Thị phần là gì? Cách xác định thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp

0
Tài chính

Sự tăng trưởng kinh tế của một doanh nghiệp luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo. Mỗi năm các doanh nghiệp sẽ cam kết và đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu của công ty, tuy nhiên với tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường hiện nay. Các lãnh đạo doanh nghiệp thường sẽ đề cao tỷ lệ thị phần tăng trưởng để xây dựng hướng đi mới cho doanh nghiệp. Vậy để hiểu rõ hơn về thị phần cũng như xác định thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp tôi sẽ giới thiệu với các bạn cụ thể về khái niệm cũng như những thông tin liên quan đến thị phần. 

Thị phần là gì?

Khái niệm về thị phần

Khái niệm về thị phần

Thị phần (market share) là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Đây là phần trăm tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trong một thị trường nhất định. Thị phần được thể hiện rõ qua doanh số sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng doanh số sản phẩm, dịch vụ tiêu thị trên thị trường. 

Lượng thị phần càng nhiều thì doanh nghiệp sở hữu sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn trên thị trường và việc kinh doanh sẽ đi đúng hướng, phát triển thuận lợi. 

Công thức tính thị phần

Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh số của thị trường.

Hoặc:

Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Ngoài ra thị phần tương đối còn được xoay quanh 2 công thức:

Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp/Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường.

Hoặc

Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp

Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ

Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.

Thị phần là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.

Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác. Tuy nhiên, việc chiếm được thị phần lớn cũng đem lại cho công ty vô số lợi ích.

Vai trò của thị phần trong hoạt động doanh nghiệp

– Thị phần là một dấu hiệu cho thấy khả năng cạnh tranh tương đối cao của các sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đó. Khi tổng thị trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó tăng lên, một doanh nghiệp duy trì lâu dài thị phần của mình thì sẽ tăng doanh thu ở mức độ và tốc độ tương ứng như tổng thị trường. Một doanh nghiệp đang trên đà phát triển thị phần sẽ kéo theo doanh thu tăng nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.

– Xác định thị phần giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận tốt hơn tốc độ phát triển của doanh nghiệp trong từng phân khúc của thị trường. Từ đó, phát triển những chiến lược kinh doanh đúng đắn, sáng suốt.

– Thị phần là cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp có thể bổ sung thêm nguồn lực và tăng động lực phát triển công ty lên nhiều lần.

– Thị phần tăng có thể cho phép một công ty đang phát triển đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải thiện rõ rệt khả năng sinh lời. 

Cách xác định thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp

Để xác định thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp, thông thường theo chiến lược của công ty sẽ áp dụng mô hình BCG để xác định thị phần tăng trưởng. Chiến lược BCG hay còn gọi là ma trận Boston như một cách nhắm đánh giá đúng tình hình tăng trưởng của thị phần của công ty. 

Cụ thể ma trận này được phân thành 4 ô, gồm có ô dấu hỏi chấm, ô ngôi sao, ô con chó mực và ô con bò sữa trên hệ trục tọa độ. Trục tung biểu thị mức tăng trưởng của doanh số và sản lượng còn trục hoành biểu diễn thị phần.

Mô hình chiến lược BCG được đưa vào để xác định thị phần của doanh nghiệp

Mô hình chiến lược BCG được đưa vào để xác định thị phần của doanh nghiệp

 

  • Nhóm ngôi sao (Star): Là nhóm cần đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách tập trung nguồn lực marketing tối đa để đảm bảo nhóm sản phẩm này tăng tốc, nhằm chiếm lĩnh thị phần nhanh nhất và mang lại doanh số bán hàng càng cao càng tốt. Bởi đây là nhóm sản phẩm đang được thị trường chào đón tích cực, nếu không tập trung đẩy mạnh thì có thể đối thủ cạnh tranh sẽ vượt mặt. 
  • Nhóm Bò sữa (Cash cow): Là nhóm sản phẩm khó có thể tăng trưởng thêm, thế nhưng thị phần vẫn còn và mang lại nguồn doanh thu đáng kể, vậy nên ta chỉ cần tập trung cung cấp nguồn lực vừa phải để duy trì và hạn chế việc giảm thị phần.
  • Nhóm Chó mực (Dog): Là nhóm không mang lại lợi ích cho công ty nữa, thế nên không nên tiếp tục đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào marketing vô ích, đây là nhóm sản phẩm nên loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh nhiều phí không cần thiết (tồn kho, bảo quản, quản lý, kiểm kê, đối soát,…)
  • Nhóm dấu hỏi: Là nhóm sản phẩm mới, cần đẩy mạnh marketing thử trong thời gian ngắn, tích cực theo dõi thị trường và phân tích xem sản phẩm này có phản ứng tốt với khách hàng hay không, kênh marketing nào hiệu quả thì mới có cơ sở cho sản phẩm đó vào nhóm Ngôi sao để được đẩy mạnh marketing, sản phẩm nào không bán được mặc dù đã thử các phương cách marketing khác nhau thì cho vào nhóm Chó mực để loại bỏ.

Làm thế nào để tăng thị phần?

Để làm tăng thị phần, các doanh nghiệp sẽ có một số lựa chọn. Họ có thể dụng tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng mới, phát triển sản phẩm mới cho thị trường, hạ giá hay sử dụng những chiến lược marketing để giảm bớt sự cạnh tranh hoặc cố gắng mở rộng quy mô thị trường mục tiêu bằng cách thu hút một phân khúc mới. 

Xác định phân khúc thị trường của doanh nghiệp 

Phân khúc thị trường (Market Segmentation) là sự phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ. Nhóm khách hàng này sẽ được phân chia dựa trên những đặc điểm như: tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách, thói quen mua hàng. 

Doanh nghiệp xác định phân khúc này sẽ làm cơ sở để doanh nghiệp tối ưu hóa sản phẩm, triển khai chiến dịch Marketing, quảng cáo hướng tới từng đối tượng khách hàng cụ thể, từ đó làm tăng thị phần hiệu quả. 

Chính sách giá cạnh tranh 

Việc định giá sản phẩm là một phần quan trọng trong kế hoạch Marketing của doanh nghiệp. Định giá sản phẩm sẽ quyết định khả năng tăng doanh thu và gia tăng thị trường hiệu quả. 

Chính sách giá cạnh tranh có thể thu hút khách hàng, gia tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số, doanh thu bán hàng. Để định giá sản phẩm chính xác và chính sách giá cạnh tranh, cùng với đó các doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như: chi phí sản xuất, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu và chất lượng của sản phẩm. 

Củng cố các mối quan hệ khách hàng

Các công ty muốn duy trì thị phần hiện tại bằng cách đưa ra một số đề nghị hấp dẫn cho khách hàng để khiến họ không chuyển đổi và tiêu dùng các sản phẩm cạnh tranh của công ty đối thủ. Đó là một chiến thuật được nhiều công ty sử dụng để tăng thị phần vì khi khách hàng cũ có trải nghiệm vui vẻ và tích cực với công ty, họ thường giới thiệu nó với gia đình, bạn bè hoặc người thân và quảng bá từ đó công ty sẽ có thêm nhiều khách hàng mới.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng 

Nâng cao trải nghiệm khách hàng, hay nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Cụ thể là trải nghiệm khách hàng trước, trong và sau khi mua hàng. 

Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với chính sách chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, họ sẽ cảm nhận được sự tận tâm và có cái nhìn tốt hơn về doanh nghiệp. Từ đó tỷ lệ khách quay lại và mua ủng hộ lâu dài cho sản phẩm của họ sẽ được gia tăng. 

Vậy trên đây là những kiến thức chia sẻ về khái niệm cũng như một số thông tin liên quan đến thị phần. Hy vọng bài viết sẽ đem đến kiến thức về kinh tế hữu ích giúp bạn hiểu thêm về thị phần của doanh nghiệp. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC