Cán cân thương mại là gì? Tổng quan về cán cân thương mại tại Việt Nam

0
Tài chính

Cán cân thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, nó là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, thể hiện tình trạng xuất nhập khẩu của một nước. Vậy cán cân thương mại là gì cũng như tình hình cán cân thương mại tại Việt Nam hiện nay như thế nào. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về cán cân thương mại

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại (Balance of trade) là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, nó thể hiện mức chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia (X – M). Ngoài ra, cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng (NX) hoặc thặng dư thương mại. Theo đó, do sản lượng trong nước và vấn đề việc làm cũng như cán cân đối ngoại đều chịu ảnh hưởng bởi cán cân thương mại  (NX là thành tố của tổng sản phẩm quốc nội – GDP) nên nhận được sửa quan tâm của các quốc gia. 

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, những thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định (có thể quý hoặc năm) trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) đều được thể hiện qua cán cân thương mại. Cụ thể:

  • Khi mức chênh lệch > 0, thì cán cân thương mại có thặng dư
  • Khi mức chênh lệch < 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt 
  • Khi mức chênh lệch = 0, thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thương mại là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế

Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế

Cán cân thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, nó phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau:

– Yếu tố để giúp các quốc gia có thể nhìn ra được trong việc xuất nhập khẩu có những thay đổi như thế nào cũng như thấy được mức độ chênh lệch trong các thời gian cụ thể chính là cán cân thương mại. 

– Đối với một quốc gia, xuất nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm vì đôi lúc có thể xem xuất – nhập khẩu là nguồn thu (chính) và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Mà ở đây, một trong những yếu tố giúp cho các quốc gia nhìn ra được những thay đổi trong xuất nhập khẩu lại chính là cán cân thương mại. Cụ thể:

+ Đối với tiền tệ của một đất nước, cán cân thương mại góp phần thể hiện sự cung cầu cũng như sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Có nghĩa là trên thị trường quốc tế, cán cân thương mại có thể sẽ nói lên được khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường đó.

+ Quốc gia có thể đưa ra được kết luận về tình trạng cán cân vãng lai và những ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế vĩ mô nhờ vào tình hình của cán cân thương mại. Do đó, cán cân thương mại giúp một quốc gia có thể đưa ra được các chính sách và những phương án thích hợp, hiệu quả để nền kinh tế vĩ mô của quốc gia đó được đảm bảo.

+ Bên cạnh đó, mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán cũng được thể hiện qua cán cân thương mại. Theo đó, nếu cán cân thương mại có thâm hụt thì có nghĩa là mức chi của quốc gia đó nhiều hơn là thu, tiết kiệm cũng như ít hơn đầu tư. Nhờ vào đó mà có thể đưa ra được những chính sách để cải thiện tốt hơn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và lâu dài hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một quốc gia, trong đó có các yếu tố cơ bản sau đây:

Nhập khẩu

Khi GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tăng thì nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng này phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu biên – MPZ (MPZ là phần có thêm của GDP mà người dân muốn chi cho nhập khẩu). Ví dụ: MPZ bằng 0,3, nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng cho nhập khẩu là 0,3 đồng.

Bên cạnh đó, ngoài GDP thì nhập khẩu còn phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và cải nước ngoài. Theo đó, nhập khẩu sẽ tăng lên nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế và ngược lại.

Ví dụ: Nếu giá của ghế massage sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá ghế massage tại Nhật thì hoạt động nhập khẩu ghế massage sẽ tăng lên bởi lúc này người dân có xu hướng tiêu thụ ghế massage Nhật nhiều hơn.

Xuất khẩu

Do giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước này lại chính là giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước khác nên hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào tình hình giá cả của nước khác. Do đó, xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia đối tác khác. Bên cạnh đó, xuất khẩu thường được coi là yếu tố tự định trong các mô hình kinh tế.

Tỷ giá hối đoái

Giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế bị tác động trực tiếp bởi tỷ giá hối đoái, đây chính là một yếu tố quan trọng. Theo đó, giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn khi tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên, trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn.

Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng nhất trong cán cân thương mại

Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng nhất trong cán cân thương mại

Do đó, xuất khẩu sẽ gặp bất lợi khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên và nhập khẩu thuận lợi hơn, kết quả là xuất khẩu ròng giảm và ngược lại, xuất khẩu sẽ có lợi thế khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.

Ví dụ: Tại Việt Nam, giá của một bộ ấm chén là 280.000 VNĐ và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 88 CNY (nhân dân tệ). Giả sử tỷ giá hối đoái là 1 CNY = 3000 VNĐ thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 264.000 VNĐ trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 280.000 VNĐ. Lúc này, bộ ấm chén của Trung Quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ giá hối đoái thay đổi thành 3.400 VNĐ = 1 CNY thì lúc này giá bán của bộ ấm chén Trung Quốc là 2901.200 VNĐ. So với bộ ấm chén Việt Nam thì bộ ấm chén của Trung Quốc sẽ kém lợi thế cạnh tranh hơn.

Thu nhập

Khi thu nhập trong nước tăng, đồng thời sẽ kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng tăng lên. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác sẽ được tăng lên khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, điều này làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng theo. Cán cân thương mại bị ảnh hưởng bởi mức thu nhập của người tiêu dùng trong nước và cả người tiêu dùng nước ngoài.

Tỷ lệ trao đổi

Yếu tố biểu hiện mức giá mà một nước chấp nhận trả cho hàng hóa nhập khẩu với giá hàng hóa xuất khẩu của nước đó. Có thể hiểu, tỷ lệ trao đổi chính là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu, do đó yếu tố này có ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế

Cán cân thương mại chịu ảnh hưởng mạnh bởi các chính sách thuế và bảo hộ hàng hóa trong nước. Theo đó, để cải thiện cán cân thương mại nó sẽ hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng. Ngoài ra, cán cân thương mại cũng sẽ phải chịu tác động mạnh từ các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác.

Bên cạnh đó, ngoài các yếu tố nói trên đây thì cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia cũng như các chu kỳ kinh tế của quốc gia và thế giới,…

Công thức tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại thể hiện mức chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia (X – M). Theo đó, ta có công thức tính cán cân thương mại như sau:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu – Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu

Giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ như thế nào?

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng nhanh và mạnh đến trạng thái cán cân thương mại. Qua đó có thể nói, mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:

Tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá hối đoái

Trong quá trình xuất nhập khẩu, nếu mức xuất khẩu của một quốc gia nhiều hơn nhập khẩu, có nghĩa rằng nhu cầu của quốc gia này đang tăng cao và nhu cầu về tiền cũng ở mức cao. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền sẽ tăng giá khi cung cao. 

Có thể nói theo một cách khác, nhu cầu về tiền của một đất nước sẽ thấp nếu như lượng nhập khẩu của nước này nhiều hơn xuất khẩu và giá trị của đồng tiền sẽ giảm so với giá trị bình thường của chúng.

Cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

Cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

Sự phát triển của cán cân thương mại sẽ bị ảnh hưởng khi tỷ giá hối đoái giảm. Có nghĩa là các mặt hàng của họ đắt hơn khi đồng tiền của nước này tăng nghĩa và để mua mặt hàng đó thì người ta sẽ mất nhiều tiền hơn. Do đắt nên sẽ mua ít hơn và ngược lại các mặt hàng sẽ rẻ hơn nếu đồng tiền giảm và người ta sẽ mua nhiều hơn, dẫn đến cán cân thương mại của các nước cân bằng hơn.

Giải đáp các vấn đề liên quan đến cán cân thương mại

Cán cân thương mại âm là gì?

Có nghĩa là việc chi cho nhập khẩu nhiều hơn thu nhập từ xuất khẩu. Nói một cách đơn giản là mức nhập khẩu của một quốc gia nhiều hơn so với xuất khẩu. Cán cân thương mại âm còn được gọi là cán cân thương mại thâm hụt.

Công thức tính cán cân thương mại âm như sau:

Thâm hụt thương mại = Tổng giá trị nhập khẩu – Tổng giá trị xuất khẩu

Thông thường, khi một quốc gia không sản xuất đủ hàng hóa cho công dân trong nước thì thâm hụt thương mại sẽ xảy ra. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại đôi khi lại là biểu hiện cho thấy, ở quốc gia đó người tiêu dùng đủ giàu có để có thể mua nhiều hàng hóa hơn khả năng sản xuất của quốc gia đó.

Cán cân thương mại bị thâm hụt bởi những nguyên nhân nào?

Cán cân thương mại bị thâm hụt bởi những nguyên nhân cụ thể dưới đây:

Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư

Theo đó, chính sách tiền tệ sẽ bị nới lỏng khi đầu tư tăng cao, điều này sẽ khiến cho lãi suất trong nước bị giảm xuống từ đó làm tăng đầu tư trong nước.

Tình trạng thâm hụt thương mại xảy ra khi mức tiết kiệm thấp đồng nghĩa với việc mức tiết kiệm của người dân sẽ thấp. 

Bên cạnh đó, người dân sẽ có cảm giác giàu hơn nếu thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng nóng, do đó sẽ làm cho tiêu dùng tăng lên và giảm tiết kiệm xuống.

Do lạm phát cao

Theo đó, cán cân thương mại sẽ phần nào bị tác động mạnh mẽ khi lạm phát tăng cao. Thực tế, giá cả hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu cũng sẽ trở nên rẻ hơn khi mà tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên. Còn hàng giá xuất khẩu thì sẽ lại đắt hơn đối với hàng hóa và dịch vụ nước khác. Có thể coi, đây là một quy luật hết sức tự nhiên.

Do thâm hụt ngân sách

Việc ngân sách thâm hụt cũng chính là việc thâm hụt cán cân vãng lai. Theo đó, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại tại Việt Nam là do trong những năm qua nước ta đang tập trung theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, nền kinh tế bị suy thoái cũng đã khiến cho chính phủ phải tăng chi ngân sách lên để có thể đảm bảo thực hiện được mục tiêu.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư tràn lan nhưng lại không thu được hiệu quả cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho ngân sách bị thâm hụt.

Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Tại Việt Nam, có thể coi cơ cấu hàng hóa là vấn đề thương mại tạo thương mại (tăng tỷ lệ xuất khẩu cũng đồng thời với tăng tỉ lệ nhập khẩu, nguyên liệu nhập khẩu là 2/3 giá trị xuất khẩu), các hàng hóa trong nước có năng lực cạnh tranh còn thấp.

Bên cạnh đó, nước ta chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp chứ chưa gia nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực.

Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Trong WTO và các cam kết trong thỏa thuận thương mại khu vực thì chính sách giảm thuế nhập khẩu cũng đã và đang bắt đầu thực hiện tại Việt Nam. Điều này cũng có những tác động đến cán cân thương mại.

Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Cán cân thương mại thâm hụt tốt hay xấu?

Theo đó, cán cân thương mại thâm hụt vừa có tác động tốt và vừa có tác động xấu đến nền kinh tế, cụ thể:

Mặt tốt

– Nhập khẩu hàng hóa từ những quốc gia khác sẽ gia tăng khi việc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này sẽ giúp giá của hàng tiêu dùng trong nước giảm xuống vì tăng số lượng đối thủ cạnh tranh và lạm phát của nền kinh tế trong nước cũng được giảm thiểu khi giá cả thấp. Bên cạnh đó, các mặt hàng và dịch vụ cho công dân của quốc gia đó cũng được đa dạng hóa khi nhập khẩu tăng.

– Nhập khẩu nhiều chứng tỏ một quốc gia đang phát triển mạnh và so với khả năng sản xuất trong nước thì tiêu thụ của công dân nước đó cũng nhiều hơn. Như vậy, có thể nhận biết được dấu hiệu một quốc gia đang phát triển khi cán cân thương mại thâm hụt.

Mặt xấu

– Theo đó, việc làm trong nước có thể bị mất đi nếu nhu cầu về hàng nhập khẩu của một quốc gia nhiều hơn xuất khẩu. Do sự cạnh tranh đến từ những hàng hóa nhập khẩu, các công ty trong nước không thể sản xuất với chi phí thấp hơn để cạnh tranh, điều này dẫn đến việc cắt giảm số lượng lao động, các công nhân viên cũng bị giảm thu nhập.

– Giá trị của tiền tệ sẽ giảm khi nhu cầu xuất khẩu giảm so với nhập khẩu.

– Bên cạnh đó, lãi suất ở quốc gia đó có thể bị tác động bất lợi khi cán cân thương mại liên tục âm. Giá trị đồng tiền của một quốc gia sẽ bị giảm xuống bởi áp lực giảm giá đối với đồng tiền đó, điều này khiến cho giá hàng hóa bằng đồng tiền đó đắt hơn và có thể dẫn đến lạm phát. Theo đó, ngân hàng trung ương có thể ban hành các công cụ chính sách tiền tệ hạn chế bao gồm tăng lãi suất và giảm cung tiền để chống lạm phát. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng có thể gặp trở ngại bởi cả lạm phát và lãi suất cao.

Cán cân thương mại dương là gì?

Là khi chi cho hoạt động nhập khẩu thấp hơn thu nhập từ hoạt động xuất khẩu. Có thể hiểu một cách đơn giản, đây có nghĩa là mức xuất khẩu một nền kinh tế nhiều hơn nhập khẩu. Cán cân thương mại dương còn được gọi là cán cân thương mại thặng dư.

Theo đó, thặng dư thương mại là đại diện cho một dòng tiền chảy vào nội địa từ thị trường nước ngoài và nó hoàn toàn trái ngược với thâm hụt thương mại (đại diện cho một dòng tiền chảy ra).

Tác động của cán cân thương mại thặng dư (thặng dư thương mại)

Thặng dư thương mại có thể tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nó cũng có thể dẫn đến giá cả và lãi suất cao hơn trong một nền kinh tế.

Theo đó, do cán cân thương mại cho phép một quốc gia có quyền kiểm soát phần lớn tiền tệ của mình thông qua ngoại thương nên cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ của nó trên thị trường toàn cầu. Trong một số trường hợp so với các loại tiền tệ khác, thặng dư thương mại giúp củng cố tiền tệ của quốc gia, gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tỷ lệ hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia so với các quốc gia khác, cũng như các yếu tố thị trường khác.

So sánh cán cân thương mại và cán cân thanh toán

Trong kinh tế học, cán cân thương mại và cán cân thanh toán là hai khái niệm rất phổ biến và là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Dưới đây là bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa cán cân thương mại và cán cân thanh toán:

Tiêu chí so sánh Cán cân thương mại Cán cân thanh toán
Giống nhau Đều là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng có vai trò lớn trong việc phản ánh nền kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định
Khác nhau
Khái niệm Cán cân thương mại (Balance of trade) là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, nó thể hiện mức chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia (X – M) trong một khoảng thời gian nhất định (có thể quý hoặc năm). Ngoài ra, cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng (NX) hoặc thặng dư thương mại. Cán cân thanh toán (Balance of Payments – BOP) là một bảng dữ liệu cung cấp thông tin về kết quả của các giao dịch quốc tế trong một thời điểm cụ thể của một quốc gia (thường là một năm).
Bản chất Phản ánh mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập trong một thời điểm nhất định của một quốc gia (quý hoặc năm) Cán cân thanh toán thể hiện qua hai tài khoản chính:

–  Tài khoản vãng lai (CA): Ghi chép toàn bộ các giao dịch hàng hóa và dịch vụ (giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, các khoản nhận

hay thanh toán thu nhập)

– Tài khoản vốn và tài chính (KA): Ghi chép các khoản vay hay cho vay nước ngoài và các dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp diễn ra trong thời điểm nhất định với nước ngoài (thường là một năm)

Chuyển vốn Không được bao gồm trong cán cân thương mại Được bao gồm trong cán cân thanh toán
Thành phần Là một thành phần của Tài khoản vãng lai thanh toán Gồm tài khoản vãng lai và tài khoản vốn
Phạm vi Nắm bắt tất cả các giá trị nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa  Nắm bắt tất cả các giao dịch kinh tế hữu hình và vô hình trên toàn thế giới
Phản ánh Cán cân thương mại thể hiện cái nhìn của một nửa bức tranh về tình hình kinh tế của đất nước Cán cân thanh toán thể hiện một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh tế của đất nước
Kết quả tính toán Có thể thuận lợi, không thuận lợi hoặc bằng nhau Về mặt lý thuyết, kết quả tính toán bằng không vì các khoản thu luôn được cân bằng với các khoản thanh toán

Tình hình cán cân thương mại tại Việt Nam hiện nay

Cán cân thương mại Việt Nam năm 2021

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 12/2021 cán cân thương mại xuất siêu 2,97 tỷ USD, nâng tổng mức xuất siêu của Việt Nam trong năm 2021 lên 4,08 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam theo từng tháng trong giai đoạn 2020-2021 (Đơn vị: Triệu USD)

Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam theo từng tháng trong giai đoạn 2020-2021 (Đơn vị: Triệu USD)

Cụ thể, tháng 12/2021 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 66,21 tỷ USD, so với kết quả thực hiện ở tháng trước đó tăng 6%.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam luỹ kế đến hết năm 2021 đạt 668,55 tỷ USD, so với năm 2020 tăng 22,6%.

Về xuất khẩu năm 2021 tăng 19%

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2021 ước tính đạt 34,5 tỷ USD, so với tháng trước tăng 8,3%, so với cùng kỳ năm trước tăng 24,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,2 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 29,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 25,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng trước, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý 4/2021, ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt 95,6 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 19,4% và tăng 16,4% so với quý 3/2021 (so với quý 2/2021 tăng 19,5% và so với quý 1/2021 tăng 21,9%). 

Tính chung năm 2021, ước tính đạt 336,25 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, so với năm trước tăng 19%. Trong đó, đạt 88,71 tỷ USD khu vực kinh tế trong nước, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6%. 

Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2021, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).

Năm 2021, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể: Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,3%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 93%; dệt may chiếm 61,7%; giầy dép các loại chiếm 79,3%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,2%, so với năm trước tăng 0,6 điểm %; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,1%, giảm 0,2 điểm %; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,6%, giảm 0,4 điểm %; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,1%, bằng năm trước.

Về nhập khẩu năm 2021 tăng 26,5%

Tháng 12/2021, ước tính đạt 32 tỷ USD đối với nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, so với tháng trước tăng 4,5%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,9 tỷ USD, tăng 7,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,1 tỷ USD, tăng 3,1%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17%.

Trong quý 4/2021, ước tính đạt 89,07 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu, so với cùng kỳ năm trước tăng 16% và so với quý 3/2021 tăng 6,2% (tăng 6,5% so với quý 2/2021 và so với quý 1/2021 tăng 17,6%). 

Tính chung năm 2021, ước tính đạt 332,25 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, so với năm trước tăng 26,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%.  

Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Có 47 mặt hàng nhập khẩu trong năm 2021, đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 94,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Năm 2021, về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, so với năm trước tăng 0,2 điểm %, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,6%, giảm 2,1 điểm %; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 46,9%, tăng 2,3 điểm %. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%, giảm 0,2 điểm %.

Thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá chủ yếu của Việt Nam năm 2021

Thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá chủ yếu của Việt Nam năm 2021

Cán cân thương mại Việt Nam năm 2022

Tháng 1/2022

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2022 đạt 60,29 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, so với tháng 12/2021 giảm 8,9% và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Về xuất khẩu trong tháng 1/2022, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 30,84 tỷ USD, so với tháng 12/2021 giảm 10,8% và tăng 8,1% so với tháng 1/2021.

Trong tháng 1/2022, trị giá xuất khẩu đạt mức cao nhất ở các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,5 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,1 tỷ USD; Hàng dệt may 3,57 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 3,49 tỷ USD; Giày dép các loại 1,93 tỷ USD.

Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2021-2022. Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2021-2022. Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Về nhập khẩu trong tháng 1/2022, đạt 29,45 tỷ USD tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam, so với tháng trước đó giảm 6,9%. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 1 năm nay tăng 11,3% so với tháng 1/2021.

Trong tháng 1/2022, trị giá nhập khẩu đạt mức cao nhất ở các mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 7,12 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 3,92 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 2 triệu USD; Vải các loại 1,39 tỷ USD; Sắt thép các loại 1,07 tỷ USD và chất dẻo các loại 1,01 tỷ USD.Về nhập khẩu trong tháng 1/2022, đạt 29,45 tỷ USD tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam, so với tháng trước đó giảm 6,9%. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 1 năm nay tăng 11,3% so với tháng 1/2021.

Tính chung trong tháng 1/2022, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,4 tỷ USD.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu thực hiện là 30,84 tỷ USD, chênh 1,84 tỷ USD so với con số của Tổng cục Thống kê ước tính kim ngạch xuất khẩu tháng 1 đạt mức 29 tỷ USD trước đó.

Tháng 2/2022

Chốt số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2022 Việt Nam nhập siêu 1,96 tỷ USD.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 48,8 tỷ USD, so với tháng 1/2022 giảm 19,1%; Nguyên nhân khiến cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm xuống một phần có ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 2 năm nay vẫn tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Về xuất khẩu, trong tháng 2/2022 tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,42 tỷ USD, so với tháng 1/2022 giảm 24,1% và tăng 11% so với tháng 2/2021.

Theo đó, trị giá xuất khẩu tháng 2/2022 đạt mức cao nhất ở các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,84 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,83 tỷ USD; Hàng dệt may 2,05 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 2,77 tỷ USD; Giày dép các loại 1,34 tỷ USD.

Về nhập khẩu, trong tháng 2/2022 tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đạt 25,38 tỷ USD, so với tháng trước đó giảm 13,8% và tăng 16,7% so với tháng 2/2021.

Trong tháng 2, trị giá nhập khẩu đạt mức cao nhất ở các mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,56 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 3 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,63 triệu USD; Chất dẻo các loại 1,05 tỷ USD; Vải các loại 943 triệu USD và Sắt thép các loại 931 triệu USD.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 2/2022 thâm hụt 1,96 tỷ USD.

Nhìn chung, mức thâm hụt thực hiện đã thấp hơn đáng kể so với con số mà Tổng cục Thống kê ước tính trước đó (Việt Nam nhập siêu 2,34 tỷ USD trong tháng 2/2022).

Tháng 3/2022

Từ mức nhập siêu lớn tới gần 2 tỷ USD, trong kỳ 1 tháng 3 cán cân thương mại của Việt Nam đã đổi chiều sang xuất siêu 93 triệu USD.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 3/2022 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 30,33 tỷ USD, so với kỳ trước đó tăng 11,9%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lũy kế đến hết ngày 15/3 đạt 139,83 tỷ USD, tăng 14,1%.

Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong kỳ 1 tháng 3 thặng dư 93 triệu USD, lũy kế từ đầu năm đến hết 15/3 thâm hụt gần 500 triệu USD.

Về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 3/2022 đạt 15,32 tỷ USD tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, so với kỳ 2 tháng 2/2022 tăng 5,6%.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam luỹ kế đến ngày 15/3 đạt 69,78 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 12,2%.

Trong kỳ 1 tháng 3, trị giá xuất khẩu đạt mức cao nhất ở các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,78 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,26 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,61 tỷ USD; Hàng dệt may 1,39 triệu USD; Giày dép các loại 897 triệu USD.

Về nhập khẩu, trong kỳ 1 tháng 3/2022 đạt 15,01 tỷ USD tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam, so với kỳ trước đó tăng 20%. Luỹ kế đến hết kỳ 1 tháng 3, đạt 70,27 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu, tăng 16,5%.

Theo đó trong kỳ 1 tháng 3, trị giá nhập khẩu đạt mức cao nhất ở các mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,77 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,7 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 859 triệu USD; Chất dẻo nguyên liệu 630 triệu USD; Xăng dầu các loại 583 triệu USD; Vải các loại 578 triệu USD,…

Tính chung trong tháng 3/2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 1,39 tỷ USD. Tính chung quý 1/2022, ước tính xuất siêu cán cân thương mại hàng hóa đạt 809 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,76 tỷ USD).

Dự báo xuất khẩu tiếp tục bứt phá, chờ kỷ lục mới năm 2022

Bước sang năm 2022, ngành công thương tiếp tục đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu so với năm 2021 tăng khoảng 6-8% và duy trì trạng thái thặng dư đối với cán cân thương mại.

Theo đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra 3 kịch bản cho ngành trong năm 2022, sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 42,5-43,5 tỷ USD khi dịch bệnh được kiểm soát trong quý 1/2022; kiểm soát đạt 40 – 41 tỷ USD vào giữa năm và sẽ đạt 38 – 39 tỷ USD vào cuối năm. Theo Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 5 – 2022. 

Về phía doanh nghiệp, ông Vương Đức Anh – Chánh văn phòng Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhấn mạnh để đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2022, Vinatex đã chủ động trong việc làm chủ nguyên liệu từ bài học rút ra trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua để phát triển bền vững khi những dự báo về dịch bệnh còn kéo dài.

“Vinatex cùng các đơn vị thành viên tiếp tục đẩy mạnh phối hợp xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi – dệt – nhuộm – may hướng tới trở thành một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành dệt may thời trang” – ông Vương Đức Anh cho biết, Vinatex đã đưa vào hoạt động Nhà máy Sợi 3, Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài; Nhà máy Sợi 2, Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng trong năm 2021. Đối với các yêu cầu quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thì đây chính là cơ sở để Vinatex chủ động nguồn nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu đó.

Trong năm 2022, ngành da giày cũng hứa hẹn có nhiều cơ hội về xuất khẩu, theo Bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam cho biết, dự kiến tăng trưởng toàn ngành trong năm 2022 đạt khoảng 23-25 tỷ USD, so với năm 2021 tăng từ 10 – 15%.

Còn đối với ngành thép năm 2022, theo Hiệp hội Thép Việt Nam, khi dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát tốt sẽ tạo điều kiện cho các nhà máy thép hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, các FTA đã ký kết tiếp tục tạo cho các doanh nghiệp thép những cơ hội thuận lợi mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.

Dự báo xuất khẩu tiếp tục bứt phá, chờ kỷ lục mới năm 2022

Dự báo xuất khẩu tiếp tục bứt phá, chờ kỷ lục mới năm 2022

Theo Bộ Công Thương dự báo, những mặt hàng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục là các mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè và có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2022.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng dự báo sẽ có những thời cơ, thuận lợi và thách thức đan xen trong năm 2022. Theo Bộ trưởng, khi các nước dần kiểm soát được đại dịch Covid-19 dự báo xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi.

Ông cũng cho biết thêm, khi các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của hiệp định cùng thuế nhập khẩu ưu đãi của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm thì xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các FTA sẽ tiếp tục được tăng cường. Bên cạnh đó, các gói kích thích kinh tế, kích cầu tiêu dùng được nhiều nước triển khai, qua đó gia tăng nhu cầu hàng nhập khẩu.

Bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh thêm về 15 FTA đã được ký kết và mới nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đi vào thực thi từ ngày 1/1/2022, cho biết hoạt động thương mại của Việt Nam đang được các FTA đang hỗ trợ đắc lực với nhiều thị trường lớn.

Trong năm 2022, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nắm chắc các quy định để tận dụng các cơ hội, khắc phục những hạn chế, thách thức, khai thác, phát huy tối đa lợi thế của các FTA để có thể hỗ trợ tăng tốc xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Cùng với đó, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu phát triển bền vững; đồng thời, chú trọng đổi mới công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử…

Kết luận

Trên đây là những thông tin về cán cân thương mại là gì và tổng quan về tình hình cán cân thương mại tại Việt Nam hiện nay. Qua đó có thể thấy, cán cân thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, nó thể hiện tình trạng xuất nhập khẩu của một nước. Hy vọng với những nội dung bài viết này sẽ giúp bạn đọc quan tâm trang bị được những kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC