Tiền dự trữ là gì? Vai trò của tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng

0
Tài chính

Tiền dự trữ là gì? 

Tiền dự trữ là gì

Tiền dự trữ là gì

Tiền dự trữ, tiếng anh là Reserve currency. Đây là số tiền mà các ngân hàng thương mại giữ lại để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền mặt hàng ngày cho những khách hàng đến rút tiền. 

Mục đích của việc dự trữ đấy là đảm bảo khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ phát sinh, toàn bộ các khoản chi trả, chi tiêu và cho vay thường xuyên của ngân hàng. Từ đó tránh tình trạng dự trữ ít hoặc quá nhiều. 

Bản chất tiền dự trữ

– Các khoản tiền dự trữ là tài sản của ngân hàng thương mại, thế nhưng lại là khoản nợ của ngân hàng trung ương.

– Các ngân hàng thương mại có thể yêu cầu thanh toán khoản tiền này bất kỳ lúc nào và ngân hàng trung ương buộc phải thực hiện các trách nhiệm nợ của mình bằng việc thanh toán các giấy bạc của ngân hàng trung ương

– Tiền dự trữ được tăng thêm tại các ngân hàng thương mại là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi séc.

Phân loại tiền dự trữ

Trong hệ thống ngân hàng, tiền dự trữ được phân loại và căn cứ theo nhiều yếu tố, và thường có 2 loại tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng. 

Tiền dự trữ bắt buộc

– Là loại tiền dự trữ mà ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải lưu giữ lại. 

– Tiền dự trữ bắt buộc được thực hiện theo luật và được xác định bằng một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng thương mại (chỉ các loại tiền gửi mà ngân hàng trung ương yêu cầu phải dự trữ bắt buộc – thường là các khoản tiền gửi không kỳ hạn). 

Ví dụ ngân hàng trung ương đòi hỏi mỗi dòng tiền được gửi tại ngân hàng thương mại (loại phải dự trữ bắt buộc) phải có một khoản tiền là 10 xu chẳng hạn phải lưu giữ lại. Phần tỷ lệ này ví dụ là 10% thì được coi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Tiền dự trữ vượt mức

– Là loại tiền dự trữ vượt mức quy định của ngân hàng trung ương yêu cầu về dự trữ. Loại tiền dự trữ này đảm bảo tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, bảo đảm chi trả thường xuyên cho các khách hàng của ngân hàng thương mại.

– Tiền dự trữ vượt mức của các ngân hàng thương mại do các ngân hàng thương mại tự quyết định mà không có tính bắt buộc của ngân hàng trung ương.

– Các ngân hàng thương mại luôn duy trì tiền dự trữ vượt mức ở mức độ hợp lý. Điều này nhằm tránh những điều tiêu cực có thể xảy ra đối với ngân hàng thương mại. 

– Các ngân hàng thương mại luôn duy trì tiền dự trữ vượt mức ở một mức độ hợp lý. Sự hợp lý của dự trữ vượt mức để tránh hai hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra đối với ngân hàng thương mại: Nếu duy trì tiền dự trữ vượt mức ít thì có thể gặp rủi ro về khả năng thanh khoản, hoặc nếu duy trì tiền dự trữ vượt mức quá lớn thì có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do giảm các khoản cho vay và đầu tư.

– Tiền dự trữ vượt mức của ngân hàng thương mại bao gồm: tiền mặt được lưu giữ tại các ngân hàng thương mại để giao dịch hàng ngày với khách hàng (thường được gọi là tiền két, bởi nó thường được để trong két sắt của các ngân hàng thương mại); tiền gửi thanh toán của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương nhằm làm phương tiện thanh toán của các khách hàng qua ngân hàng trung ương.

Cách xác định định tiền dự trữ  

Theo quy định, tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi.

Theo đó, Điều 5 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định công thức tính dự trữ bắt buộc như sau:

DTBB = (Tỷ lệ DTBBi x HĐi)

Trong đó:

  • DTBB: Số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng;
  • Tỷ lệ DTBBi: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng tương ứng với tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i áp dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc;
  • HĐi: Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.

Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày tại toàn hệ thống của tổ chức tín dụng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh ở trong nước và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở trong nước của tổ chức tín dụng hoặc trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.

Công thức tính số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc đối với từng loại tiền gửi như sau:

Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i (HĐi) = Tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i cuối mỗi ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc/Số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc. 

Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết. Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước liền kề kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết.

Vai trò của tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng 

Vai trò của tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng

Vai trò của tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng

Tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng có vai trò cụ thể như sau: 

Đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả

Để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì cần phải quản lý tiền dự trữ. Ngân hàng trung ương là ngân hàng sẽ thực hiện các chức năng quản lý tiền dự trữ. Để các ngân hàng thương mại không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, ngân hàng trung ương sẽ quy định một tỷ lệ chung bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Ngoài ra các ngân hàng thương mại cũng phải dự trữ vượt mức một khoản tiền để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. 

Vậy nên, quản lý dự trữ ngoài việc tạo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thì còn kiểm soát được khối lượng tiền trong nền kinh tế.

Quản lý khả năng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng

Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, quản lý khả năng tiền mặt là việc làm nhằm duy trì khả năng thanh khoản của các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng. Và điều này hoàn toàn được thực hiện khi có tiền dự trữ. Ngoài ra tiền dự trữ còn giúp thực hiện các chức năng kiểm tra tính toán số dư phù hợp với nhu cầu tính toán của các ngân hàng thương mại và nhu cầu của ngân hàng trung ương như tính toán tiền mặt tại két tiền gửi của ngân hàng trung ương… 

Vai trò kiểm soát tiền tệ

Tiền dự trữ đặc biệt là dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát tiền tệ. Theo đó, việc dự trữ bắt buộc sẽ tăng cường sự kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với quá trình cung ứng tiền tệ. Chính vì tỷ lệ phần trăm của tiền gửi được giữ lại làm tiền dự trữ là một nhân tố quyết định của số nhân tiền tệ, vậy nên cũng quyết định đến sự phản ứng của cung tiền đối với sự thay đổi trong cơ số tiền. Chính việc kiểm soát tỷ lệ dự trữ tiền gửi qua dự trữ bắt buộc làm cho số nhân tiền ổn định và cung tiền trở nên dễ kiểm soát hơn đối với ngân hàng trung ương. 

Tiền dự trữ là công cụ quản lý tiền tệ của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương sử dụng tiền dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng theo phương diện:

– Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các ngân hàng thương mại. Từ lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần. Nếu ngân hàng trung ương quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên. 

Ổn định và điều tiết lạm phát

Trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói riêng, lượng tiền dự trữ nói chung và dự trữ bắt buộc nói riêng có thể điều khiển lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định cụ thể như sau: 

– Khi lạm phát cao, ngân hàng trung ương sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp. Điều này khiến cho khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm. làm lãi suất tăng, đầu tư giảm vậy nên tổng cung cầu sẽ giảm và làm cho giá giảm, tức là tỷ lệ lạm phát giảm. 

– Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì cung về tín dụng của các ngân hàng thương mại tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh toán cũng có xu hướng tăng dẫn tới lãi suất giảm, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền. Việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tỷ lệ lạm phát tăng. 

Tuy nhiên tiền dự trữ cũng có những sự nhạy cảm trong nền kinh tế. Trong đó: 

– Nếu có một sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ làm cho khối lượng tiền tăng lên, như vậy rất khó để soát. 

– Khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền tệ như tăng dự trữ bắt buộc có thể sẽ dẫn đến khả năng thanh khoản đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp.

– Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng cũng sẽ dẫn đến tình trạng không ổn định cho các ngân hàng. 

Vậy nên trên thế giới, sử dụng công cụ tiền dự trữ hay dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ qua đó kiểm soát lạm phát rất ít được sử dụng, đặc biệt là những nước có nền kinh tế ổn định hoặc phát triển.

Quá trình kiểm tra tình hình dự trữ bắt buộc trong hệ thống ngân hàng 

Trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện việc kiểm tra tình hình dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại. Quá trình kiểm tra đó được thực hiện theo trình tự sau: 

– Các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện trách nhiệm gửi báo cáo số tiền gửi huy động bình quân của kỳ xác định dự trữ bắt buộc làm cơ sở tính toán tiền dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc cho chi nhánh ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh/thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở.

– Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra dự trữ bắt buộc bằng cách so sánh hai số liệu:

(1) Số tiền phải duy trì dự trữ bắt buộc của ngày, tháng năm này

(2) Số bình quân của TK tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước ngày, tháng năm trước. 

  • Nếu như (1) = (2) thì là ngân hàng dự trữ đủ
  • Nếu (1) < (2) thì là ngân hàng dự trữ thừa, phần dự trữ vượt mức này ngân hàng sẽ được hưởng lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
  • Nếu (1) > (2) thì là ngân hàng dự trữ thiếu. Lúc này ngân hàng thương mại sẽ phạt theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Và mức phạt này được quy định như sau: 

– Thiếu dự trữ bắt buộc lần đầu trong năm sẽ bị phạt theo hình thức cảnh cáo. 

– Nếu thiếu lần thứ hai trở đi trong năm thì bị phạt bằng tiền phần thiếu đối với hội sở chính của Ngân hàng thương mại. Cụ thể:

+ Phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng VNĐ: Mức phạt = Lãi suất tái cấp vốn của NHNN x 150% x phần chênh lệch dự trữ thiếu.

+ Phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: Mức phạt = Lãi suất SIBOR kỳ hạn 3 tháng của USD x 150% x phần chênh lệch dự trữ thiếu.

Khi ngân hàng thương mại thiếu tiền dự trữ, ngân hàng trung ương có thể cung cấp tiền dự trữ cho ngân hàng thương mại bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Cho vay chiết khấu: Giúp ngân hàng thương mại tăng tiền dự trữ và tăng lượng tiền vay của ngân hàng trung ương
  • Mua chứng khoán từ các ngân hàng thương mại

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tiền dự trữ

Dự trữ tiền mặt là gì? 

Dự trữ tiền mặt là quỹ mà các công ty dành ra để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Số tiền tiết kiệm được dùng để trang trải các chi phí phát sinh ngoài kế hoạch hoặc đột xuất. Trong đa số mọi trường hợp thì các khoản dự trữ đặc biệt dành cho các nhu cầu ngắn hạn. 

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc như thế nào?

 

Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Tiền gửi của tổ chức tín dụng ở nước ngoài Tiền gửi khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
1. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô 0% 0% 0% 0% 0%
2. Ngân hàng chính sách Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của Chính phủ Theo quy định của Chính phủ
3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã 3% 1% 1% 7% 5%
4. Tổ chức tín dụng khác 3% 1% 1% 8% 6%

 

Tiền gửi dự trữ bắt buộc có được hưởng lãi?

Lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc được quy định rõ trong Quyết định 1349/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại NHNN Việt Nam do ngân hàng nhà nước ban hành. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc như sau:

  • Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 0,5%/năm
  • Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0%/năm. 
  • Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 0%/năm.
  • Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0,05%/năm.

Tiền tệ dự trữ quốc tế là như thế nào?

Tiền tệ dự trữ quốc tế hay còn được gọi là dự trữ ngoại hối. Đây là lượng ngoại tệ mà các ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan hữu trách về tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Ngoài ra đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ như đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật… nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.

Dự trữ bắt buộc là gì? 

Dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC