Thị trường tài chính là gì? Tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam

0
Tài chính

Trong nền kinh tế của một quốc gia, thị trường tài chính luôn vừa là nguồn lực, vừa là huyết mạch. Do đó, đây không chỉ là nơi để trao đổi, mua bán, luân chuyển vốn và tiền, mà đó còn phải là nơi khơi thông những ách tắc cho nền kinh tế – xã hội, cùng chia sẻ rủi ro với toàn nền kinh tế. Vậy thị trường tài chính là gì, có chức năng và vai trò như nào cũng như tình hình thị trường tài chính tại Việt Nam hiện nay ra sao. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính (trong Tiếng anh là Financial Market) là nơi diễn ra hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,…

Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm: Hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ. Theo đó, các đối tượng này sẽ tham gia giao dịch và mua bán các loại tài sản tài chính – hàng hóa của thị trường tài chính.

Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn

Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn

Nguyên nhân hình thành thị trường tài chính

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển kéo theo đó là các hoạt động về phát hành và mua bán lại các chứng khoán cũng phát triển. Theo đó, những chủ thể cần nguồn tài chính và những người có khả năng cung ứng nguồn tài chính cũng sẽ xuất hiện khi nền kinh tế thị trường phát triển, và để đáp ứng cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn thì một thị trường riêng đã được hình thành và đó chính là thị trường tài chính.

Như vậy, có 3 nguyên nhân chủ yếu hình thành nên thị trường tài chính, bao gồm:

  • Thị trường tài chính được hình thành để giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng và nhu cầu cung ứng vốn trong nền kinh tế phát triển.
  • Do nhu cầu chuyển nhượng, giao dịch mua bán các loại chứng khoán giữa các chủ sở hữu xuất hiện.
  • Do sự phát triển và ra đời của nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt trong nền kinh tế hàng hóa đa dạng.

Điều kiện hình thành thị trường tài chính

Theo đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết sau đây thì thị trường tài chính sẽ được hình thành, cụ thể:

  • Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định và mức độ lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.
  • Có đa dạng các công cụ tài chính trên thị trường tài chính, tạo ra các phương tiện chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính.
  • Hình thành và phát triển các hệ thống, tổ chức trung gian tài chính. Bởi nếu có các trung gian tài chính, người có nguồn tài chính sẽ tin tưởng và yên tâm hơn về nguồn tiền mà họ đã bỏ ra, theo đó sự luân chuyển các nguồn tài chính và hạ thấp chi phí trung gian từ đó gia tăng thêm lợi ích cho mọi người.
  • Ngoài những tác động tích cực thì thị trường tài chính còn có những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Do đó, hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước cần được xây dựng và hoàn thiện để điều khiển và giám sát sự hoạt động của thị trường tài chính theo quy định của pháp luật; 
  • Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động của thị trường tài chính. Theo đó, thị trường tài chính muốn hoạt động tốt thì cần có những cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định để có thể đảm bảo cho các hoạt động giao dịch và kiểm soát chứng khoán được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn và có hiệu quả.
  • Cơ chế của thị trường tài chính hết sức phức tạp, do đó để đảm bảo có thể điều khiển và vận hành thị trường đạt kết quả đòi hỏi cần phải có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường tài chính và phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, dám mạo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra trên thị trường.

Thị trường tài chính bao gồm những yếu tố nào?

Các yếu tố cơ bản cấu thành nên thị trường tài chính bao gồm:

– Đối tượng của thị trường tài chính: Là những nguồn cung/cầu về vốn

– Công cụ tham gia vào thị trường tài chính: Các chứng từ có giá trị được phát hành bởi các chủ thể

– Chủ thể của thị trường tài chính: Là những thể nhân và pháp nhân tham gia thị trường tài chính. Theo đó, chủ yếu là các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng, quỹ đầu tư,…

– Hàng hóa trên thị trường tài chính: Trên thị trường tài chính sẽ có những loại hàng hóa khác nhau tùy theo từng loại thị trường. Cụ thể: 

  • Trên thị trường vốn: Trái phiếu, Cổ phiếu, Chứng khoán cầm cố bất động sản là những loại hàng hóa chính trên thị trường này
  • Trên thị trường tiền tệ: Bao gồm các loại hàng hóa như Tín phiếu kho bạc, Chứng chỉ tiền gửi, Thương phiếu,…
  • Trên thị trường tài chính phái sinh: Bao gồm Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng giao sau, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn.

Thị trường tài chính được phân thành mấy loại?

Thị trường tài chính được phân thành nhiều loại khác nhau

Thị trường tài chính được phân thành nhiều loại khác nhau

Trên thị trường tài chính được phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo các căn cứ, yếu tố và các tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động

Dựa theo căn cứ thời gian sử dụng của nguồn tài chính huy động, bao gồm 2 loại như sau:

  • Thị trường tiền tệ: Là thị trường phát hành các công cụ tài chính ngắn hạn (kỳ hạn dưới 01 năm) và cũng là nơi mua bán lại các công cụ tài chính này. Trên thị trường tiền tệ bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, tín phiếu kho bạc, thương phiếu, thỏa thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi,…
  • Thị trường vốn: Đây là thị trường mà các công cụ tài chính có kỳ hạn từ 1 năm trở nên được phát hành và giao dịch mua bán như cổ phiếu, trái phiếu. Đây cũng chính là nơi giải quyết quan hệ cung – cầu về vốn dài hạn. Theo đó, có 3 bộ phận trên thị trường vốn là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.

Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính trên thị trường

Có 2 loại thị trường tài chính dựa theo phương thức huy động nguồn tài chính này như sau:

– Thị trường nợ: Là thị trường diễn ra hoạt động giao dịch, trao đổi và mua bán các công cụ nợ ngắn hạn (thời gian đáo hạn dưới 01 năm), trung hạn (thời gian đáo hạn từ 01 – 10 năm) và dài hạn (thời gian đáo hạn trên 10 năm).

– Thị trường vốn cổ phần: Đây là thị trường mà ở đó người cần vốn sẽ phát hành các cổ phiếu để huy động vốn. Các cổ phiếu này chính là quyền được chia phần trên tài sản của các công ty phát hành cổ phiếu và lãi ròng. Theo đó, sau khi trừ chi phí, thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ) thì những người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty.

Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính

Dựa theo sự luân chuyển của các nguồn tài chính, có thể phân loại thị trường tài chính thành 2 loại cụ thể như sau:

  • Thị trường sơ cấp (còn được gọi là thị trường cấp 1): Đây là nơi mà các hoạt động trao đổi, giao dịch mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới sẽ được diễn ra. Trên thị trường này, việc mua bán chứng khoán thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng. 
  • Thị trường thứ cấp (còn được gọi là thị trường cấp 2): Là nơi trao đổi, giao dịch mua bán, chuyển nhượng các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Có 2 loại trên thị trường thứ cấp này là: Thị trường phi tập trung và sở giao dịch.
Mô hình hoạt động của thị trường tài chính thứ cấp

Mô hình hoạt động của thị trường tài chính thứ cấp

Căn cứ vào tính chất pháp lý

Bao gồm 2 thị trường:

  • Thị trường tài chính chính thức: Là thị trường mà mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính tại đó được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Theo đó, các chủ thể tham gia thị trường được thừa nhận và bảo vệ bởi pháp luật;
  • Thị trường tài chính không chính thức: Đây là thị trường mà mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính tại đó không tuân theo các nguyên tắc cũng như thể chế được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước.

Bên cạnh đó, bạn sẽ bắt gặp thêm một số thuật ngữ phân loại khi nói về thị trường tài chính như thị trường tài chính phái sinh, thị trường tài chính quốc tế,… Trong đó, có thể hiểu thị trường tài chính phái sinh chính là nơi mà các hoạt động mua đi bán lại các loại sản phẩm tài chính phái sinh diễn ra. Theo đó, Quyền mua cổ phần, Chứng quyền, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi,… chính là các sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính phái sinh.

Hiện nay, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển mạnh trên thị trường tài chính quốc tế và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. 

Thị trường tài chính có chức năng và vai trò như thế nào?

Chức năng của thị trường tài chính

Trong việc dẫn nguồn tài chính để đảm bảo thúc đẩy các yếu tố liên quan, về cơ bản, có 3 chức năng cụ thể của thị trường tài chính như sau:

– Dẫn nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính. Cụ thể:

  • Là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. Điều này giúp cho việc luân chuyển vốn đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi.
  • Đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và sản xuất kinh doanh bằng cách thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn.
  • Giúp cho nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả hơn đối với người có tiền đầu tư và người vay tiền để đầu tư. Theo đó, thông qua lãi suất cho vay người cho vay sẽ có lãi, còn người đi vay sẽ phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn và lãi bằng cách tính toán sử dụng vốn vay và từ đó tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân.
  • Thị trường tài chính sẽ tạo cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ những điều kiện thuận lợi. Điều này được thể hiện thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi tiền được thị trường tài chính cho phép sử dụng.

– Giúp cho khả năng thanh khoản cho các chứng khoán gia tăng;

– Cung cấp các thông tin kinh tế cũng như đánh giá giá trị hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp.

Vai trò của thị trường tài chính

Đối với các hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trường, thị trường tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó:

  • Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế, thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và từ ngoài nước, đồng thời khuyến khích tiết kiệm và đầu tư;
  • Góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của học logistics nền kinh tế;
  • Thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước, đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế.

Tổng quan thị trường tài chính tại Việt Nam hiện nay

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2021

Dưới đây là một số điểm nổi bật về sự phát triển của thị trường tài chính

Việt Nam: 

Thị trường tín dụng

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, năm 2021 tín dụng toàn nền kinh tế mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳ năm 2020. Theo đó, tín dụng toàn nền kinh tế tính đến 31-12-2021 tăng 13,53% so với cuối năm 2020.

Cũng theo NHNN, thống kê từ báo cáo nhanh của các Tổ chức tín dụng (TCTD), các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ ngày 27-12-2021, giữ nguyên nhóm nợ cho khoảng 780.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 301.000 tỷ đồng. Lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu khoảng 616.000 tỷ đồng từ 23-1-2020. 

Đồng thời, đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ hơn 3,9 triệu tỷ đồng; lãi suất cho vay mới thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23-1-2020 đến nay đạt trên 7,6 triệu tỷ đồng cho khoảng 1,32 triệu khách hàng.

Năm 2021, tín dụng toàn nền kinh tế ước tính tăng gần 14%

Năm 2021, tín dụng toàn nền kinh tế ước tính tăng gần 14%

Tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng lũy kế từ 23-1-2020 đến 20-12-2021 là khoảng gần 37.500 tỷ đồng. Trong đó, việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội Ngân Hàng đã được thực hiện có hiệu quả tại 16 Ngân hàng Thương mại (NHTM) (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế). Lũy kế từ 15-7-2021 đến 30-11-2021, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là khoảng 18.095 tỷ đồng, so với cam kết đạt 87,78%.

Ước tính số lượng giao dịch đối với miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 chiếm khoảng 80%. Từ năm 2020 đến hết năm 2021, tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ (hệ thống Napas) đã giảm cho khách hàng dự kiến khoảng 2.557 tỷ đồng và trong năm 2021 giảm trên 250 tỷ đồng tiền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng.

Thị trường chứng khoán (TTCK)

Năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng đã đạt được những kết quả ấn tượng.

Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), chỉ số VNIndex kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, các chỉ số chính trên HOSE đều tăng cao so với đầu năm, cụ thể, chỉ số VN Index đạt 1.498,28 điểm, tăng 35,73%; VNAllshare đạt 1561,33 điểm, tăng 51,23%; và chỉ số VN30 đạt 1535,71 điểm, tăng 43,42%.

Vào ngày 25/11/2021, chỉ số VN Index đạt đỉnh mới 1.500.81 điểm cao nhất trong 21 năm hoạt động.

Trên thị trường cổ phiếu, thanh khoản tăng 247,27% về giá trị so với năm 2020. Trong tháng 12/2021, thị trường có phiên giao dịch trên 45 nghìn tỷ đồng.

Năm 2021, thanh khoản của thị trường liên tục đạt những kỷ lục mới, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 21.593 tỷ đồng và khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 737,29 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 247,27% về giá trị và về khối lượng bình quân so với năm 2020 là 120,43%.

Đặc biệt, thị trường đã có phiên giao dịch kỷ lục vào ngày 23/12/2021, với giá trị đạt trên 45.371 tỷ đồng và khối lượng giao dịch là hơn 1,32 tỷ cổ phiếu.

Theo đó, tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu tính đến ngày 31/12/2021 lần lượt đạt khoảng 5,39 triệu tỷ đồng và 184,32 tỷ cổ phiếu, tăng 244,51% về giá trị và so với năm 2020 tăng 118,68% về khối lượng.

So với giao dịch của toàn thị trường thì giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 7,39%. Tính từ đầu năm đến nay, khối lượng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 62 nghìn tỷ đồng và sở hữu tới hơn 90% một số Quỹ ETF nội địa.

Trong năm qua, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 798.821 tỷ đồng, chiếm 7,39% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Tính đến hết ngày 31/12/2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 62.431 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư vào các quỹ ETF, đặc biệt là các quỹ ETF nội địa. Khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ ETF bình quân của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2021 đạt trên 8,06 triệu CCQ/ngày với giá trị giao dịch bình quân một ngày đạt 175,56 tỷ đồng, về khối lượng tăng tương ứng 79,84% và so với cùng kỳ năm 2020 tăng 193,3% về giá trị. Tỷ trọng giao dịch ETF của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 64,80% toàn thị trường. Lũy kế mua ròng 12 tháng của nhà đầu tư nước ngoài trên 4,5 nghìn tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2021, trên HOSE đã có 8 quỹ ETF được niêm yết và giao dịch. Trong đó, tỷ lệ sở hữu đối với một số quỹ ETF của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 96%.

Đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng giá trị vốn hóa niêm yết, tương đương 92,77% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành) và so với cuối năm 2020 tăng 43,06%.

Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HOSE tính đến ngày 31/12/2021 đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tương đương 92,77% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành), so với cuối năm 2020 tăng 43,06%.

Hiện trên sàn HOSE có 533 mã chứng khoán niêm yết trong đó: mã cổ phiếu là 404, mã chứng chỉ quỹ đóng là 03, mã chứng chỉ quỹ ETF là 08, 113 mã chứng quyền có bảo đảm và 5 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 120,5 tỷ cổ phiếu.

Tính đến hết năm 2021, có 46 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa tỷ USD trên HOSE.

Tại HOSE, đã có 46 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, số liệu tính đến ngày 31/12/2021, so với số doanh nghiệp cuối năm 2020 tăng thêm 16 doanh nghiệp, trong đó Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) là 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD.

Tổng số vốn đã được huy động thông qua thị trường chứng khoán là hơn 49.000 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng hơn 5 lần.

Mặc dù tình hình kinh tế trong năm 2021 gặp nhiều thách thức nhưng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán nhiều doanh nghiệp đã huy động thành công nguồn vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh. Ước tính đạt hơn 49.605 tỷ đồng tổng giá trị vốn huy động thông qua phát hành thêm trên thị trường cổ phiếu của HOSE với 72 đợt phát hành có thu tiền, tương ứng so với năm 2020 tăng hơn 5 lần về giá trị.

Cũng trong 12 tháng qua, có 7 cuộc đấu giá cổ phần đã được HOSE thực hiện, số lượng cổ phần bán được là hơn 101,8 triệu cổ phần và gần 72,97 triệu quyền mua cổ phần, qua đó thu về cho nhà nước và các doanh nghiệp hơn 1.651 tỷ đồng. 

Thị trường bảo hiểm (TTBH)

Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ước tính tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2021 đạt 217.338 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2020 tăng trưởng 16.71%, trong đó ước tính doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 57.880 tỷ đồng, so với cùng kỳ 2020 tăng 3.98%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 159.458 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 22%, theo đó:

Ước tính doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng 3.98 % so với cùng kỳ 2020 đạt 57.880 tỷ đồng (đây là số chưa bao gồm Opes).

Trong tổng doanh thu toàn thị trường, Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng 27.9% ước tính đạt 16.196 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 6.3%. Trong đó, ước tính đạt 3.946 tỷ đồng đối với doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chiếm tỷ trọng 6.8% tổng doanh thu thị trường, so với cùng kỳ năm trước giảm 9.5%; Đạt 12.222 tỷ đồng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện, chiếm tỷ trọng 21.1% tổng doanh thu thị trường, so với cùng kỳ năm trước giảm 5.2%.

Doanh thu bảo hiểm sức khỏe (bao gồm bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe) ước tính tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 18.021 tỷ đồng, trong tổng doanh thu thị trường chiếm tỷ trọng 31.1 %. Trong đó: đạt 9.442 tỷ đồng đối với bảo hiểm tai nạn con người (giảm 7.3%) còn doanh thu bảo hiểm y tế – chăm sóc sức khỏe ước tính đạt 8.578 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng trưởng 16.4%.

Ước tính doanh thu bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt 7.684 tỷ đồng, trong tổng doanh thu thị trường chiếm tỷ trọng 13.3%, so với cùng kỳ năm trước tăng trưởng 4.8%. Trong đó: bảo hiểm tai nạn con người đạt 9.442 tỷ đồng (giảm 7.3%), bảo hiểm y tế – chăm sóc sức khỏe doanh thu ước đạt 8.578 tỷ đồng (tăng trưởng 16.4%)

Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 tăng trưởng 16.71% so với cùng kỳ năm 2020

Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 tăng trưởng 16.71% so với cùng kỳ năm 2020

Ước tính đạt 7.470 tỷ đồng doanh thu bảo hiểm cháy nổ, chiếm tỷ trọng 12.9% tổng doanh thu thị trường, so với cùng kỳ năm 2020 tăng trưởng 18.9%. Trong đó, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ước tính doanh thu đạt 5.971 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10.3%, so với cùng kỳ năm 2020 tăng trưởng 26.6 %. Còn bảo hiểm cháy nổ tự nguyện doanh thu ước tính đạt 1.499 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,6%, so với năm 2020 giảm 4.3%.

Doanh thu bảo hiểm hàng hóa vận chuyển ước tính đạt 2.749 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4.8%, so với cùng kỳ năm trước tăng trưởng 21.7%.

Ước tính đạt gần 2.347 tỷ đồng đối với doanh thu bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, chiếm 4.1% tỷ trọng, so với cùng kỳ năm trước tăng trưởng 13.8%.

Các nghiệp vụ bảo hiểm khác tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Bảo hiểm trách nhiệm đạt 1.325 tỷ đồng, tăng trưởng 21.7%; Bảo hiểm hàng không doanh thu ước đạt 1.012 tỷ đồng, tăng trưởng 47.7%; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính đạt 759 tỷ đồng, giảm 7.9%; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh doanh thu ước đạt 252 tỷ đồng, tăng 9.5%; Bảo hiểm nông nghiệp doanh thu ước đạt 57 tỷ đồng, tăng trưởng 28%; Bảo hiểm bảo lãnh doanh thu ước đạt 29 tỷ đồng, giảm 6.4%.

Theo đó, trong năm 2021, tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là khoảng 19.355 tỷ đồng (chưa bao gồm dự phòng bồi thường), tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc là 33.4%, thấp hơn tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc 37.2% của cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (74.2%), bảo hiểm hàng không (46.1%), bảo hiểm xe cơ giới (45%) là những nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao.

Trong tổng số 30 doanh nghiệp bảo hiểm, có 21 doanh nghiệp bảo hiểm và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc chung của thị trường và có 9 doanh nghiệp bảo hiểm còn lại có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ bồi thường chung của thị trường.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm Nhân thọ, ước tính đạt 49.549 tỷ đồng tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 12 tháng năm 2021, so với cùng kỳ năm trước tăng 18,5 %. Trong đó, Manulife là đơn vị dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới với 11.502 tỷ đồng, Prudential với 6.741 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 6.078 tỉ đồng, Dai-ichi Life là 5.987 tỷ đồng và AIA với 4.089 tỷ đồng.

Ước tính tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, đạt 159.458 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng mà sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm 52,9%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp 19,8%; sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm 15,3%; sản phẩm phụ chiếm 10,1%. Và 1,94% thuộc về các sản phẩm bảo hiểm còn lại. 

Theo đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm và thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường cụ thể như sau: Bảo Việt Nhân thọ (30.544 tỷ đồng, 19,15%), Manulife (29.695 tỷ đồng, 18,62%), Prudential (28.790 tỷ đồng, 18,06%), Dai-ichi Life (18.647 tỷ đồng, 11,69%), AIA (16.558 tỷ đồng, 10,38%), MB Ageas (5.876 tỷ đồng, 3,68% ), Chubb Life (4.500 tỷ đồng, 2,82%), Generali (4.340 tỷ đồng, 2,72%), FWD (4.174 tỷ đồng, 2,62%), Hanwha Life (3.961 tỷ đồng, 2,48%), AVIVA (3.445 tỷ đồng, 2,16%), Sun Life (3.333 tỷ đồng, 2,09%), Cathay Life (2.225 tỷ đồng, 1,40%), BIDV Metlife (1.573 tỷ đồng, 0,99%), các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại bao gồm: FWD Assurance, Mirae Asset Prevoir, Phú Hưng Life, Fubon Life là (1.797 tỉ đồng và 1,13%).

Sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm gồm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (52,9%), nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp (19,8%).

Trong 12 tháng năm 2021, đạt 3.554.018 hợp đồng (sản phẩm chính) về số lượng hợp đồng khai thác mới, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 14,25%. Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị so với cùng kỳ năm ngoái tăng 133%, chiếm tỷ trọng 13,4%; Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ tăng 37,2% so với cùng kỳ năm ngoái chiếm tỷ trọng 29,8%; Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái chiếm tỷ trọng 2,7%; Và 10,88% tỷ trọng là các sản phẩm bảo hiểm còn lại, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 186%, trong đó, 0,4% của sản phẩm bảo hiểm trọn đời, 0.05% sản phẩm bảo hiểm hưu trí và sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng 10,4%. 

Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (sản phẩm chính) tăng 13,84% so với cùng kỳ năm ngoái, gồm 13.213.200 hợp đồng. Cơ cấu số lượng hợp đồng theo sản phẩm, sản phẩm được ưa chuộng và chiếm tỉ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (50,9%) và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (26,5%).

Về chi trả quyền lợi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện chi trả là 32.814 tỷ đồng trong 12 tháng năm 2021, so với cùng kỳ năm trước tăng 24,78%.

Thị trường tài chính Việt Nam 2022

Bước sang năm 2022, thị trường Việt Nam đang và sẽ tiếp tục phải cọ xát và chứng kiến hàng loạt các tác động từ bên ngoài và bên trong thị trường. Bao gồm những tác động chính:

Các tác động ngoại lực

Những tác động từ ngoại lực như: Chính sách tiền tệ thắt chặt đã công bố của FED; Khủng hoảng đại dịch COVID-19 từ né tránh sang chung “sống hòa bình”; Giá dầu bị tác động bởi khủng hoảng Nga-Ukraine, việc làm và an ninh EU; Thị trường Trung Quốc bị bó hẹp,… Nếu nhìn về quy mô thị trường toàn cầu thì đây là những tác động bất lợi, tuy nhiên những tác động từ ngoại lực này lại vừa có lợi nếu nhìn vào kỳ vọng chào đón những dòng vốn chảy về nơi “bình yên” của thị trường tài chính trong nước và khu vực.

Các tác động nội lực

Trong bối cảnh chưa hết dịch COVID, hiện Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách phát triển kinh tế theo phương châm “sống chung với lũ”, vừa đánh dịch vừa phát triển sản xuất kinh doanh; Vừa tăng đầu tư xã hội bằng các chính sách lãi suất, vừa đầu tư mạnh từ Chính phủ bằng các gói kích thích, trong đó có gói kích thích từ Ngân sách Nhà nước quy mô tới 350.000 tỷ đồng với trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông để vừa thu hút các lĩnh vực song hành, vừa mở đường cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng tạo động lực và hạ tầng cho sự phát triển kinh tế đất nước… Trong bối cảnh đó, kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao nhất vẫn là chứng khoán và bất động sản trong nước, tiếp đó là kênh trái phiếu doanh nghiệp, dù phải đi kèm với rủi ro cao. Trong khi đó, kênh sinh lời thấp tuy vẫn là tiền gửi tiết kiệm nhưng đây lại là kênh bảo toàn vốn an toàn và dễ nhất. Theo đó, để cân đối thị trường tài chính lãi suất tiết kiệm ngân hàng cũng sẽ dần tăng trở lại. Sự phục hồi của doanh nghiệp sẽ tương kế tựu kế bùng phát trở lại theo mạch phát triển nhờ quy luật cung cầu trong môi trường thị trường mới đang mở ra mà không nhất thiết chỉ nhờ vào lãi suất thấp,…

Năm 2022 thị trường Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài và bên trong thị trường

Năm 2022 thị trường Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài và bên trong thị trường

Trong thực tế, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) tiếp tục có những diễn biến hết sức sôi động. Giá trị giao dịch TPCP trong tháng đầu năm 2022 đã đạt trên 13 nghìn tỷ đồng/phiên, so với bình quân năm 2021 tăng 19%. Trên thị trường giao dịch thứ cấp, tổng dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ tại HNX tính đến hết 31/1/2022 đạt 1,52 triệu tỷ đồng, so với cuối năm 2021 tăng 0,66%. Trong tháng 1, đạt 254.543 tỷ đồng tổng giá trị giao dịch TPCP, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt tới 13.397 tỷ đồng/phiên, so với năm 2021 tăng 19,19%. Trong tổng giá trị giao dịch toàn thị trường thì giá trị giao dịch Repos chiếm 39,66%.

Đáng chú ý, tháng 1/2022 tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1,67% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị bán ròng 1.245 tỷ đồng.

Về thị trường tín dụng, theo NHNN cho biết ngay từ những ngày đầu năm tổng dư nợ tín dụng đã bứt phá. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày 28/1/2022 đã tăng khoảng 2,74% so cuối năm 2021, tức là so cùng kỳ năm trước (tháng 1/2021 chỉ tăng 0,53%) tăng 16,32%. Điều này cho thấy dòng vốn đã và đang khai thông cũng như khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong bối cảnh “sống chung với dịch” là khá tích cực.

Dự báo về triển vọng thị trường tài chính năm 2022

Qua báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, đến cuối năm 2022 VN-Index sẽ có thể đạt mức điểm số từ 1.600-1.898 điểm từ 1500 điểm tại thời điểm khởi điểm đầu năm 2022 này. Nằm trong nhóm thận trọng nhất, theo dự báo của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VN-Index sẽ lên mức 1.600 điểm. Trong khi đó, Công ty chứng khoán Mirae Asset tin rằng chỉ số này sẽ đạt 1.700 điểm, con số mà Chứng khoán SSI và VnDirect đưa ra khá hơn là 1.750 điểm. Công ty Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) và Công ty chứng khoán Yuanta lạc quan hơn khi dự báo VN-Index có thể chạm tới 1.800 điểm và 1.989 điểm.

Trong năm 2021, chỉ số chứng khoán VN-Index đã tăng trưởng 35,7% gần trùng khớp với con số tăng 35% của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Nếu VN-Index năm 2022 đạt 1.700 – 1.800 điểm, có nghĩa là nhà đầu tư sẽ gia tăng được tài sản từ cổ phiếu 20% trở lên. Ở kịch bản lý tưởng nhất, nhà đầu tư có thể sinh lời trong 12 tháng là 29% nếu chỉ số này đạt 1.898 điểm. 

Năm 2022 cũng là năm thị trường tài chính sẽ tăng khi nhìn rõ từ kênh đầu tư vào thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường phát triển hạ tầng giao thông. Theo đó, yếu tố thúc đẩy kênh đầu tư vào thị trường tài chính sẽ tăng mạnh trong năm 2022 là do đây là năm đầu Chính phủ đã công bố sẽ giải ngân gói kích thích kinh tế 350.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào hạ tầng giao thông chiếm tỷ trọng lớn, cùng với quá trình định giá lại bất động sản thời gian qua. Theo dự báo của các chuyên gia, tỷ suất sinh lời của kênh này cũng được sẽ cao hơn mức 12% đã tăng trong năm 2021.

Nhìn chung xét từ nhiều khía cạnh, thị trường toàn cầu năm 2022 sẽ tiếp tục là một năm có những nút thắt, những trở ngại và sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế, giữa các quốc gia kinh tế và thậm chí giữa các loại ngành kinh tế tùy thuộc vào địa – chính trị và sự ảnh hưởng của COVID-19 vào những quốc gia nào lớn nhất hay vào các loại ngành nào bị cản trở nhiều nhất bởi COVID. Tuy nhiên, nhiều dòng vốn, nhiều quốc gia vẫn xuất hiện đủ thế mạnh trong những khó khăn, phức tạp ấy để phát triển trong môi trường thị trường mới,… Trong đó, đồng bạc xanh của Mỹ lên ngôi và “sự hòa bình” để phát triển kinh tế của Việt Nam trong môi trường mới nói riêng và của các nước đang phát triển có môi trường tương tự Việt Nam nói chung, dù các nước này không nhiều. Đây cũng chính là lợi thế trong năm 2022 này của Việt Nam.

Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030

Theo TS Vũ Nhữ Thăng, Việt Nam cần tập trung cải cách khu vực tài chính trên quan điểm khuyến khích để xây dựng thị trường tài chính lành mạnh và hiệu quả, có nghĩa là xây dựng hệ thống các quy định và các biện pháp trừng phạt để những người tham gia thị trường có thể nhận thấy điều đó là vì lợi ích tốt nhất của họ từ đó hành động một cách hiệu quả và thận trọng hơn. Bên cạnh đó, cần theo dõi chặt chẽ đối với diễn biến xu hướng thị trường tài chính trong tương lai cần phải theo dõi chặt chẽ để chuẩn bị về cơ sở hạ tầng và khuôn khổ pháp lý, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh và đúng hướng của thị trường tài chính trong nước.

Đối với định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, vị chuyên gia này cũng cho rằng cần bám sát các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Cùng với đó là những định hướng lớn liên quan đến các yếu tố đặc thù như hài hòa cơ cấu giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, phát triển và nâng cấp thị trường chứng khoán, tham gia sâu hơn lĩnh vực bảo hiểm để cung cấp và vốn dài hạn cho nền kinh tế,… của thị trường tài chính Việt Nam.

Đồng thời, trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần phải đặc biệt quan trọng, quan tâm đến các xu hướng vận động mới của thị trường tài chính và áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế để đưa thị trường tài chính Việt Nam hòa nhập với dòng tiền, của thị trường tài chính thế giới.

Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030

Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030

Tại Diễn đàn Tài chính năm 2021, bàn về định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng đưa ra một số định hướng lớn cần quan tâm, đánh giá, như sau:

Một là, thị trường tiền tệ và thị trường vốn phát triển với quy mô ngày càng lớn, ổn định, minh bạch, có cấu trúc thị trường tài chính phù hợp để hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, thị trường tiền tệ phát triển ổn định, minh bạch, hiện đại, phù hợp với định hướng và lộ trình tái cơ cấu thị trường tài chính; Thị trường vốn phát triển theo chiều sâu nhằm tăng nguồn vốn trung và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế. Ngoài ra, để nhằm cung ứng vốn trung và dài hạn một cách bền vững thì sự tham gia của lĩnh vực bảo hiểm vào thị trường tài chính cũng cần phải tăng cường, đặc biệt là thị trường vốn; Tăng cường vai trò của các trung gian thị trường giúp thị trường tài chính vận hành lành mạnh, gia tăng tính minh bạch của thị trường,…

Hai là, đối với các dịch vụ tài chính hiện đại cần phát triển theo xu hướng hội nhập tài chính quốc tế và công nghệ tài chính. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính, các sản phẩm, dịch vụ hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ, các sản phẩm fintech trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng,…

Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, khuyến khích và sớm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng fintech; Trước khi chính thức cấp phép triển khai cần nghiên cứu và xây dựng cơ chế thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán ứng dụng công nghệ fintech,… Đồng thời, để nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh với các nước trong quá trình hội nhập cũng như thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn tới, cần hình thành cơ cấu thị trường, sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán.

Ba là, các tổ chức tài chính cần tiếp tục thực hiện cơ cấu lại toàn diện, đặc biệt là hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo đó, trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém để tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm lợi ích của người gửi tiền và duy trì sự ổn định, an toàn của hệ thống. Cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán bằng cách rà soát, đánh giá và phân loại các tổ chức này dựa trên chất lượng tài chính cũng như khả năng cung cấp dịch vụ và cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường của các tổ chức này; Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán cần đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả năng lực tài chính, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm hoạt động an toàn, ổn định và được bảo vệ tối đa nhiều tài sản và quyền lợi của nhà đầu tư,…

Thứ tư, để nhằm phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu cần củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức tài chính nhà nước. Theo đó, phát triển và nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính nhà nước để các tổ chức này tham gia và đóng góp sâu hơn vào các hoạt động trên thị trường tài chính. Trong đó, nâng cao năng lực huy động vốn cần được ưu tiên, đặc biệt là đối với huy động vốn qua thị trường tài chính; Chất lượng tín dụng đầu tư của Nhà nước cần được mở rộng và nâng cao cũng như gia tăng khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức này, qua đó góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong giai đoạn tới.

Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống. Phát huy hiệu quả công tác giám sát với trọng tâm là 3 nội dung như: Giám sát rủi ro hệ thống, tăng cường phối hợp giữa cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan giám sát; phối hợp, đồng bộ và giám sát chặt chẽ vĩ mô và vi mô,…

Sáu là, cơ sở hạ tầng tài chính từng bước phát triển theo hướng phát triển chung của thế giới. Theo đó, hệ thống quy định pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện, hướng tới các chuẩn mực quốc tế tốt nhất, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình thu thập, phân tích, đánh giá và dự báo kịp thời các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính như xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain,… Đồng thời, các kênh cung cấp thông tin cần phải đa dạng hóa để phát triển các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhưng giá thành rẻ hơn,…

Kết luận

Trên đây là các thông tin về thị trường tài chính là gì, chức năng vai trò của thị trường tài chính cũng như tổng quan về thị trường tài chính tại Việt Nam hiện nay. Qua những nội dung này có thể thấy dù thị trường tài chính Việt Nam đã chịu nhiều tác động của dịch bệnh nhưng vẫn đang có những dấu hiệu khởi sắc. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc quan tâm đã trang bị được cho bản thân những kiến thức hữu ích về thị trường và nắm bắt được những chuyển biến trong thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC