Đối thủ cạnh tranh là gì? Làm sao để xác định đối thủ cạnh tranh

0
Tài chính

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh (ĐTCT) là những đối tượng có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, giá tương đồng và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường. Trên thị trường kinh doanh, dịch vụ hiện nay, hầu như bất cứ hình thức buôn bán nào đều có ĐTCT. Chỉ  khác nhau là ít hay nhiều, đối thủ mạnh hay bình thường.

Khái niệm đối thủ cạnh tranh

Khái niệm đối thủ cạnh tranh

Chẳng hạn nếu bạn kinh doanh mảng sản phẩm nội thất dành cho văn phòng, như bàn làm việc, ghế gấp cho không gian chật hẹp, ghế xoay, tủ tài liệu… thì hãy phân tích website đối thủ của bạn về thông tin sản phẩm, các nội dung hỗ trợ cho sản phẩm, hình ảnh… xem đối tượng họ nhắm đến là gì, cách thức để đạt được mục tiêu của đối thủ.

Hay ví dụ như: Pepsi luôn biết CocaCola là đối thủ của mình cũng như Samsung đã quá rõ Apple chính là một đối thủ đáng gờm vậy. Họ cùng phát triển 1 loại sản phẩm hoặc cùng hướng tới 1 đối tượng khách hàng, vậy thì nghiễm nhiên họ là đối thủ cạnh tranh của nhau.

Các kiểu đối thủ cạnh tranh mọi doanh nghiệp phải đối đầu

Thương trường như chiến trường, một chiến trường thực sự khốc liệt với rất nhiều ĐTCT. Sau đây là 4 kiểu đối thủ điển hình mà doanh nghiệp nào cũng phải đối đầu.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đây là kiểu đối thủ cạnh tranh khá phổ biến của doanh nghiệp, có thể họ không cạnh tranh với tất các dịch vụ, sản phẩm giống bạn nhưng họ rất giống với doanh nghiệp của bạn trong nhiều khía cạnh của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp có chăng thì chỉ khác ở việc phân phối sản phẩm khác nhau hoặc họ sử dụng chiến lược tiếp thị khác.

Nhắc đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp, chúng ta thường liên tưởng đến các tên tuổi đã đối đầu, cạnh tranh với nhau trong nhiều năm qua như các “cặp đôi”: Apple – Samsung, Coca Cola – Pepsi, Adidas – Nike. Trong nước chúng ta cũng có thể thấy nhiều màn đại chiến quảng cáo và cạnh tranh nhau về marketing như Milo và Ovaltine, hay bột giặt Omo và Tide, Lix…

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Là những đối thủ còn lại có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm năng trong tương lai. Họ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ là khác với bạn, nhưng lại có mục đích là giải quyết cùng một vấn đề.

Chẳng hạn như, các phương tiện đi lại là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của nhau. Dù dịch vụ di chuyển cung cấp đến khách hàng là khác nhau nhưng tàu lửa, xe khách hay ứng dụng đặt xe Grab/Be/Gojek đều là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của nhau. Vì đều cùng cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dùng.

Một ví dụ khác, trên cùng một con phố, hai nhà hàng món Việt sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau nhưng nhà hàng món Á-Âu trên con phố ấy sẽ là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của họ.

Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức

Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức là mẫu đối thủ khó xác định nhất. Bởi vì việc này đòi hỏi đội ngũ marketing của bạn phải không ngừng tập trung vào sản phẩm và insight của khách hàng để đưa ra được các yếu tố thu hút khách hàng. 

Theo dõi và chỉ có theo dõi mới xác định được nhóm đối thủ này. Các trang mạng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter là phương tiện tuyệt vời cho vấn đề này. Ví dụ như, kẹo dẻo vitamin hương vị cam có thể không ngon như trái cam thật, nhưng có lẽ khách hàng mục tiêu của bạn nghĩ rằng họ sẽ nhận được vitamin C giống nhau từ kẹo và quả cam thật.

Đối thủ cạnh tranh là đối tác

Công việc kinh doanh luôn luôn biến động, các doanh nghiệp trước đây từng là nguồn giới thiệu hiệu quả nhất của bạn hiện giờ có thể đang mở rộng quy mô, bởi vì những thứ bạn làm có vẻ giống như một cơ hội phát triển lớn đối với họ.

Phân tích những gì từ đối thủ cạnh tranh?

Hoạt động marketing online của họ

Những đối thủ mạnh, chắc chắn họ không chỉ áp dụng một kênh để marketing. Vậy nên bạn hãy đi phân tích và liệt kê ra những kênh họ đang áp dụng. Tuy nhiên mỗi kênh này cũng sẽ có những kênh rất hiệu quả và cũng có những kênh họ làm chưa thực sự hiệu quả, chúng ta hãy ghi chú lại để áp dụng và rút kinh nghiệm về sau.

Phân tích website đối thủ

Với hoạt động Digital Marketing thì website là một trong những kênh chủ lực và cập nhật đầy đủ thông tin nhất. Hãy truy cập website của họ và phân tích các từ khóa, backlink, nguồn traffic đến từ đâu, thứ hạng của website, các sản phẩm, chính sách giá, nội dung… Từ đó đưa ra những nhận định sâu sắc hơn.

Phân tích kênh phân phối & teamwork

Mỗi đơn vị mạnh họ không thể làm việc một mình mà luôn có đội nhóm làm việc, hãy xác định xem các đối thủ mạnh này họ đang có bao nhiêu nhân sự? Họ đang đi những kênh phân phối nào trên môi trường online? Các đối tác của họ là ai?… Những điều này là cần thiết để giúp chúng ta có sự đánh giá chính xác. Đôi khi một doanh nghiệp mạnh bởi vì nhân lực đông nhưng chưa chắc biên độ lợi nhuận đã thực sự lớn, hãy xác định chi phí trong hoạt động này của họ để nắm rõ.

Xác định những công nghệ, phần mềm họ đang áp dụng

Hoạt động triển khai digital marketing không thể thiếu các công cụ để tiếp cận khách hàng, đo lường, tự động hóa mỗi hoạt động,… Để xác định điều này tuy không phải dễ dàng nhưng hãy cố gắng ghi lại những công cụ mà chúng ta thấy trong quá trình đi phân tích. Ví dụ như xem qua hệ thống email của họ xem họ đang sử dụng phần mềm gì? Sự chuyên nghiệp của họ ra sao?

Tự trải nghiệm sản phẩm & dịch vụ của đối thủ

Cách để đánh giá chính xác nhất đó là hãy trở thành khách hàng của đối thủ, lọt vào kênh chăm sóc & nhận những sự tự vấn của họ. Quan sát những cách họ đeo bám khách hàng, remarketing ra sao? Và từ đó có thể học hỏi và ứng dụng tương tự hoặc tốt hơn họ…

Làm thế nào để xác định đối thủ cạnh tranh

Sử dụng Google Search

Ngày nay, bất kỳ dự án nghiên cứu nào cũng đều bắt đầu bằng một tìm kiếm Google đơn giản hoặc truy cập vào trang web của đối thủ để xem thông tin. Nhưng cũng có nhiều công cụ do Google cung cấp hoặc liên quan đến các kết quả tìm kiếm của Google và các chiến dịch Google Adwords có thể mang đến cho bạn những thông tin thú vị về đối thủ cạnh tranh.

Tìm hiểu trên mạng xã hội

Với sự bùng nổ của công nghệ, hầu hết tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Linkedln, Twitter như những cửa hàng online. Bạn có thể tìm hiểu được những sự thật thú vị về ĐTCT – thậm chí là cả công ty của chính bạn.

Việc theo dõi các bài facebook, tweet, blog và các chương trình truyền thông khác của ĐTCT cùng ngành là một cách dễ dàng, hiệu quả và ít tốn kém để nắm bắt kịp thời xu hướng của công chúng với ngành hàng.

Kể cả các trang web đánh giá, diễn đàn…cũng là khu vực bạn cần quan tâm để nắm bắt thông tin kịp thời, đi trước một bước so với đối thủ. Ngay cả khi đối thủ của bạn không sử dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến, bạn vẫn có thể đăng ký nhận email, catalouge…để cập nhật tin tức mới nhất về sản phẩm và các chương trình khuyến mãi, các sự kiện mà họ tổ chức.

Hỏi khách hàng của bạn

Đừng bỏ qua những nguồn thông tin quý giá – như khách hàng của bạn: Nói chuyện với khách hàng là một trong những cách tốt nhất (và rẻ nhất) để thu thập thông tin thực tế về các ĐTCT.  Bất cứ khi nào giành được một khách hàng mới, hãy tìm hiểu những đơn vị họ đã sử dụng trước đó và lý do chuyển sang công ty bạn (họ không hài lòng với nhà cung cấp trước ở điều gì?).

Cũng hãy làm tương tự khi bạn mất một khách hàng trung thành- xác định những gì họ thích hoặc chưa hài lòng ở bạn. Nếu tập hợp đủ những thông tin này, bạn sẽ có một ý tưởng rất rõ ràng về những gì đối thủ đang cung cấp mà khách hàng xem là điểm mạnh hơn so với bạn. Sau đó bạn có thể điều chỉnh những chiến lược kinh doanh của mình để đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Tham dự hội nghị, triển lãm

Đây là một cách tuyệt vời để tìm hiểu về đối thủ của bạn và những gì họ đang cung cấp. Amy Lewandowski- quản lý tiếp thị tại nhà bán lẻ trực tuyến PepWear nói: “Chúng tôi luôn tham dự các hội nghị chuyên đề này và đảm bảo ghé thăm tất cả các gian hàng của ĐTCT để quan sát sự tương tác của họ với khách hàng, tài liệu và chất lượng sản phẩm của họ”.

Thuê nhân viên của đối thủ

Một chiến lược khác để tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là gì- thuê nhân viên từ các công ty đối thủ- đặc biệt là nhân viên bán hàng. Không ai biết nhiều về tình hình bên trong của tổ chức hơn các nhân viên. Tìm hiểu tất cả những gì có thể về cách các công ty này hoạt động, họ đang kinh doanh ở đâu? Mạo hiểm đầu tư vào thị trường nào? Làm thế nào họ tận dụng sự đổi mới để cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất? …

Bạn cũng có thể thu thập được những thông tin giá trị bằng cách nghiên cứu các loại công việc mà đối thủ của bạn đang tìm kiếm để lấp đầy. Ví dụ, nếu một công ty đang thuê một lập trình viên, họ sẽ cung cấp những thông tin chính xác về kiến thức công nghệ mà ứng viên cần biết, từ đó bạn có thể biết những gì họ sử dụng. Nếu họ đang tìm kiếm một luật sư bằng sáng chế, có thể họ đang chuẩn bị cho một số phát minh mới lớn. Nếu họ đang tuyển một lượng lớn nhân sự, có thể họ đang chuẩn bị tấn công thị trường mới hoặc mở rộng quy mô…

Tiến hành khảo sát

Nếu bạn muốn nhận một báo cáo toàn diện về tất cả đối thủ trong ngành của mình, bạn có thể xem xét thực hiện một cuộc khảo sát điều tra. Bạn có thể gửi email hoặc gọi điện đến  và hỏi họ những câu hỏi liên quan đến sản phẩm dịch vụ của họ- đóng vai trò là người mua hàng. Hãy chuẩn bị bảng hỏi rõ ràng cho từng đối tượng để có được những thông tin cụ thể, chính xác nhất. Bạn có thể xem xét các khía cạnh về giá cả, thời gian phản hồi, cách xử lý yêu cầu bán hàng…Từ những thông tin đó, bạn có thể phân biệt và đánh giá được rõ ràng quy trình bán hàng của bạn với ĐTCT.

Lưu ý cần lưu tâm khi phân tích đối thủ cạnh tranh

Để việc phân tích đối thủ đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

Thu thập thông tin và phân tích đối thủ cạnh tranh là một quá trình

Để có được thông tin chính xác và cập nhật, các tập hợp dữ liệu về đối thủ cần được thu thập trong một khoảng thời gian dài, không thể một sớm một chiều.

Vì doanh nghiệp đối thủ cũng không ngừng thay đổi và phát phát triển. Vì vậy, việc thu thập dữ liệu là một quá trình liên tục và cập nhật thường xuyên để có cái nhìn đúng đắn về đối thủ.

Lưu ý về thời điểm phân tích

Cần lưu ý xem xét quá trình thay đổi và phát triển của đối thủ trong một khoảng thời gian thay vì chỉ đánh giá họ tại một thời điểm cố định duy nhất. 

Cần xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu

Việc phân tích sẽ không đem lại kết quả hay kế hoạch hoạt động sau đó nếu bạn không xác định được rõ ràng đâu là mục đích cần đạt được thông qua việc phân tích này.

Trước khi phân tích, bạn cần xác định rõ đâu là những thông tin về đối thủ bạn muốn biết và tập trung phân tích vào đó.

Quyết định dựa vào dữ liệu thực tế thay vì quan điểm cá nhân

Điều quan trọng là bạn cần phải bỏ qua mọi thành kiến, quan điểm cá nhân và chủ quan của mình về đối thủ trước đó. Hãy dựa vào những các số, dữ liệu xác thực để đưa ra đánh giá khách quan và hợp lý.

Chịu đầu tư để có những thông tin chất lượng

Kết quả của việc phân tích ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định sau cùng của bạn về chiến lược và kế hoạch hoạt động sắp tới cho doanh nghiệp của mình. Do đó, bạn cần xác định cần bỏ ra một khoản đầu tư nhất định để có được những dữ liệu xác thực, đáng dùng nhất.

Kết luận

Hy vọng những thông tin về khái niệm và cách để xác định đối thủ cạnh tranh trên đây hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC