GNI là gì? GNI Việt Nam trong những năm qua thay đổi ra sao?

0
Tài chính

GDP, GNP là các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá và phản ánh trình độ phát triển kinh tế cũng như sự giàu mạnh của một quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh các chỉ số phổ biến GDP và GNP thì GNI cũng là một chỉ số vô cùng quan trọng để đánh giá được nền kinh tế mạnh yếu giữa các quốc gia với nhau. Vậy chỉ số GNI là gì, phương pháp tính ra sao cũng như sự thay đổi của GNI Việt Nam trong những năm gần đây. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

GNI là gì?

GNI (là viết tắt của từ tiếng Anh: Gross national income) là chỉ số kinh tế thể hiện tổng mức thu nhập trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia (thường là một năm). Do đó, chỉ số này còn có tên gọi khác là tổng thu nhập quốc dân.

Có thể hiểu một cách đơn giản, GNI là tổng thu nhập trong một thời gian nhất định của người dân và các doanh nghiệp mà quốc gia đó kiếm được.

GNI là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, thay thế cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đo lường, theo dõi thực lực cũng như đánh giá tăng trưởng kinh tế một cách đầy đủ của một quốc gia, con số này bao gồm tổng sản phẩm quốc nội và các nguồn thu nhập từ nước ngoài và là cơ sở nghiên cứu đánh giá các mối quan hệ sản xuất, phân phối, thu nhập cũng như các mối quan hệ kinh tế vĩ mô khác trong nền kinh tế.

GNI là chỉ số kinh tế thể hiện tổng mức thu nhập trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia

GNI là chỉ số kinh tế thể hiện tổng mức thu nhập trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia

Phương pháp tính GNI

Theo thông tin trên trang Tổng cục thống kê, để tính tổng thu nhập quốc dân có 2 phương pháp tính cụ thể như sau:

Tính theo giá hiện hành

Ta có công thức như sau:

GNI = GDP + Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.

Trong đó, GNI bị ảnh hưởng rất lớn bởi chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Theo đó, GNI của một quốc gia càng lớn khi chỉ số GDP càng lớn (trong khi các chỉ số khác không đổi).

– Chênh lệch (thuần) giữa thu nhập và chi trả về thu nhập lao động với nước ngoài chính là phần còn lại giữa về tiền lương và tiền công lao động (bằng tiền hoặc hiện vật) và các khoản thu nhập khác mang tính chất trả công lao động cho công nhân và người lao động Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại nước ngoài nhận được từ các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất ở nước ngoài – (trừ đi) tiền công do các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất thường trú của Việt Nam chi trả cho công nhân và người lao động nước ngoài có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam;

– Phần chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài là phần còn lại của thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài của đơn vị và dân cư thường trú Việt Nam – thu nhập sở hữu của đơn vị và dân cư không thường trú Việt Nam.

– Thu nhập hay chi trả sở hữu gồm các khoản sau:

  • Các khoản thu nhập, chi trả về lợi tức mà người nước ngoài nhận được hay các khoản đầu tư từ nước ngoài.
  • Các khoản chi trả về lợi tức của các nhà đầu tư nước ngoài vào giấy tờ có giá như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá và công cụ tài chính khác,... cũng được tính vào để trả nợ. 
  • Bên cạnh đó, các khoản thu nhập hoặc chi trả cho việc thuê, mướn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sáng tác, quyền khai thác các loại khoáng sản để phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh, cho thuê đất đai, vùng trời, vùng biển, tô giới… cũng được tính vào đây.

Tính theo giá so sánh

Công thức tính tổng thu nhập quốc dân (GNI) theo giá so sánh như sau:

Công thức tính GNI

Mối quan hệ của GDP và GNI

GDP (Gross Domestic Product) – có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa/quốc nội. Hay nói một cách cụ thể, đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường trong một thời kỳ nhất định của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia (có thể là 1 quý, hoặc 6 tháng hoặc 9 tháng hay 1 năm).

Theo công thức tính GNI đã được nêu ở trên thì GNI = GDP + Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài. Qua đó có thể thấy, chỉ số GNI được tính dựa vào chỉ GDP; Giữa GNI và GDP có mối quan hệ mật thiết với nhau, cả 2 đều phản ánh tình trạng, năng lực kinh tế, phát triển của một quốc gia. Theo đó, những quốc gia có vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn thì GNI sẽ lớn hơn GDP và ngược lại. 

Có thể hiểu một cách đơn giản, GNI là tổng số tiền mà người dân trong một quốc gia được hưởng sau khi đã cộng (hoặc trừ) số tiền mà người nước ngoài đem vào quốc gia của họ. 

Thông thường, do số tiền người nước ngoài mang về đất nước của họ và số tiền mà người dân làm việc ở nước ngoài gửi về sẽ tương đương với nhau nên chỉ số GDP và GNI sẽ không chênh lệch quá nhiều. Trong trường hợp giữa 2 chỉ số này có sự chênh lệch lớn thì GNI sẽ được sử dụng để đánh giá nền kinh tế giàu có và vững mạnh của một quốc gia. 

GDP và GNI, đâu mới là chỉ số phát triển thực sự?

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu rõ: “Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao”, có nghĩa là sử dụng chỉ số GNI và GDP để đánh giá. 

Theo TS. Võ Đình Trí là giảng viên trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và trường IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức AVSE Global (Khoa học và Chuyên gia Việt Nam) cho biết, hai chỉ số GNI và GDP đều là những chỉ số rất quan trọng dùng để so sánh, xếp loại giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa hai chỉ số này cũng có những điểm khác biệt như sau: 

– GDP:

  • Tập trung chủ yếu đến sự tăng trưởng, quy mô kinh tế thông qua các hoạt động kinh doanh, sản xuất để nhằm mục đích tạo ra giá trị ngày càng tăng
  • Được vận dụng thông dụng bởi Quỹ tiền tệ quốc tế

– GNI:

  • Chú trọng nhiều hơn đến sự thịnh vượng
  • Được sử dụng thông dụng bởi Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới
  • Phụ thuộc nhiều vào nguồn lực ở trong nước
  • Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù GNI không thể phản ánh được toàn bộ mức độ phát triển của một đất nước tuy nhiên lại có mối liên hệ gắn chặt với đời sống của người dân.

Theo đó, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn chỉ số GNI và GDP để phản ánh. Nếu hướng đến mục tiêu về một nền kinh tế bền vững thì GNI sẽ là sự lựa chọn phù hợp và đánh giá tốt hơn GDP.

GNI Việt Nam thay đổi như thế nào theo các năm?

Dựa theo các thông tin được tổng hợp trên trang data.worldbank.org cho thấy, GNI bình quân đầu người tại Việt Nam trong 10 năm qua có những sự thay đổi như sau:

Năm GNI (USD) Năm GNI (USD)
2011 1.370 2016 2.020
2012 1.540 2017 2.120
2013 1.720 2018 2.380
2014 1.880 2019 2.570
2015 1.950 2020 2.650

Dựa trên phân tích và tổng GNI của bình quân đầu người Việt Nam trong 10 năm qua, tính từ 2011 đến 2020, có thể thấy rằng GNI của Việt Nam tăng đều đặn qua mỗi năm, cụ thể năm 2020 tăng 80 USD so với năm 2019, năm 2019 tăng 190 USD so với năm 2018, năm 2018 tăng 260 USD so với năm 2017,…

Qua những số liệu này có thể thấy rằng GNI là một chỉ số kinh tế thực tế và vô cùng cần thiết để đánh giá và so sánh sự phát triển của một quốc gia là đi lên hay thụt lùi qua các năm cụ thể. Theo đó, một quốc gia cũng có thể thông qua chỉ số này để từ đó có những hướng đi đúng đắn, đặc biệt là Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế phát triển của mình trên thị trường quốc tế. 

Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi GNI Việt Nam 2000 - 2020

Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi GNI Việt Nam 2000 – 2020

Bảng xếp hạng các quốc gia năm 2019 – 2020 xếp theo GNI

Mỗi năm, bảng xếp hạng các quốc gia sẽ được cập nhật vào ngày 1 tháng 7 và dựa trên GNI bình quân đầu người tính theo USD hiện tại (sử dụng tỷ giá hối đoái theo phương pháp Atlas) của năm trước.

Theo đó, các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, gia tăng dân số ở mỗi quốc gia đều có ảnh hưởng đến chỉ số GNI. Dưới đây là bảng xếp hạng các quốc gia theo GNI trong năm 2019 – 2020:

Quốc gia GNI (tính từ ngày 1/7/2020) GNI (tính từ ngày 1/7/2019)
Nauru 14.230 11.240
Mauritius 12.740 12.050
Romania 12.630 11.290
Indonesia 4.050 3.840
Sri Lanka 4.020 4.060
Algeria 3.970 4.060
Benin 1.250 870
Nepal 1.090 960
Tanzania 1.080 1.020
Sudan 590 1.560

Dữ liệu trong bảng được tổng hợp từ trang blogs.worldbank.org

Một số câu hỏi liên quan đến chỉ số GNI

Chỉ số GDP là gì?

GDP (Gross Domestic Product) – có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa/quốc nội. Hay nói một cách cụ thể, đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường trong một thời kỳ nhất định của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia.

Thông thường, người ta sẽ tổng kết lại chỉ số GDP để đánh giá sự phát triển kinh tế của thị trường sau khi kết thúc 1 năm hoặc 1 quý.

Chỉ số GDP thể hiện sự biến động của sản phẩm và hàng hóa trong thời gian được xem xét đến. Đồng thời, chỉ số này cũng phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Do đó, GDP còn là thước đo tiêu chuẩn về giá trị sản xuất ở trong nước.

Chỉ số GNP là gì?

Sau khi hiểu rõ GDP là gì thì bạn cũng có thể dễ dàng hiểu được khái niệm của GNP. Đơn giản là vì GDP và GNP sở hữu khá nhiều nét tương đồng. Nếu GDP phản ánh tổng giá trị sản phẩm nội địa/quốc nội thì GNP (trong tiếng Anh là Gross National Product) – có nghĩa là tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc gia lại phản ánh giá trị thị trường trong một thời kỳ nhất định của tổng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên thị trường (thường là 1 năm).

Ở đây, hàng hóa cuối cùng chính là các sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp như ô tô, bàn, ghế,… Theo đó, chỉ số GNP sẽ không tính giá trị đối với các sản phẩm trung gian được sản xuất để phục vụ cho các sản phẩm khác như linh kiện ô tô,…

GNP

Có những chủ thể nào tham gia đóng góp vào chỉ số GNI?

Trong một quốc gia, những nhân tố chính đóng góp cho tổng thu nhập quốc dân bao gồm các chủ thể sau:

  • Người dân hoạt động với tính chất quy mô nhỏ: Họ thực hiện kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, chủ yếu ở thị trường nội địa. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia vào các hoạt động ở thị trường bên ngoài. Từ đó tạo nên sự chênh lệch về giá trị tiền nhận được để đóng góp vào GNI.
  • Doanh nghiệp: Theo đó, khi thực hiện hoạt động khai thác đầu tư hay kinh doanh ở thị trường nước ngoài thì lợi nhuận mà các doanh nghiệp có quy mô lớn thu về sẽ nhiều hơn. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tập trung phát triển chủ yếu ở thị trường trong nước.

GNI bao gồm những gì?

Chỉ số GNI bao gồm: Chi tiêu cá nhân, tổng đầu tư của người dân, chi phí tiêu dùng của Chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài,… Thông thường, để đo lường và theo dõi sự thịnh vượng của một nền kinh tế người ta sẽ sử dụng GNI để thay thế cho GDP và tạo ra các giá trị thu nhập toàn diện hơn.

Nói một cách đơn giản, GNI sẽ bao gồm tất cả các giá trị tạo ra thu nhập ở nhiều thị trường chứ không chỉ thị trường trong nước.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về chỉ số GNI là gì, phương pháp tính và mối quan hệ giữa GNI và GDP cũng như những thay đổi của GNI Việt Nam trong những năm gần đây. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về chỉ số GNI và các khái niệm liên quan. Chúc các bạn đầu tư hiệu quả.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC