Phát triển nông nghiệp bền vững là gì?

0
Tài chính

Phát triển nông nghiệp bền vững là gì?

Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn các nhu cầu của con người trong hiện tại và tương lai và được xã hội chấp nhận.

Phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững (NNBV) đang trở thành mối quan tâm toàn cầu khi thế giới cần phải đối mặt với thách thức trong 50 năm sản xuất ra lượng lương thực bằng 10 nghìn năm trước đây cộng lại nhằm nuôi sống dân số dự kiến vượt mốc 9,8 tỷ người vào năm 2050, trong khi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ rệt.

Những định nghĩa khác: 

  • Phát triển nông nghiệp bền vững còn được hiểu một cách khái quát là: nâng cao chất lượng môi trường và nguồn lực được dùng trong nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu nông sản cho con người và nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả thi về kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.
  • Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ, vừa đáp ứng nhu cầu của tương lai.

Đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững luôn có những đặc trưng cơ bản sau:

– Thứ nhất, nền NNBV là nền nông nghiệp trong đó hoạt động của con người phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, khai thác và phục hồi được thực hiện trong cùng một quá trình, nhờ đó duy trì được môi trường tự nhiên cho đời sống trường tồn của mọi thế hệ.

– Thứ hai, phát triển NNBV là nền sản xuất nông nghiệp đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại sản xuất.

– Thứ ba, phát triển NNBV là nền nông nghiệp sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng.

– Thứ tư, phát triển NNBV là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý. Nói đến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là nói đến cơ cấu giữa chăn nuôi và trồng trọt.

– Thứ năm, phát triển NNBV là nền sản xuất nông nghiệp bảo đảm được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, bảo đảm được cơ sở vật chất cho phát triển nông thôn mới.

– Thứ sáu, phát triển NNBV là nền nông nghiệp, trong đó đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao.

Mục tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững 

Theo xu hướng chung trên thế giới, các chủ trương và biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cần phải đồng thời hướng đến ba mục tiêu chính:

  • (1) Phát triển bền vững về kinh tế;
  • (2) Phát triển bền vững về mặt xã hội
  • (3) Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường.

Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững 

Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững với kinh tế

Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn, các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Với hơn 70% dân số ở nông thôn thực sự là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào cho khu vực thành thị. Là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Các sản phẩm của ngành nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào quan trọng của công nghiệp chế biến, qua đó sẽ nâng cao giá trị của nông sản trên thị trường đặc biệt là hướng vào sản phẩm xuất khẩu.

Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững với xã hội

Phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội đó chính là sự đóng góp cụ thể của nông nghiệp cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, đảm bảo cuộc sống của người nông dân đạt kết quả ngày càng cao; nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội.

Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nông nghiệp

Khi nghiên cứu về chỉ tiêu đánh giá phát triển NNBV, các nhà nghiên cứu đều có quan điểm chung là sử dụng đồng thời các chỉ tiêu thể hiện tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể như:

Về chỉ tiêu kinh tế

Markus và Werner (2008) cho rằng, tính bền vững kinh tế của phát triển nông nghiệp bao hàm khả năng sinh lời, tính thanh khoản, sự ổn định và giá trị gia tăng. Các chỉ tiêu được sử dụng là: mức thu nhập, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư hay trên vốn chủ sở hữu, luồng tiền mặt, sự thay đổi của vốn chủ sở hữu và giá trị tăng thêm. 

Nguyễn Thị Mai (2011) đã sử dụng các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ GDP nông nghiệp/GDP, thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người, tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa trên tổng diện tích canh tác. 

Granz và cộng sự (2009) đề cập tới 3 nhóm chỉ tiêu kinh tế: 

  • 1) tính ổn định về kinh tế: mức nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện trang thiết bị máy móc, nhà cửa, vườn cây lâu năm; 
  • 2) hiệu quả kinh tế: tổng thu nhập, năng suất, tỷ suất sinh lời của tài sản và vốn; 
  • 3) kinh tế địa phương: tỷ lệ lao động, tiền lương của địa phương trong tổng lao động, tiền lương của vùng, mức thu nhập thấp nhất của nông trại so với mức lương của vùng.

Về chỉ tiêu xã hội

Theo Markus và Werner (2008), tiêu chí bền vững xã hội bao hàm các lĩnh vực liên quan đến đầu vào lao động, cấu trúc nông trại, các chỉ tiêu về việc làm (mức cung địa điểm làm việc, phân bố về độ tuổi làm việc, tỷ lệ nữ giới tham gia lao động, đào tạo), mức độ tham gia các hoạt động xã hội (tỷ lệ lao động là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh). 

Granz và cộng sự (2009) cho rằng các chỉ tiêu xã hội cần xem xét là điều kiện làm việc (phương tiện vệ sinh và nhà ở, số giờ làm việc, khoảng cách về thu nhập, cơ hội đào tạo phát triển, phân biệt giới tính), an ninh xã hội (mức lương có khả năng chi trả tiềm năng, luật pháp và thủ tục về việc làm). 

Trong khi Nguyễn Thị Mai (2011) lại sử dụng các chỉ tiêu xã hội nhu tỷ lệ dân số nông thôn trên tổng dân số, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động thiếu việc làm, tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch và dùng điện, tỷ lệ hộ có điện thoại.

Về chỉ tiêu môi trường sinh thái

Nguyễn Thị Mai (2011) cho rằng, các chi tiêu cần tính toán là tỷ lệ diện tích được tưới tiêu trên tổng diện tích được canh tác, mức phân bón trên 1 hecta đất canh tác, thuốc trừ sâu nhập khẩu trên 1 hecta đất canh tác, tỷ lệ che phủ rừng. 

Trong khi đó, Markus và Werner (2008) đề cập đến nhiều khía cạnh môi trường. Đó là tính cân bằng về khoáng chất (mức cân bằng đạm, lân, kali và vôi trong đất, cân bằng về mùn), sử dụng thuốc trừ sâu bệnh (tần suất sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, mức giảm rủi ro do sử dụng thuốc), bảo vệ đất (tiềm năng xói mòn đất, nguy hại của chai cứng đất), đa dạng sinh học (qui mô thửa ruộng, tỷ lệ diện tích các khu vực sinh thái có giá trị lớn và sự đa dạng của cây trồng), cân bằng năng lượng (mức sử dụng năng lượng trong sản xuất nông nghiệp). 

Grenz và cộng sự (2009) đưa ra các chỉ tiêu liên quan tới nước, đất, năng lượng, đa dạng sinh học, tiềm năng thất thoát đạm, lân và bảo vệ cây trồng và chất thải.

Tóm lại, chính sách phát triển NNBV phải đảm bảo được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao, làm ra nhiều sản phẩm, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Về xã hội, một nền NNBV phải đảm bảo cho người nông dân có đầy đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Về môi trường, phát triển NNBV là không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ nguồn nước ngầm trong sạch và không gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, tùy từng vùng, quốc gia và điều kiện nghiên cứu, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chính sách phát triển NNBV có thể khác nhau. Nhưng các chỉ tiêu chung sử dụng để đánh giá chính sách phát triển NNBV đều được nhìn nhận chung theo 3 nhóm: Kinh tế, Xã hội và Môi trường.

Thực tiễn ở Việt Nam

Việt Nam đã có những thành công nhất định trong phát triển nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp Việt Nam được phát triển dựa trên cơ sở quy hoạch cụ thể cho từng vùng theo hướng mở nhằm khai thác triệt để những lợi thế so sánh và khắc phục những hạn chế của vùng.

Về kinh tế, thực hiện đầu tư công, chính sách tài chính ưu đãi và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển một cách bền vững (Đỗ Kim Chung, 2009; Hoàng Thị Chỉnh, 2010). Hơn nữa, để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và phát triển công nghiệp chế biến, Việt Nam đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và thực hiện liên kết mô hình “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông).

Về xã hội, nông dân Việt Nam được khuyến khích tham gia vào các tổ, hội và hợp tác xã để cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất. Nhận thức của người nông dân về kỹ thuật sản xuất, kiến thức thị trường được nâng cao thông qua các chương trình đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật do trung tâm khuyến nông và các hội, đoàn thể khác tổ chức. Chính sách duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân cũng góp phần giúp nông nghiệp phát triển bền vững, hạn chế tình trạng di cư đến vùng đô thị.

Về môi trường, nông dân Việt Nam được trang bị kiến thức về những tác hại của ô nhiễm môi trường, cách bảo vệ môi trường và vận động nông dân thay đổi những tập quán, thói quen gây ô nhiễm môi trường. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được giới thiệu tới người dân bằng nhiều con đường: khuyến nông, thi tìm hiểu về IPM… Điều này đã giúp nông dân tiếp cận được với phương pháp canh tác mới, ít tổn hại tới môi trường. Trong chăn nuôi, các nông hộ có qui mô đàn tương đối lớn được khuyến khích, hỗ trợ lắp đặt biogas nhằm giảm chất thải khí đốt, hạn chế chặt phá cây xanh làm củi.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin về khái niệm, mục tiêu, vai trò và tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững. Mong rằng qua đây bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích. Chúc bạn một ngày tốt lành!

 

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC