Cạnh tranh độc quyền nhóm là gì? So sánh cạnh tranh độc quyền với độc quyền nhóm

0
Tài chính

Cạnh tranh độc quyền nhóm là gì?

Cạnh tranh độc quyền nhóm (group boycott) là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh, trong đó một nhóm các chủ thể kinh doanh (thường là các công ty lớn) hợp tác với nhau để chặn chẽ hoặc ngăn chặn các chủ thể khác từ tham gia thị trường hoặc giảm sức cạnh tranh. Điều này có thể làm giảm sự lựa chọn và tăng giá cho người tiêu dùng và có thể vi phạm các quy định về cạnh tranh của các chính phủ.

Cạnh tranh độc quyền nhóm được hiểu là trong thị trường thường chỉ có vài người cùng sản xuất phần mức lớn cung của thị trường, theo đó những sản phẩm đó có thể là đồng nhất (xi măng, sắt thép, hóa chất…), nhưng cũng có thể là khác biệt (ô tô, máy móc, máy tính…).

Cạnh tranh độc quyền nhóm

Cạnh tranh độc quyền nhóm

Tuy không phải là doanh nghiệp độc chiến thị trường, nhưng những doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô lớn hơn so với quy mô chung của thị trường và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một doanh nghiệp trong nhóm nếu thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo… thì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ những doanh nghiệp còn lại trong nhóm, lúc này bắt buộc các doanh nghiệp này phải phản ứng để bảo vệ thị phần của mình trên thị trường. Vậy nên, khi hoạt động trong nhóm các doanh nghiệp khi muốn thay đổi cần phải cân nhắc đến sự cạnh tranh của đối thủ.

Ví dụ về cạnh tranh độc quyền nhóm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng trong thị trường cạnh tranh nhóm với nhau, chẳng hạn canh tranh độc quyền nhóm giữa các hãng nhà mạng viễn thông trên thị trường. Nếu nhà mạng Viettel tung ra các chương trình khuyến mãi nạp thẻ thì buộc các nhà mạng khác như Mobiphone hay VinaPhone cũng phải đưa ra các chương trình khuyến mãi tương tự để thu hút khách hàng và giữ được thị phần của mình trên thị trường.

Hoặc giữa các hãng đồ ăn nhanh Lotteria và KFC. Nếu Lotteria hạ giá cho khách hàng với chương trình giảm giá mua 1 tặng 1, điều này sẽ tác động lên mức lợi nhuận của họ. Lúc này KFC sẽ phản ứng lại bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn với chương trình mua 1 miếng gà tặng 1 khoai tây chiên size bé. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm (hay độc quyền thiểu số) can dự vào hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên được quyết định bởi hành độc của các bên khác.

Phân loại doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền nhóm

Quản lý doanh nghiệp độc quyền nhóm thường khá phức tạp và khó khăn buộc mỗi doanh nghiệp trong nhóm phải có cái nhìn bao quát cũng như có những kế hoạch để phản ứng trước những sự thay đổi của đối thủ khi họ có những quyết định thay đổi về giá cả, chiến lược sản phẩm…

Hiện nay trên thị trường, để phân loại các doanh nghiệp độc quyền nhóm, chúng ta có thể chia thành 2 loại sau:

  • Độc quyền nhóm hợp tác: Ở nhóm này các doanh nghiệp sẽ phân chia thành hợp tác ngầm và hợp tác công khai. Với hợp tác ngầm các doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với nhau về số lượng hàng hóa sản xuất cũng như giá thành. Còn hợp tác công khai sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định, cung và cầu trên thị trường có ít co giãn, tỷ trọng lớn, chi phí thấp.
  • Độc quyền nhóm không hợp tác: Tối đa hóa LN, tư lợi và đường gãy cầu.

So sánh thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm

Giống nhau:

  • Giữa hai cấu trúc thị trường này có điểm giống nhau đó là các doanh nghiệp trên thị trường có thể cùng nhau kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ có thể là giống nhau nhưng cũng có sự khác biệt.
  • Việc cạnh tranh về giá là điều vô cùng quan trọng đối với hai thị trường này.
  • Đường biên doanh thu của hai doanh nghiệp đều nằm dưới đường cầu.

Khác nhau:

Đặc điểm so sánh Cạnh tranh độc quyền Độc quyền nhóm
Khái niệm Cạnh tranh độc quyền là một thiết lập thị trường cạnh tranh trong đó sẽ có nhiều người bán, cung cấp các sản phẩm vừa giống nhau lại vừa có sự khác biệt cho một số lượng người mua. Ở cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sẽ có quyền quyết định độc lập với giá cả sản phẩm của họ. Là trên thị trường chỉ có 1 vài doanh nghiệp cùng nhau sản xuất và chi phối toàn bộ thị trường. Mỗi sự thay đổi về giá cả, mẫu mã sản phẩm đều có những tác động đến các doanh nghiệp khác trong nhóm buộc họ phải có sự phản ứng lại để bảo vệ thị phần của mình.
Số lượng người sản xuất Số lượng người sản xuất tương đối lớn. Chính vì vậy mà mỗi nhà sản xuất sẽ có được ảnh hưởng tương đối đến các quyết định về sản xuất, giá cả của riêng mình. Số lượng người bán trong nhóm thường khá ít. Khoảng từ hai công ty trở lên. Không có giới hạn chính xác cho số lượng doanh nghiệp trong một nhóm độc quyền, những con số này  phải đủ thấp để các hành động của một công ty có thể gây ảnh hưởng đáng kể lên các công ty khác.
Rào cản ra nhập thị trường Với cạnh tranh độc quyền, việc ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường khá là đơn giản để không có sự thông đồng cũng như cố định về giá hoặc phân chia thị trường cho nhau. Thế lực độc quyền của các doanh nghiệp độc quyền nhóm rất lớn do đó các doanh nghiệp mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành. Các doanh nghiệp nếu muốn gia nhập thị trường thường đối diện với các rào chắn như: độc quyền về bằng phát minh sáng chế hay quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín, thương hiệu, khả năng sản xuất thừa…

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về thị trường cạnh tranh nhóm hiện nay. Thậm chí có thể so sánh được với những loại hình cạnh tranh khác trên thị trường. Nếu có bất cứ câu hỏi liên quan bạn hãy để lại phía dưới bình luận cho chúng tôi nhé.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC