Nhà đầu tư chiến lược là gì và những thông tin cần biết 

0
Tài chính

Nhà đầu tư là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với những người quan tâm và có hiểu biết về lĩnh vực đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư chiến lược cũng là thuật ngữ rất phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều bạn đọc vẫn chưa nắm được nhà đầu tư chiến lược là gì cũng như những lợi ích của doanh nghiệp khi hợp tác với nhà đầu tư chiến lược là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nhà đầu tư chiến lược là gì?

Nhà đầu tư chiến lược là gì

Khái niệm nhà đầu tư chiến lược được định nghĩa tại Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần như sau:

“Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

Bản chất của nhà đầu tư chiến lược là gì?

– Thực chất nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực hoạt động tài chính sẽ giống như một đối thủ cạnh tranh, khách hàng hoặc nhà cung cấp của doanh nghiệp. Bởi nhà đầu tư chiến lược là bên mua cổ phần chính vì vậy mà họ chỉ thực hiện một mục tiêu chính duy nhất đó là tìm một công ty có dịch vụ, sản phẩm phù hợp, có lợi nhuận cao đối với chính hoạt động của công ty mình để dễ dàng mở rộng thị trường. 

– Các nhà đầu tư chiến lược sẽ luôn tìm kiếm cơ hội để đầu tư vào các dòng sản phẩm mới cùng ngành, tìm kiếm những thị trường tiêu thụ và các kênh phân phối hàng hóa đa dạng hơn ngay cả khi hoạt động đó có một chút rủi ro.

– Việc mua lại cổ phần sẽ tạo ra sự cộng hưởng nhất định về sức mạnh giữa phân phối sản phẩm và hoạt động sản xuất đồng thời đây cũng là hoạt động thúc đẩy hiệu suất sử dụng của các xí nghiệp, nhà máy – nơi tạo ra các sản phẩm hiệu quả.

– Những nhà đầu tư chiến lược luôn dự đoán được rằng từ việc mua bán và sáp nhập cổ phần doanh nghiệp họ sẽ nhận được một số những giá trị nhất định, thậm chí là nhiều hơn cả số giá trị đó, chính vì vậy để sở hữu lượng cổ phần đó mà họ sẽ không ngần ngại đưa ra những mức giá cao hơn. 

Quy định nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần

Quy định nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần

Căn cứ theo quy định tại điểm b, Khoản 3, Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC như sau:

“b) Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

Riêng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược trước thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương thức bán và số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược

c) Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận”.

Căn cứ theo quy định trên đây, nhà đầu tư chiến được có quyền mua cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Tại mỗi doanh nghiệp, số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tối đa là 3 người. Số cổ phần đã mua không được chuyển nhượng trong thời hạn kể từ ngày công ty cổ phần đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ít nhất là 5 năm. Theo đó, nhà đầu tư chiến lược sẽ phải bồi thường mọi tổn thất phát sinh theo đúng như đã cam kết trong hợp đồng và quy định của pháp luật hiện hành nếu không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định trên.

Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược

Căn cứ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 6 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được xác định theo nguyên tắc:

“đ) Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được xác định theo nguyên tắc:

– Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bán do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.

– Đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai là giá thỏa thuận giữa các bên (trường hợp thỏa thuận) hoặc là giá đấu thành công (đối với trường hợp đấu giá) nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt.”

Cũng tại điều 48 của Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC quy định rõ chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Theo đó:

“1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).”

Lưu ý: 

  • Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc ngay 10% giá trị số cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa. Theo đó, nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc nếu từ bỏ quyền mua.
  • Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa (căn cứ theo Điểm b, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 126/2017/NĐ-CP)
  • Trước thời điểm Đại hội đồng cổ đông lần đầu, việc tổ chức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải hoàn thành để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

Điều kiện mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược

Điều kiện mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược

Điều kiện mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược được quy định tại điểm a khoản 3, Điều 6, Nghị định 126/2017/NĐ-CP như sau:

“a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau:

– Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;

– Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế;

– Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:

+ Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.

+ Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

+ Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.”

Lợi ích của doanh nghiệp khi hợp tác với nhà đầu tư chiến lược 

So với nhà đầu tư tài chính, nhà đầu tư chiến lược được yêu thích hơn bởi các lý do sau:

Giá trị nhận được cao hơn

Như đã đề cập ở mục trên, nhà đầu tư sẽ mua lại một công ty cùng ngành với công ty đã mua. Khi đó, bên mua nhận được nhiều sự hợp lực hơn từ hai công ty, kéo theo lợi tức đầu tư cũng sẽ cao hơn và gia tăng giá trị ban đầu của công ty. Vì những lý do này, nhà đầu tư sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho một công ty vì họ sẽ không yêu cầu các chủ sở hữu ban đầu phải hỗ trợ trong hầu hết các hoạt động. 

Đóng giao dịch nhanh hơn

Đóng giao dịch nhanh hơn

Vì nhà đầu tư hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh nên họ sẽ có những sự hiểu biết về công ty mà họ muốn mua. Điều này có nghĩa là quá trình mua lại sẽ được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bên thâu tóm không xem kỹ lưỡng sổ sách của công ty muốn mua và họ sẽ làm nhanh hơn nhiều.

Chắc chắn hơn về việc đóng giao dịch

Các nhà đầu tư sẽ thấu hiểu cấu trúc của công ty mà họ muốn mua và sẽ có rất ít điều bất ngờ sẽ xảy ra nếu có. Đây sẽ là cơ hội rất cao để thỏa thuận được thực hiện.

Đem đến cơ hội tốt cho khách hàng

Với một nhà đầu tư, chủ sở hữu của các doanh nghiệp mới sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm/dịch vụ. Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể cung cấp các sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao hơn cho khách hàng của công ty. Điều này giúp cho doanh nghiệp củng cố thêm mối quan hệ với khách hàng của mình.

Thỏa thuận dài hạn 

Chủ sở hữu bằng việc bán công ty của mình cho một nhà đầu tư sẽ được đảm bảo rằng việc kinh doanh của công ty trong một thời gian dài hạn sẽ luôn ở trong trạng thái tốt nhất.

Cải thiện trong việc ra quyết định

Bên mua tài chính sẽ đưa ra quyết định thông qua việc ưu tiên lợi ích của những nhà đầu tư. Ngoài ra, trong vài năm một bên mua như vậy sẽ không tiến hành đầu tư tiếp vào một công ty mua lại. Ngược lại, đối với nhà đầu tư chiến lược, họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích của tất cả các bên liên quan gồm: khách hàng, cổ đông, nhân viên.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về nhà đầu tư chiến lược là gì, quy định của pháp luật về nhà đầu tư chiến lược cũng như điều kiện mua cổ phần, giá bán cổ phần,… mà Đầu tư Tiết kiệm  muốn chia sẻ đến bạn Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc quan tâm thêm nhiều thông tin hữu ích.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC