Điểm hòa vốn là gì?

Khái niệm về điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc điểm mà tại đó tổng số dư đảm phí đúng bằng tổng chi phí bất biến (định phí). Điểm hòa vốn có thể xác định bằng doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn. Vào thời điểm này có 3 yếu tố được xác định:
– Số lượng sản phẩm sản xuất được (đơn vị sản phẩm)
– Doanh số tiêu thụ (bằng tiền)
– Thời gian đạt hòa vốn trong năm (thời gian)
Ý nghĩa của điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong việc phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng, lợi nhuận. Quá trình phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Đó là việc chỉ rõ:
– Sản lượng, doanh thu ở mức nào để đạt được điểm hòa vốn
– Phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu
– Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn. Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng mức sản lượng và doanh thu bằng bao nhiêu thì hòa vốn trong kỳ kinh doanh. Từ đó xác định được vùng lãi, lỗ của doanh nghiệp để người quản lý có những biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Phân loại điểm hòa vốn
– Điểm hòa vốn kinh tế (hay còn gọi là điểm hòa vốn trước lãi vay): Là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Tại điểm hòa vốn kinh tế lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng 0.
– Điểm hòa vốn tài chính (hay còn gọi là điểm hòa vốn sau lãi vay): Là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ. Tại điểm hòa vốn tài chính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0
Cách xác định điểm hòa vốn
Cách tính điểm hòa khi kinh doanh một sản phẩm
Với doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm, điểm hòa vốn được xác định theo công thức:
Điểm hòa vốn (BEP) = Tổng chi phí cố định/(Doanh thu của mỗi sản phẩm – Chi phí biến đổi bình quân)
Trong đó:
- Chi phí cố định: Là các chi phí phát sinh khi bạn bắt đầu kinh doanh như chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, thuế, chi phí lao động, tiền thuê. Những chi phí này không biến đổi và không phụ thuộc vào số lượng mặt hàng được bán
- Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi liên tục có liên quan đến sản lượng sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu,… Khi số lượng sản phẩm tăng lên bạn sẽ chắc chắn phải sử dụng nhiều nguyên liệu hơn. Vậy nên, chi phí này phụ thuộc vào số lượng mặt hàng được bán.
Với các công thức này sẽ nắm rõ việc công ty cần đạt doanh thu bao nhiêu để đạt được điểm cân bằng. Nếu doanh thu lớn hơn con số điểm hòa vốn điều này đồng nghĩa với việc công ty bạn đã thu được lợi nhuận.
Ví dụ: Công ty sản xuất lò vi sóng A có kế hoạch sản xuất ra sản phẩm mới dự kiến sẽ có giá bán là 2.000 đô. Chi phí cố định trung bình của một năm là 300 nghìn đô. Tiền mua các nguyên liệu để sản xuất là vi sóng là 500 đô/chiếc và sẽ biến đổi theo thời gian. Từ các thông số sau, ta sẽ dễ dàng tính được điểm hòa vốn như sau:
Điểm hòa vốn (BEP) = 300.000/(2.000 – 500) = 200 chiếc
Như vậy có nghĩa rằng công ty A sẽ bán ra 200 chiếc lò vi sóng và không có lãi. Từ chiếc thứ 201 trở đi thì mới là tiền lãi.
Cách tính điểm hòa vốn khi kinh doanh nhiều sản phẩm
Nếu như công ty bạn nhiều sản phẩm khác nhau thì cần phải tính điểm hoà vốn cho từng loại sản phẩm. Và cách thực hiện nó theo các bước như sau:
Bước 1: Tính tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ theo công thức sau:
Tỷ lệ của mặt hàng i = (Doanh thu của từng mặt hàng i/Tổng doanh thu) x 100%
Bước 2: Tính tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của các mặt hàng theo công thức:
Tỷ lệ SDĐP bình quân = Tỷ lệ SDĐP i x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i
Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn chung theo công thức: Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn và sản lượng hoà vốn cho từng mặt hàng theo công thức: Doanh thu hòa vốn mặt hàng (i) = Doanh thu hòa vốn x Tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng
Với các tính toán trên, bạn sẽ tính được sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm i theo công thức:
Sản lượng hòa vốn = Doanh thu hòa vốn sản phẩm i/Giá sản phẩm i
Với cách tính trên, cho phép người quản lý xác định được sản phẩm nào bán được và sản phẩm nào cần phải cải thiện. Từ đó có những giải pháp khắc phục nhằm đạt hiệu quả kinh doanh tốt.
Ý nghĩa của việc phân tích điểm hòa vốn
Tại sao điểm hoà vốn lại quan trọng?
Điểm hòa vốn cho phép một công ty biết được khối lượng sản lượng tiêu thụ hoặc mức doanh thu nào doanh nghiệp hòa vốn. Do đó, doanh nghiệp phải tiêu thụ sản lượng nhiều hơn điểm hòa vốn để có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.
Theo dõi điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp biết:
- Dòng sản phẩm hiện tại đang mang lại lợi nhuận như thế nào
- Doanh số bán hàng có thể giảm bao nhiêu trước khi bắt đầu bị lỗ
- Doanh nghiệp cần bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm để hoà vốn, bao nhiêu sản phẩm để bắt đầu có lợi nhuận
- Thay đổi trong giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sẽ cần tăng giá bán, sản lượng tiêu thụ hoặc tiết giảm chi phí biến đổi như thế nào để bù đắp cho sự gia tăng chi phí cố định.
Vậy nên việc phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập được ngân sách, quản lý và kiểm soát chi phí cũng như hoạch định chiến lược về giá một cách phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Ưu điểm của việc phân tích điểm hòa vốn
- Đo lường lãi và lỗ ở các mức độ sản xuất và bán hàng khác nhau, từ đó có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp để đạt được lợi nhuận mong muốn.
- Dự đoán ảnh hưởng của những thay đổi trong giá bán hàng.
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi từ đó đưa ra quyết định trong việc đầu tư tài sản cố định nhằm tận dụng lợi ích của đòn bẩy kinh doanh.
- Dự đoán ảnh hưởng của sự thay đổi của chi phí và sản lượng đến lợi nhuận.
Hạn chế của việc xác định điểm hòa vốn
Bên cạnh những ưu điểm thì việc tính toán và xác định điểm hoà vốn đôi khi sẽ tồn tại một vài hạn chế mà bạn nên lưu ý:
– Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính
Trên thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, có doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng chục, hàng trăm sản phẩm, dịch vụ. Vậy nên muốn phân tích phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại sản phẩm chuẩn duy nhất mà việc này thì rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối.
Phân tích hòa vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian chi nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao.
Một số lưu ý khi phân tích điểm hoà vốn
Việc phân tích điểm hòa vốn thường sẽ gắn với các giả định, điều này sẽ gây ra những khó khăn khi phân tích điểm hòa vốn trên thực tế. Những khó khăn đó bao gồm:
- Giả định giá bán không đổi ở mọi mức sản lượng: Điều này không đúng với thực tế, khi sản lượng bán ra đạt đến một mức nhất định, giá bán cũng sẽ thay đổi theo quy luật cung – cầu trên thị trường.
- Giả định khối lượng sản xuất và bán hàng là như nhau, trong khi đó trên thực tế, các doanh nghiệp luôn có một lượng hàng tồn kho nhất định.
- Phân tích hòa vốn sẽ khó áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm do có sự khác biệt về giá cả và chi phí trên từng loại sản phẩm. Thế nhưng trên thực tế, doanh nghiệp thường sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau.
- Việc phân tích điểm hòa vốn sẽ quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian, thế nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp lạm phát cao.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến điểm hòa vốn
Chi phí cố định là gì?
Chi phí cố định là những phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo qui mô sản xuất như chi phí khấu hao, thuế và các loại chi phí chung.
Chi phí biến đổi là gì?
Chi phí biến đổi dùng để chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với qui mô sản lượng. Nó là khoản tiền trả cho các nhân tố biến đổi như nguyên liệu, lao động
Doanh thu an toàn hòa vốn là gì?
Doanh thu an toàn hoà vốn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện được trong kỳ và doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn thể hiện theo số tương đối và số tuyệt đối. Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được.
Thời gian hòa vốn
Thời gian hoà vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một kỳ kinh doanh. Công thức xác định như sau:
Thời gian hòa vốn = Doanh thu hoà vốn/Doanh thu bình quân một ngày
Doanh thu bình quân một ngày = Doanh thu trong kỳ / Số ngày trong kỳ Trong đó:
- p: đơn giá bán
- F: Tổng định phí
- Qhv: số lượng sản phẩm hoà vốn
- v: Biến phí đơn vị
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán (COGs) được định nghĩa là chi phí cần thiết để xây dựng nên mỗi sản phẩm có trong thực đơn của nhà hàng. Ở khía cạnh tồn kho, giá vốn hàng bán thể hiện chi phí cần bỏ ra để duy trì hàng tồn kho, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cần thiết.
Giá vốn hàng bán (COGs) = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + giá trị hàng tồn kho mua vào trong kỳ – giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
Chi phí vận hành
Chi phí vận hành được định nghĩa là những chi phí liên quan đến việc vận hành không bao gồm giá vốn hàng bán. Các chi phí nằm trong chi phí vận hành bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí lương/thưởng
- Chi phí bảo trì/sửa chữa
- Chi phí Marketing
- Các khoản chi phí khác (điện, nước, internet…)
Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao được định nghĩa là khoản chi phí được phân bổ cho một tài sản nhất định đến khi giá trị của tài sản bằng 0 hoặc không đáng kể. Các loại chi phí nằm trong khấu hao bao gồm:
- Đầu tư thô
- Máy móc trang thiết bị
- Công cụ dụng cụ
Lời kết
Vậy trên đây là những thông tin về điểm hòa vốn cùng với đó là giải đáp một số câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Nội dung bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin về điểm hòa vốn. Hy vọng đã mang lại những nội dung hữu ích để bạn hiểu thêm về kiến thức tài chính.