Tham nhũng có tác hại gì đối với nền kinh tế hiện nay?

0
Tài chính

Pháp luật nước Việt Nam những năm gần đây đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, thiệt hại vật chất của tham nhũng ngày càng hiện hữu. Cũng vì vậy mà tác hại về kinh tế của tham nhũng xảy ra là vô cùng lớn. 

Tác hại của tham nhũng đối với ngân sách như thế nào?

Ngân sách nhà nước là nguồn thu, chi cho tất cả các hoạt động của nhà nước ở trung ương cũng như địa phương. 

– Tội phạm tham nhũng có nhiều hình thức, phương pháp thực hiện tham nhũng, mà một trong số đó là tham ô tài sản. Tham ô tài sản có thể coi như một tội cơ bản và dễ dàng nhận ra đối với tác hại kinh tế cho ngân sách, ngân quỹ. 

Tác hại 1: Làm bội chi ngân sách ngân quỹ

– Thứ nhất, nó góp phần bội chi ngân sách ngân quỹ, khiến cho cơ quan, doanh nghiệp phải đau đầu tìm giải pháp thu chi cho hiệu quả.  Kể cả trường hợp tác động không quá lớn vào ngân sách thì nó cũng làm mất đi một lượng lớn tiền đầu tư vào các khoản chi. Như vậy sẽ không có các khoản chi cho những lĩnh vực nào đó do thiếu tiền hoặc vì thế mà lại phải thu thêm tiền vào.

Tác hại 2: Ảnh hưởng đến chức năng của ngân sách

– Thứ hai, tham nhũng ảnh hưởng đến chức năng của ngân sách nên hoạt động của cơ quan đơn vị bị ảnh hưởng do thiếu kinh phí hoạt động. Về lâu dài việc này dẫn tới hiệu quả làm việc của cơ quan tổ chức đó giảm sút kéo theo kết quả đạt được không cao, sản phẩm tạo ra không đạt chỉ tiêu về chất lượng. 

– Hậu quả sau cùng là một phần hoặc tất cả hoạt động của cơ quan đó bị kém hiệu quả. Một khi kết quả đạt được không cao nó sẽ khiến cho kết quả đạt được đó tạo ra giá trị thấp cho xã hội. Phần kết quả mất đi do có tham nhũng cũng sẽ tạo ra được tiền cho xã hội. Tuy nhiên thật đáng tiếc là kết quả đó-số tiền đó bị lãng phí.

Tác hại 3: Làm thiếu hụt ngân sách

– Thứ ba, tham nhũng tiền trong ngân sách làm thiếu hụt ngân sách buộc phải tăng thêm tiền trong thu ngân sách. Đây là một hậu quả hết sức quan trọng tăng thêm tiền vào các khoản thu ngân sách dẫn đến nhiều hậu quả khác. Đơn cử, đó là tăng thuế, tuy nhiên tăng thuế là một vấn đề nhạy cảm và không phải lúc nào cũng tăng được. 

Tác hại 4: Gây thất thoát cho ngân sách

– Thứ tư, tham nhũng gây thất thoát cho ngân sách. Như đã nói, nói gây bội chi nên xét từ đầu chí cuối tham nhũng làm giảm nguồn thu của ngân sách. Với tình hình đó có thể tính tỷ lệ thất thoát trong một lĩnh vực kinh tế giữa tiền thu vào và tiền tham nhũng thì tỉ lệ cứ mười đồng thu vào lại có ít nhiều vài đồng bị chiếm hữu bất hợp pháp do tham nhũng, hoặc có lĩnh vực khác tỷ lệ tham nhũng cao hơn rất nhiều so với tiền thu vào ngân sách. 

– Từ đó gây hậu quả lãng phí lớn cho kinh tế nhà nước và thiệt hại toàn dân. Hiện nay trên thế giới còn có những cơ quan chuyên nghiên cứu, thống kê những số liệu này và ở nhiều nơi con số lên đến rất cao.

Tác hại 5: Ngân sách không đủ tiền để chi cho các khoản chi đặc biệt

– Thứ năm, tham nhũng khiến cho ngân sách không đủ tiền để chi cho các khoản chi đặc biệt là trong chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Do không được chi tiền để phục hồi và phát triển kinh tế, nền kinh tế đất nước sẽ chậm phát triển, khó trả nợ nước ngoài.

Tác hại của tham nhũng đối với khu vực tư nhân như thế nào?

Trong khu vực tư nhân, tham nhũng cũng để lại những hậu quả khó khăn về nhiều phương diện cho chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân người công nhân và cả thị trường kinh doanh. Xét về dấu hiệu, đặc điểm, tham nhũng trong môi trường tư có những dấu hiệu nhận biết riêng ít nhiều phản ánh bản chất cũng như quá trình hoạt động của nó. Chẳng hạn như:

  • Tham nhũng trong khu vực tư nhân diễn ra không phức tạp bằng tham nhũng trong khu vực nhà nước. Trong nhiều trường hợp, quy mô, phạm vi, mức độ nghiêm trọng không nhiều bằng trong môi trường nhà nước. Tuy nhiên vẫn cần phải nói rằng , trong môi trường tư tham nhũng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.
  • Trong tham nhũng ở các công ty, tập đoàn tư nhân, có một mô hình tham nhũng là hình một liên minh cán bộ-doanh nghiệp để trục lợi. Việc hình thành liên minh này thường dựa trên quan hệ xã hội và có tính bảo mật thông tin khá tốt, ít tiếp cận từ bên ngoài được. khi thành lập các mô hình tham nhũng kiểu này, tính “lợi ích nhóm” đặt lên rất cao và có chia chác  tài sản tham nhũng theo tỉ lệ giữa những người trong nhóm.
  • Tham nhũng trong khu vực tư nhân chủ yếu gây hậu quả về kinh tế trong khi tham nhũng trong  khu vực nhà nước gây ra cả hậu quả về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quản lý nhà nước.
  • Tham nhũng trong khu vực tư thường là những vụ án, vụ tham nhũng nhỏ trong khi tham nhũng lớn thường là trong khu vực nhà nước hoặc ít nhiều có liên hệ đến người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước.
  • Pháp luật nước ta nói chung hiện nay quan tâm diệt trừ tham nhũng trong khu vực nhà nước nhiều hơn là khu vực tư nhân.
  • Tham nhũng làm kìm hãm sự phát triển của công ty, xí nghiệp, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận ròng. 
  • Một số hành vi như đưa, nhận, môi giới hối lộ giữa các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, người có chức quyền trong lĩnh vực kinh tế hoặc giữa doanh nghiệp với đối tác làm ăn hoặc với bên thứ ba thường xuyên diễn ra trong kinh doanh. Chính điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường, bất bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. 
  • Một tác hại cần phải nói nữa là tham nhũng làm mất đi con đường phát triển của hàng loạt doanh nghiệp trong cả nước trên diện rộng vì lỗi từ chính sách phát triển và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước. 

Tác hại của tham nhũng đối với nền kinh tế 

Nó làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Trong các trường hợp, vì trục lợi cá nhân mà người có chức vụ quyền hạn sẽ tìm cách chiếm hữu trái phép tài sản tham nhũng dẫn đến mất trắng một lượng giá trị vật chất vô cùng lớn nếu xét rộng trên phạm vi toàn xã hội. 

Thiệt hại quy đổi sang tiền này nếu đem đầu tư phát triển nền kinh tế sẽ có một kết quả vô cùng lớn. Chí ít, cũng có cả hàng loạt công trình phục vụ nền kinh tế được xây dựng, hoặc tạo ra hiệu quả trên thực tiễn đối với dự án phát triển kinh tế của nhà nước hay đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra không ít giá trị tài sản. 

Tham nhũng làm mất đi một lượng lớn tiền của của nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, từ đó các chủ thể này không có tiền để phát triển kinh tế. Hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vì thế mà giảm sút. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp dần đi dẫn đến thị trường kinh tế kém phát triển đi. Một ngành nghề kém phát triển có thể kéo theo một hoặc nhiều ngành nghề khác kém phát triển, dẫn đến thực trạng của nền kinh tế bị ảnh hưởng. 

Tham nhũng làm mất đi một lượng tiền của nhân dân hặc một bộ phận chủ thể phục vụ cho cả nhân người có chức có quyền từ đó dẫn đến người dân bị mất tiền để đầu tư, phát triển vào nền kinh tế. 

Tham nhũng khiến không thể đủ ngân sách để chi cho các khoản chi phát triển nền kinh tế, hụt rỗng, xuống cấp các dự án, công trình xây dựng cho sự phát triển kinh tế, hành vi tham nhũng còn gây ảnh hưởng đến các chương trình hành động của chính phủ nhằm phát triển kinh tế. Nó làm giảm hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, xâm phạm các hoạt động của nhà nước về lĩnh vực kinh tế. Những điều này tác động trực tiếp lên nền kinh tế.

Vì vậy, tham nhũng tác động đến các công ty và toàn hệ thống chính trị nên chi phối tiêu cực cho nền kinh tế, giảm chỉ số GNP, tổng sản phẩm quốc dân ở một góc độ nhỏ.

Tác hại của tham nhũng đối với người dân như thế nào?

Trong một nền kinh tế, người dân nói chung là người tiêu dùng cho các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất. Thị trường kinh tế phát triển, thị trường người tiêu dùng cũng có nhiều khởi sắc, còn nếu nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ở đây là vì tham nhũng, thì thị trường người tiêu dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng ở những khía cạnh nào đó. 

Ta thấy, với công dân do là những người chi trả tiền để mua sản phẩm nên họ phải chịu mức giá từ phía nhà sản xuất. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tham nhũng có ở rất nhiều hoạt động thương mại, từ sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, quảng cáo,… Chính vì vậy trong suốt quá trình một sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nó phải trải qua rất nhiều giai đoạn chi trả tiền cho tham nhũng. Tổng thiệt hại tiền bỏ ra này được doanh nghiệp cộng hết nâng cao giá sản phẩm để tránh thua lỗ. Nên người dân đang ngầm trả tiền cho các cá nhân tham nhũng . 

Nói cách khác, đây được coi như một dạng thuế không chính thức (unofficial tax) đánh vào dân. Điều này khiến người dân mất đi một khoản tiền lớn tính trên diện rộng nền kinh tế, gây nghèo hoá đất nước, đặc biệt là tác động tiêu cực với những người nghèo vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

Tác hại của tham nhũng đối với phát triển đất nước như thế nào?

Tham nhũng làm hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên sai lầm. Vì động cơ vụ lợi các cá nhân có chức vụ, quyền hạn sẵn sàng vi phạm các quy định của pháp luật. Như vậy xét ở tầm vĩ mô, nó làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, nói cách khác là làm chệch quỹ đạo phát triển đất nước vì khi cơ quan nhà nước hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến chức năng phát triển đất nước bị suy giảm.

Tham nhũng gây hậu quả to lớn về kinh tế. Mà kinh tế là lĩnh vực trụ cột của mỗi quốc gia. Trong phát triển đất nước, quốc gia nào cũng lấy kinh tế làm phát triển trọng tâm vì kinh tế có sự chi phối đến tất cả những lĩnh vực còn lại. Khi kinh tế phát triển chậm lại thì các lĩnh vực khác cũng khó có cơ hội phát triển cao. 

Đặc biệt là những vụ tham nhũng nghìn tỷ đồng, chục tỷ đồng. Khó có khả năng phục hồi cho kinh tế đất nước để phát triển đất nước những vụ án tham nhũng lớn như vậy. Nó gây hao tốn nhân vật lực, thời gian, tiền của để khắc phục. Nếu có số liệu thống kê, ta thấy cứ mỗi vụ thất thoát tiền nghìn tỷ, chục nghìn tỷ như vậy sẽ mất một thời gian dài để đất nước phát triển trở lại nếu như số tiền đó không bị tham nhũng.

Kết luận 

Tham nhũng gây nên rất nhiều hậu quả về mọi mặt của đất nước, đặc biệt hậu quả về kinh tế cũng kéo xuống tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng và có cái nhìn khách quan về tác hại của tham nhũng gây ra cho nền kinh tế Việt Nam. Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC