Chỉ số GNP là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số GNP

0
Tài chính

Chỉ số GNP được sửa dụng rất phổ biến trong kinh tế vi mô. Theo đó, GNP chính là tổng sản phẩm quốc gia do công dân nước đó làm ra ở trong nước hay ở ngoài nước. Vậy GNP là gì? Công thức tính như thế nào? Có tầm quan trọng ra sao?

GNP là gì?

Chỉ số GNP

GNP (viết tắt của từ tiếng Anh Gross National Product) có nghĩa là tổng sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia, là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, nó được tính là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các dịch vụ và các sản phẩm cuối cùng do công dân của một quốc gia làm ra trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) bất kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).

Ví dụ: N là công dân Việt Nam nhưng có mở công ty tại Hàn Quốc tuy nhiên vì vốn sử dụng trong sản xuất như nhà xưởng, máy móc… là thuộc sở hữu của công dân người Việt Nam nên lợi nhuận sau thuế của công ty đó sẽ tính vào GNP của Việt Nam. Bên cạnh đó, lương của công nhân Việt Nam làm việc tại nhà máy này cũng là một phần của GNP của Việt Nam.

Theo đó, sản phẩm do công dân của quốc gia làm ra, bất kể là ở nước ngoài hay trong nước đều sẽ được tính vào GNP của quốc gia đó. Chính vì vậy, chỉ số GNP chính là tổng sản phẩm quốc dân do công dân quốc gia đó làm ra bất kể là ở trong nước hay ở ngoài nước.

Bản chất của GNP

Bản chất của chỉ số GNP sẽ được thể hiện qua những yếu tố cụ thể như sau:

  • GNP cộng thêm rất nhiều loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế. Theo đó, do giá thị trường phản ánh giá trị của các hàng hoá nên GNP sẽ sử dụng giá thị trường để thực hiện điều này.
  • GNP đại diện đầy đủ cho tất cả hàng hóa được sản xuất ra trong một nền kinh tế và được bán hợp pháp trên thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số sản phẩm mà chỉ số GNP không biểu thị được như các sản được sản xuất và bán trong nền kinh tế ngầm.
  • GNP gồm tất cả những hàng hoá hữu hình như xe hơi, thực phẩm, quần áo… và những dịch vụ vô hình như khám bệnh, cắt tóc,…
  • GNP không tính giá trị của những hàng hóa trung gian mà chỉ bao gồm giá trị của những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng. Tuy nhiên, nếu hàng hoá trung gian được sử dụng vào quá trình sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm này đưa vào hàng tồn kho để bán trong tương lai chứ không được đưa ra sử dụng thì hàng hoá trung gian lúc này sẽ được coi là hàng hoá cuối cùng và vẫn được tính vào GNP.
  • GNP bao gồm tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong giai đoạn hiện tại, không bao gồm các giao dịch liên quan đến hàng hóa được sản xuất trong quá khứ.
  • Tất cả các yếu tố sản xuất của một quốc gia, bất kể có tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh ở bất kỳ đâu trên thế giới thì kết quả tạo ra cũng được tính vào GNP của quốc gia đó.
  • GNP phản ánh giá trị sản xuất ra trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm hoặc một quý. GNP phản ánh lượng thu nhập hay lượng chi tiêu trong thời kỳ đó.

Các loại GNP

GNP được phân thành 2 loại như sau:

GNP danh nghĩa (GNPn)

GNP danh nghĩa là chỉ số đo lường tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ quốc dân được sản xuất bởi một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, được tính theo giá cả trên thị trường hiện tại. Chỉ số này thường được sử dụng khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính – ngân hàng.

GNP thực tế (GNPr)

GNP thực tế chính là chỉ số đo lường dịch vụ quốc dân và tổng sản phẩm sản xuất ra trong một thời kỳ, được tính theo mức giá cố định của năm được chọn làm điểm mốc, vì vậy chỉ số này thường được sử dụng để phân tích về tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Cầu nối giữa GNPn và GNPr là chỉ số giá cả còn gọi là chỉ số lạm phát (D) tính theo GNP. Theo đó, D được tính theo công thức như sau: D = GNPn / GNPr x 100 hay GNPr = GNPn/D

Cách tính chỉ số GNP

Cách tính chỉ số GNP

GNP của một quốc gia sẽ được tính theo những công thức như sau:

Công thức 1: Tính GNP theo tổng sản phẩm quốc nội – GDP. Cụ thể như sau:

GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài

Trong đó: 

Thu nhập ròng từ nước ngoài = Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu

Theo công thức này chỉ số GNP được tính bằng cách dựa trên sự chênh lệch về các khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài và chuyển vào trong nước.

Ví dụ: Một quốc gia có tổng chỉ số GDP là 500 tỷ USD, thu nhập ròng từ nước ngoài là 120 tỷ USD. Từ đó, có thể kết luận chỉ số GNP của quốc gia này là: GNP = 500 + 120 = 620 tỷ USD.

Công thức 2: Chỉ số tổng sản phẩm quốc gia GNP của một quốc gia trong 1 năm được tính như sau:

GNP = (X – M) + NR + C + I + G

Trong đó:

  • X: Chỉ số về sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng dịch vụ và hàng hóa.
  • M: Chỉ số sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng dịch vụ và hàng hóa.
  • NR: Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng). 
  • C: Chỉ số chi phí tiêu dùng cá nhân. 
  • I: Tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội.
  • G: Là chỉ số chi phí tiêu dùng của nhà nước.

Ví dụ: Năm 2022, Việt Nam báo cáo lần lượt các khoản chi tiêu trong năm lần lượt là:

  • Chi tiêu hộ gia đình: 60 tỷ
  • Chi tiêu chính phủ: 120 tỷ
  • Tổng đầu tư: 70 tỷ
  • Xuất khẩu: 500 tỷ
  • Nhập khẩu: 250 tỷ
  • Thu nhập ròng từ nước ngoài: 110 tỷ

Như vậy, GNP được tính bằng:

GNP = 60 + 120 + 70 + (500 – 250) + 110 = 610 tỷ

Ý nghĩa của GNP trong nền kinh tế vĩ mô

Chỉ số GNP có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Cụ thể:

  • GNP thể hiện mức thu nhập và mức sống của công dân một quốc gia. Theo đó, các nhà kinh tế sẽ biết được tình hình gia tăng thu nhập khi nghiên cứu tiến hành nghiên cứu GNP tính theo giá cố định và cải thiện mức sống của người dân của một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định.
  • GNP là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, chỉ số này được tính bằng tổng giá trị bằng tiền của các dịch vụ và sản phẩm cuối cùng mà công dân của một quốc gia làm ra trong một khoảng thời gian xác định. Nói cách khác, GNP chính là chỉ số đo lường “sức khỏe kinh tế” của một quốc gia.
  • Nếu tốc độ tăng GNP thực tế thấp hơn tốc độ tăng dân số thì mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm xuống. Vì vậy, người ta thường dùng chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người khi phân tích và so sánh về mức sống. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy GNP tính theo chi phí nhân tố trừ đi quỹ khấu hao (D), sau đó chia cho dân số.

Tuy nhiên tổng sản phẩm quốc gia GNP cũng có những hạn chế nhất định như sau:

  • Đối với những người khởi nghiệp, có thể kết quả sản xuất của một người mang hai quốc tịch sẽ vô tình được tính vào GNP bởi hai quốc gia khác nhau. Ví dụ như một công dân Việt Nam chuyển đến Canada và bắt đầu sản xuất các sản phẩm y tế, thì công việc sản xuất của công dân này sẽ được tính gấp đôi khi ước tính GNP toàn cầu.
  • Nếu chỉ sử dụng GNP sẽ gây khó khăn cho việc so sánh nền kinh tế của các quốc gia khác nhau, bởi có nhiều doanh nghiệp hiện nay hoạt động trên quy mô toàn cầu, mạng lưới thương mại quốc tế phức tạp hơn. Cho nên có nhiều quốc gia tính toán giá trị kinh tế bằng cách sử dụng GDP – tổng sản phẩm quốc nội.
  • GNP vẫn bỏ sót qua một số sản phẩm chẳng hạn như sản phẩm được sản xuất và bán trong nền kinh tế ngầm hoặc sản phẩm tự cấp, tự cung như rau, củ, quả trong vườn.

Sự khác nhau giữa GNP và GDP

Sự khác nhau giữa GNP và GDP

Khi nghiên cứu nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia GNP và GDP là hai khái niệm được sử dụng phổ biến. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai chỉ số này bởi chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Bảng sau sẽ đưa ra các yếu tố so sánh giúp bạn hiểu rõ về GNP và GDP: 

Tiêu chí so sánh GNP GDP
Khái niệm Là tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc gia, đây là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các dịch vụ và hàng hóa cuối cùng được tạo ra bởi các yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa, chỉ tiêu dùng để đo tổng giá trị thị trường của tất cả các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một thời kỳ nhất định trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia (thường là 1 năm hoặc 1 quý).
Bản chất – GNP bao gồm tổng sản lượng quốc gia, kể cả nguồn thu từ ngoài đất nước và lãnh thổ của quốc gia đó. 

– GNP được tạo ra ở tất cả các lãnh thổ và quốc gia mà công dân, doanh nghiệp của quốc gia đó thu được.

Chỉ số GDP là tổng giá trị được tạo ra bởi các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó.
Công thức GNP = (X – M) + NR + C + I + G GDP = C + I + G + NX
Mức độ phản ánh Chỉ số GNP sẽ là thước đo tốt hơn về lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của quốc gia đó có thể mua được bởi vì GNP bao gồm phần chênh lệch tài sản từ nước ngoài và GDP. Chỉ số GDP là thước đo tốt hơn về số lượng dịch vụ và hàng hóa được sản xuất ra tính bình quân cho một người dân của quốc gia đó.
Áp dụng Được áp dụng bởi Ngân hàng Thế giới để đưa ra các ước tính về chỉ số GNP của các quốc gia. Các quốc gia áp dụng để tính toán.

Tình hình tổng sản phẩm quốc dân – GNP của Việt Nam và các nước trên thế giới

Vào năm 2021, chỉ số GNP của Việt Nam là 346.68 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó, so với con số 327.63 tỷ USD trong năm 2020 thì chỉ số GNP Việt Nam tăng 19.05 tỷ USD. Nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như năm 2021, năm 2022 ước tính GNP Việt Nam là 366.83 tỷ USD. Với giả định tình hình kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới không có nhiều biến động. Vào năm 1989, số liệu GNP của Việt Nam được ghi nhận là 6.33 tỷ USD, trải qua khoảng thời gian hơn 30 năm đến nay giá trị GNP mới nhất là 346.68 tỷ USD. Đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất 346.68 tỷ USD vào năm 2021.

Biểu đồ GNP của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2021 (Nguồn: https://solieukinhte.com/gnp-cua-viet-nam/)

Quan sát Biểu đồ GNP của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2021 trên đây có thể thấy trong gian đoạn 1989 – 2021 chỉ số GNP: đạt đỉnh cao nhất vào năm 2021 là 346.68 tỷ USD có giá trị thấp nhất vào năm 1990 là 6.06 tỷ USD.

Kết luận

Chỉ số GNP luôn được xem xét và đánh giá trong nghiên cứu và phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô để có những góc nhìn về nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển của một quốc gia. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc quan tâm đã nắm rõ về chỉ số GNP cũng như mối quan hệ và sự khác biệt giữa tổng sản phẩm quốc gia và tổng sản phẩm nội địa (GDP).

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC