Vốn tự có của ngân hàng là gì? Cách xác định vốn tự có của ngân hàng

0
Tài chính

Khi thành lập, bất kỳ ngân hàng nào cũng có một khoản vốn tự có làm cơ sở để hoạt động, phát triển cũng như mở rộng quy mô của mình. Vậy, vốn tự có của ngân hàng là gì? 

Vốn tự có của ngân hàng là gì?

Vốn tự có của ngân hàng là gì

Vốn tự có của ngân hàng (Core Capital) là số vốn do ngân hàng tự tạo lập hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu. Trong tổng số vốn hoạt động hiện có của ngân hàng thì số vốn này chiếm tỷ trọng không nhiều. Số vốn này mang tính ổn định cao do nguồn vốn này lại mang tính chất quyết định đến sự ra đời, phát triển và tồn tại của một ngân hàng. 

Đặc điểm vốn tự có của ngân hàng

Vốn tự có của ngân hàng bên cạnh việc sử dụng để mua sắm các cơ sở vật chất, trang thiết bị, góp vốn liên doanh,… thì còn là căn cứ để giới hạn hoạt động kinh doanh tiền tệ, bao gồm cả hoạt động tín dụng.

Theo đó, có 3 đặc điểm về vốn tự có mà bạn cần biết cụ thể:

  • Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
  • Trong tổng nguồn vốn kinh doanh vốn tự có chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, từ 8% đến 10% tuy nhiên lại có vai trò rất quan trọng bởi nó chính là cơ sở hình thành nên các nguồn vốn khác nhau và tạo uy tín ban đầu cho ngân hàng.
  • Vốn tự có quyết định quy mô của ngân hàng, cụ thể là xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn tự có trong kinh doanh của ngân hàng còn là cơ sở để cơ quan quản lý xác định tỷ lệ an toàn.

Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có của ngân hàng

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 19/2017/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, cách xác định vốn tự có được chia ra làm 2 phần là vốn tự có hợp nhất và vốn tự có riêng lẻ. Cụ thể như sau:

Vốn tự có riêng lẻ

Mục Cấu phần Cách xác định
VỐN CẤP 1 RIÊNG LẺ (A) = A1 – A2 – A3
Cấu phần vốn cấp 1 riêng lẻ (A1) = ∑1÷8
1 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) – Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán.

– Đối với tổ chức tín dụng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam.

2 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Lấy số liệu từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc khoản mục Quỹ trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng.
3 Quỹ đầu tư phát triển Lấy số liệu từ Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục Quỹ trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng.
4 Quỹ dự phòng tài chính Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng.
5 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán.
6 Lợi nhuận không chia lũy kế Xác định lợi nhuận không chia lũy kế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư này. Đối với tổ chức tín dụng được hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận không chia lũy kế phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích.
7 Thặng dư vốn cổ phần Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán.
8 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Lấy số dư khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
  Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 riêng lẻ (A2) = ∑9÷15  
9 Lợi thế thương mại Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện.
10 Lỗ lũy kế Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn tự có.
11 Cổ phiếu quỹ Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán.
12 Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.
13 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.
14 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13)) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.
15 Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) và mục (14) Lấy số liệu các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) và mục (14) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán).
  Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑16÷17  
16 Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)), vượt mức 10% của (A1 – A2) Tổng các phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) 10% của (A1 – A2).
17 Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (16)), vượt mức 40% của (A1 – A2) Phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (16)) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) 40% của (A1 – A2)
  VỐN CẤP 2 RIÊNG LẺ (B) = B1 – B2 – (25) Giá trị vốn cấp 2 riêng lẻ tối đa bằng vốn cấp 1 riêng lẻ.
  Cấu phần vốn cấp 2 riêng lẻ (B1) = ∑18÷21  
18 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định.
19 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật 40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.
20 Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên Bảng cân đối kế toán.
21 Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:

(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;

(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát;

(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu và nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Tổ chức tín dụng chỉ được lựa chọn lãi suất của nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.

– Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của nợ thứ cấp.

– Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.

– Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2.

– Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0.

  Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 riêng lẻ (B2) = (22) + (23) + (24)  
22 Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng khác phát hành, nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng mua, đầu tư theo quy định của pháp luật. – Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ ngày mua, đầu tư.

– Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình sau đây:

+ Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018: Trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019: Trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020: Trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2021: Trừ toàn bộ giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp.

23 Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (20) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2  
24 Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (21) và 50% của A  
  Các khoản giảm trừ bổ sung  
25 Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 – B2) và A  
  Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có  
26 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định.
27 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật 100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.
C VỐN TỰ CÓ RIÊNG LẺ (C) = (A) + (B) – (26) – (27)  

Vốn tự có hợp nhất

Mục Cấu phần Cách xác định
VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) = A1 – A2 – A3
Cấu phần vốn cấp 1 hợp nhất (A1) = ∑1÷8
1 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Đối với tổ chức tín dụng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

2 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
3 Quỹ đầu tư phát triển Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
4 Quỹ dự phòng tài chính Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.
5 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán.
6 Lợi nhuận không chia lũy kế Xác định theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư này. Đối với tổ chức tín dụng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận không chia lũy kế phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích.
7 Thặng dư vốn cổ phần lũy kế Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
8 Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hợp nhất báo cáo tài chính Lấy số liệu tại khoản mục Chênh lệch tỷ giá hối đoái trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Đối với tổ chức tín dụng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, Chênh lệch tỷ giá hối đoái bao gồm cả số liệu chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.

9 Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 hợp nhất (A2) = ∑9÷14  
10 Lợi thế thương mại Lấy số liệu chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị số sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện.
11 Lỗ lũy kế Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn tự có.
12 Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả khoản cấp tín dụng của các công ty con được hợp nhất.
13 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
14 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty bảo hiểm (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13)) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
  Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑15÷16  
15 Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (14)), vượt mức 10% của (A1 – A2) Tổng các Phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (14)) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 10% của (A1 – A2)

 

16 Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)), vượt mức 40% của (A1 – A2) Phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 40% của (A1 – A2)
  VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 – B2 – (25) Giá trị vốn cấp 2 hợp nhất tối đa bằng vốn cấp 1 hợp nhất
  Cấu phần vốn cấp 2 hợp nhất (B1) = ∑17÷21  
17 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
18 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật 40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
19 Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên Bảng cân đối kế toán.
20
Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;(iii) Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại, trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát;(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;

(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;

(vi) Tổ chức tín dụng chỉ được lựa chọn lãi suất của trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.

– Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của trái phiếu chuyển đổi, các công cụ nợ khác.

– Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.

– Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2.

– Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0.

Lưu ý: Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do công ty con không phải là tổ chức tín dụng phát hành không được tính vào khoản mục này.

21 Lợi ích của cổ đông thiểu số Lấy số liệu tại khoản mục Lợi ích của cổ đông thiểu số trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất
  Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 hợp nhất (B2) = (22) + (23) + (24)  
22 Trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng; nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng mua, đầu tư theo quy định của pháp luật. – Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ ngày mua, đầu tư.

– Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình sau đây:

+ Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018: Trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019: Trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020: Trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;

+ Từ ngày 01/01/2021: Trừ toàn bộ giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp.

23 Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (19) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2  
24 Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (20) và 50% của A  
  Các khoản giảm trừ bổ sung  
25 Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 – B2) và A  
  Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có  
26 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật 100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán.
27 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật 100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.
C VỐN TỰ CÓ HỢP NHẤT (C) = (A) + (B) – (26) – (27)  

Quy định vốn tự có của ngân hàng

Quy định vốn tự có của ngân hàng

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2014/TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

“(i) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(ii) Đối với TCTD phi ngân hàng: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng mức dư nợ tín dụng không quá 25% với 1 cá nhân và người có liên quan và với 1 cá nhân không vượt quá 15% vốn tự có.

Vai trò của vốn tự có của ngân hàng

Vai trò vốn tự có của ngân hàng cụ thể như sau:

  • Cung cấp nguồn lực và tạo lập tư cách pháp nhân cho ngân hàng để ngân hàng duy trì hoạt động khi mới hình thành.
  • Bảo vệ người tiêu dùng gửi tiền tiết kiệm, theo đó vốn tự có của ngân hàng cũng là cơ sở để tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi giao dịch. Nhờ có nguồn vốn sở hữu này, những rủi ro và tổn thất của ngân hàng sẽ được giải quyết nhanh chóng và giúp ngân hàng tiếp tục duy trì và phát triển.
  • Vốn tự có của ngân hàng là phương tiện điều chỉnh hoạt động và giúp điều tiết sự tăng trưởng của ngân hàng.

Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại vốn tự có của ngân hàng có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, quyết định đến quy mô lớn nhỏ, sự phát triển, thậm chí là sự thành bại của một ngân hàng.

Kết luận

Bài viết trên đây là tổng hợp một số thông tin về vốn tự có của ngân hàng và cách xác định vốn tự có. Đầu tư Tiết kiệm hy vọng mang đến cho bạn đọc quan tâm những kiến thức bổ ích, từ đó giúp bạn có thể đánh giá được năng lực cũng như sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Chúc bạn thành công!

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC