Quy định của pháp luật hiện hành về nhà đầu tư nước ngoài

0
Tài chính

Với sự phát triển của nền kinh tế ngày càng lớn như hiện nay, việc kinh doanh và áp dụng các hình thức kinh doanh đang ngày càng phát triển và mở rộng. Trong đó, hình thức đầu tư từ nước ngoài chính là một trong những hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả và nguồn lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Vậy nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Nhà đầu tư nước ngoài là gì

Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư đã nêu rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài như sau:

“Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

Một số quy định của pháp luật về nhà đầu tư nước ngoài

Quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020 về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như sau:

“1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

  1. a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
  2. b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  3. c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  4. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

“1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:

a) Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b) Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2.Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

3.Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Như vậy, trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đối với dự án đầu tư mới cần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế theo pháp luật quy định.

Theo đó thủ tục đầu tiên cần thực hiện đó là xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Luật Đầu tư 2020); sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế (tham khảo Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được thực hiện quyền xuất nhập khẩu không?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được thực hiện quyền xuất nhập khẩu không

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

“2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan”.

Cũng tại Điều 4 Nghị định này quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

“1.Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

2.Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

3.Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

4.Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.”

Như vậy, căn cứ theo theo quy định trên đây doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được thực hiện quyền xuất nhập khẩu.

Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong những năm qua bằng chính sách mở cửa, ưu đãi cộng với môi trường kinh doanh hấp dẫn, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI. Tính đến 20/9/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 22,15 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,4%. Trong đó vốn đăng ký cấp mới, số dự án được cấp phép là 1.212 với số vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, về số dự án giảm 37,8% và về số vốn đăng ký, so với cùng kỳ năm trước tăng 20,6%; vốn đăng ký điều chỉnh, số dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 678 lượt, tăng thêm 6,43 tỷ USD, tăng 25,6%; vốn đăng ký góp vốn, có 2.830 lượt mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 3,22 tỷ USD, giảm 43,8%. Ước tính, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5%.

Có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng năm 2021. Trong đó, quốc gia dẫn đầu là Singapore với tổng vốn đầu tư đạt 6,28 tỷ USD, chiếm 28,4% trong tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Đứng thứ hai là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 3,91 tỷ USD chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ 3 đạt 3,27 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là các quốc gia như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hà Lan, Hoa Kỳ,…

Trong 9 tháng năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dẫn đầu là Long An với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,64 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn. Đứng thứ 2 là Hải Phòng đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 12,2%, đứng thứ 3 là TP. Hồ Chí Minh với 2,35 tỷ USD, chiếm 10,6%. Tiếp theo lần lượt là các tỉnh Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hà Nội,… Có thể điểm qua một số dự án lớn đầu tư trong 9 tháng năm 2021 như: Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021); Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Xin-ga-po), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An; Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD.

Trong 9 tháng năm 2021, những thành tích trong thu hút FDI của Việt Nam là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Theo đó, trong việc chấp nhận khá nhiều dự án FDI quy mô nhỏ có nhiều địa phương vẫn còn dễ dãi, không mang lại hiệu quả cho địa phương về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách. Một số địa phương còn có tình trạng cấp cho dự án FDI đất quá lớn mà không căn cứ vào quy hoạch của địa phương,… Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bất cập trong chính sách ưu đãi đầu tư, chủ yếu vẫn dựa vào ưu đãi thuế, chi phí nguyên liệu, giá thuê đất trong khi chưa tương xứng với hiệu quả mà các dự án FDI này mang lại.

Danh sách danh sách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Theo đó, để xem chi tiết về danh sách danh sách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam khách hàng có thể xem thêm tại đây.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về nhà đầu tư nước ngoài là gì? Một số quy định của pháp luật hiện hành về nhà đầu tư nước ngoài và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã trang bị được thêm những kiến thức hữu ích.

Đừng quên truy cập Chuyên mục Kiến thức tài chính trên trang Đầu tư Tiết kiệm để đọc thêm nhiều bài viết liên quan nhé.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC