so với cùng kỳ). 

Sản lượng tiêu thụ cũng giảm theo công ty, cụ thể trong quý III/2021 giảm 30% so với cùng kỳ xuống còn khoảng 205.000 tấn. Lý do giảm một phần bởi do tình hình giãn cách xã hội, các thành phố bị phong tỏa khiến cho khâu vận chuyển đi lại khó khăn, hoặc một phần có kế hoạch muốn trì hoãn doanh thu sang quý IV/2021. 

Tính đến cuối tháng 9 năm 2021, số lượng hàng tồn kho của công ty đạt 1.446 tỷ đồng (tăng 63,2% so với quý trước và tăng 40% so với cùng kỳ). 

Thay đổi giá bán khiến tỷ suất lợi nhuận tăng 

Trong quý III, tỷ suất lợi nhuận tăng một phần nhờ giá bán, theo đó giá bán bình quân tăng lên khoảng 9.200đ/kg (tăng 64% so với cùng kỳ) theo xu hướng tăng giá urê toàn cầu. Giá đầu cũng tăng nhưng chậm hơn so với giá bán. 

Theo công ty chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC) ước tính giá dầu Brent tăng 71% so với cùng kỳ trong quý III/2021. Theo đó giá dầu của công ty DCM cũng tăng 49% so với cùng kỳ. Do giá bán tăng mạnh vậy nên tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý III đã tăng đáng kể lên đến 32,2% so với 12,7% trong quý III năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận gộp trong 9 tháng đầu năm tăng 22,8% so với 16,5% trong 9 tháng đầu năm 2020. 

Định giá cổ phiếu DCM 

Theo dự tính về triển vọng cải thiện dựa trên ước tính lợi nhuận thuế của quý III/2021 là 393 tỷ đồng (tăng khoảng 257% yoy). Kết quả này một phần dựa trên giá urea ở mức cao thúc đẩy kết quả kinh doanh vượt trội của DCM. Theo phía công ty chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh dự tính tăng 53% và 44 % ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 và 2022 lên 1.559 tỷ đồng (tăng 118% yoy). Do tình trạng thiếu nguồn cung cấp than hiện tại cùng với việc Trung Quốc hạn chế sản xuất và nhu cao từ Ấn Độ có thể hỗ trợ cho giá urea tăng. Vậy nên theo tình hình thì cổ phiếu của DCM có thể là cổ phiếu tốt nhà đầu tư tích lũy và điều chỉnh trong thời gian ngắn hạn. 

Như vậy trên đây là tình hình kinh doanh cũng như nhận định về cổ phiếu DCM của công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau. Hy vọng qua những thông tin vừa rồi bạn có thể biết thêm về mã cổ phiếu này từ đó có kế hoạch đầu tư hợp lý và mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC