Nội dung và quy trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư công 

0
Chưa được phân loạiTài chính

Với một dự án đầu tư công, trước khi tiến hành công trình thì đều phải trải qua quá trình thẩm định rồi mới quyết định đầu tư dự án. Hiện nay việc thẩm định phê duyệt dự án đầu tư công được pháp luật cụ thể như thế nào và nội dung của dự án quy định ra sao thì hãy cùng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Nội dung và quy trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư công

Nội dung và quy trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư công

Quy trình thẩm định dự án đầu tư công

– Trên cơ sở nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức lập nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và lập kế hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch chuyển cho người đứng đầu các Bộ, cơ quan trung ương, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp quyết định.

– Thủ trưởng các Bộ, các cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các cấp, Hội đồng nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc ủy thác cho cơ quan chuyên trách quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch. 

– Nội dung dự toán do hội đồng thẩm định hoặc cơ quan quản lý đầu tư công có thẩm quyền thẩm định theo các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch. 

Căn cứ ý kiến ​​thẩm định giá, chủ đầu tư lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch trình Thủ trưởng các Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dự toán.

Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công gồm những gì?

Về hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công được căn cứ theo khoản 1, 2, 3 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP như sau: 

Hồ sơ thẩm định không có cấu phần xây dựng sẽ bao gồm: 

– Giấy tờ thẩm định dự án: sự cần thiết của dự án đầu tư, mục tiêu của dự án, những nội dung chủ yếu của báo cáo tính khả thi dự án, kiến nghị những cấp thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công

– Báo cáo nghiên cứu dự án quy định tại Điều 44 của Luật Đầu tư công.

– Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với các dự án quy định tại Điều 74 của Luật Đầu tư công

– Mọi tài liệu khác liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư công (nếu có).

– Về số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định sẽ là 10 bộ. 

Nội dung thẩm định dự án đầu tư công được quy định như thế nào?

Dựa vào khoản 4, 5, 6 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung thẩm định dự án đầu tư công như sau: 

Nội dung thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng: 

+ Sự tuân thủ quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định

+ Độ phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt 

+ Nội dung Báo cáo nghiên cứu dự án được quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Đầu tư công 

+ Sự phù hợp giữa tổng mức đầu tư của dự án với cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, cơ cấu vốn đầu tư, và khả năng cân đối vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án. Đánh giá các chi phí vận hành, bảo dưỡng sửa chữa trong quá trình khai thác và vận hành dự án. 

+ Tác động gián tiếp của dự án đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa điểm, tạo thêm nguồn ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, tác động  môi trường và phát triển bền vững. 

+ Nội dung thẩm định dự án đầu tư công được thiết lập theo quy định của pháp luật về xây dựng, các nội dung pháp luật xây dựng được quy định tại khoản 4 Luật đầu tư công và các quy định khác mà pháp luật đề ra. 

+ Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, với những nội dung được quy định theo khoản 4, 5, Hội đồng định giá hoặc cơ quan được ủy quyền định giá phải thẩm tra, đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ tiêu về quy mô, tổng mức đầu tư không được vượt quá mức đã quy định trong quyết định chủ trương đầu tư.  

Với những trường hợp cần thiết sẽ phải điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư, sẽ thực hiện theo Điều 34 của Luật Đầu tư công và Điều 11 của Nghị định này.

Thời gian thẩm định dự án đầu tư công là bao lâu?

Thời gian thẩm định dự án đầu tư công được quy định tại Điều 19 Nghị định 40/2020/NĐ-CP như sau: 

“Điều 19. Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công

  1. Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
  2. a) Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 60 ngày;
  3. b) Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 45 ngày;
  4. c) Dự án nhóm A: Không quá 45 ngày;
  5. d) Dự án nhóm B, C: Không quá 30 ngày;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án không phù hợp với các quy định tại Điều 44 của Luật Đầu tư công, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án.

  1. Thời gian thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.
  2. Thời gian thẩm định nội bộ do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định.
  3. Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định chương trình, dự án, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án cho phép gia hạn thời gian thẩm định. Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại khoản 1 Điều này.”

Thẩm định, phê duyệt chi phí chuẩn bị dự án

– Chi phí để chuẩn bị dự án bao gồm phí thực hiện các công việc như: khảo sát xây dựng, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và các công việc cần thiết khác liên quan đến việc chuẩn bị dự án.

– Trong trường hợp đã xác định được chủ trương đầu tư thì các cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoặc chủ trương đầu tư, thẩm định phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị cho dự án sẽ được quy định tại khoản 1 trong luật đầu tư công, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3, 4 của điều này. 

– Đối với các dự án lớn của quốc gia sử dụng vốn đầu tư công, việc lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị dự án quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.

– Với dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài thực hiện công việc sẽ được nêu trong khoản 1, với thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán được thực hiện quy định theo khoản 4 điều 32 Luật đầu tư công 

– Dự toán chi phí xây dựng được quy định tại khoản 1 sau khi phê duyệt được cập nhật vào tổng mức đầu tư xây dựng. 

Xem thêm: Quy định về kế hoạch đầu tư công trung hạn 

Như vậy bài viết trên đây là những nội dung quy định của việc thẩm định phê duyệt dự án đầu tư công do trang daututietkiem.vn soạn. Nếu bạn có câu hỏi nào thắc mắc về lĩnh vực đầu tư hay kiến thức tài chính, hãy để lại thông tin và bình luận phía dưới bài viết này nhé!

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC