Phát triển bền vững là gì? Vì sao phải phát triển bền vững

0
Tài chính

Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững

Phát triển bền vững

– Phát triển bền vững bao gồm 4 nội dung chính:

  • Tăng trưởng kinh tế; 
  • Bảo đảm công bằng xã hội; 
  • Bảo vệ môi trường 
  • Và tôn trọng các quyền con người. 

– Khái niệm phát triển bền vững được xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người – nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ.

– Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm “phát triển bằng bất kỳ giá nào”, bởi phát triển bằng mọi giá, là khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển, không tính đến sự ảnh hưởng của nó đến chính quá trình phát triển.

Lịch sử hình thành

Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện rõ rệt lần đầu tiên trong “Chiến lược bảo tồn thế giớï của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 4980, song mới chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề bền vững sinh thái.

Ngày nay, định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là là định nghĩa trong “Báo cáo Brunđtland’ của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ.”

Đóng góp của Ủy ban Brundland vào quá trình phát triển bền vững

Ủy ban Brundland đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào quá trình phát triển bền vững:

– Thứ nhất, WCED đề ra trách nhiệm của thế hệ hiện tại phải đảm bảo những cơ hội và lựa chọn phát triển của các thế hệ tương lai thông qua việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

– Thứ hai, WCED đặt ra mục tiêu giảm nghèo ở các nước đang phát triển như là một trục chính mà các nước cần phải vượt qua.

– Thứ ba, WCED đúc kết lại việc theo đuổi phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế bằng cách nhận ra rằng cần phải sắp xếp lại mô hình thương mại quốc tế và dòng vốn cũng như phải đảm bảo được các nước đang phát triển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong các quan hệ kinh tế đó.

Như vậy, phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành, thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét. Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển. Là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.

Các nguyên tắc cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. 3 nội dung cụ thể như sau:

Phát triển bền vững về kinh tế

Là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường.

Phát triển bền vững về xã hội

Là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.

Phát triển bền vững về môi trường 

Là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

Ngoài ra, phát triển bền vững về môi trường cần phải hướng được các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất, hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đến kinh tế và xã hội.

Vì sao phải phát triển bền vững

Song hành với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới, nhiều thách thức đặt ra với loài người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và đói nghèo,.. Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.  Đó chính là lí do cần có sự phát triển bền vững.

Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế

Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế lành mạnh, vẫn đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống người dân nhưng lại tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh tế trong tương lai đặc biệt là gánh nặng nợ nần để không biến nó thành di chứng cho các thế hệ mai sau.

Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về xã hội

Ngoài tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững còn đảm bảo tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển con người thông qua thước đo là chỉ số HDI. Theo đó, tính bền vững được thể hiện ở việc đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau. Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay chiến tranh.

Phát triển bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững về môi trường

Môi trường đang là một trong những vấn đề “nóng” hiện nay và được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng rừng bị tàn phá, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm khai thác gỗ hoặc lấy đất canh tác… gây nên hàng loạt các thiên tai, gây biến đổi khí hậu.

Chính vì vậy, phát triển bền vững nhằm mục đích khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không ngừng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực. Đảm bảo cho con người sống trong môi trường xanh – sạch – đẹp, đảm bảo mối quan hệ hài hòa thật sự giữa con người, xã hội và tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của thế hệ hiện tại, nhưng không cản trở các thế hệ tương lai có cơ hội thỏa mãn nhu cầu của họ về tài nguyên và môi trường.

Mục tiêu phát triển bền vững

Các mục tiêu phát triển bền vững, còn được gọi là mục tiêu toàn cầu, là lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc tới tất cả các nước trên thế giới để giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội sống tốt hơn. Phát triển bền vững được chia thành 17 mục tiêu liên quan đến các vấn đề phổ biến nhất.

Có thể được tóm tắt như sau:

– Xóa đói giảm nghèo, bảo đảm một cuộc sống khỏe mạnh

– Phổ cập tiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước, cải thiện điều kiện vệ sinh và năng lượng bền vững.

– Hỗ trợ tạo ra các cơ hội phát triển thông qua kết hợp đồng thời giáo dục và công việc tốt.

– Thúc đẩy linh hoạt và đổi mới cơ sở hạ tầng, tạo ra các cộng đồng và thành phố có thể sản xuất và tiêu thụ bền vững.

– Giảm bất bình đẳng trên thế giới, đặc biệt là liên quan đến bất bình đẳng giới.

– Gìn giữ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và hệ sinh thái đất.

– Thúc đẩy sự hợp tác giữa các tác nhân xã hội khác nhau để tạo ra một môi trường hòa bình và phát triển bền vững.

Những mục tiêu chung này đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cá nhân, doanh nghiệp, chính quyền và các quốc gia trên thế giới.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin về khái niệm, các nguyên tắc và lý do phải phát triển bền vững. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn một ngày tràn đầy năng lượng và niềm vui nhé!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC