Cổ phiếu rác là gì? Cách nhận biết cổ phiếu rác

0
Cổ phiếu

Cổ phiếu rác là gì? 

Cổ phiếu rác là gì?

Cổ phiếu rác là gì?

Cổ phiếu rác là những cổ phiếu được thổi phồng (tiếng Anh được gọi là meme stock). Đây là những mã cổ phiếu có giá tăng trưởng mạnh, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, những cổ phiếu này thường có sức tăng mạnh là do lượng cầu mua của nhà đầu tư do nghe theo thông tin lan truyền trên mạng, các diễn đàn hội nhóm chứ không phải do nội lực doanh nghiệp mạnh. 

Cổ phiếu rác rất phổ biến trên sàn, những người sở hữu cổ phiếu này thường có ít quyền lợi về quyền trong công ty, cổ tức hàng năm cũng không được phân chia rõ ràng. Chủ doanh nghiệp cũng không quan tâm đến việc giữ ổn định hoặc tăng giá cổ phiếu công ty để làm hài lòng cổ đông hiện hữu mà chỉ quan tâm đến việc tạo sóng, lướt mua mua bán bán trên chính cổ phiếu công ty mình

Cách nhận biết cổ phiếu rác

Cổ phiếu có chỉ số tài chính đẹp mặc dù tình hình kinh doanh đi xuống 

Điều cần phân biệt là cổ phiếu rác thường là cổ phiếu có thị giá đã rất thấp do kết quả kinh doanh yếu kém và xu hướng đi xuống của giá cổ phiếu chưa thấy điểm dừng, thì cổ phiếu lừa đảo đôi khi có thị giá trên sàn rất cao cùng với các chỉ số tài chính được tâng bốc. 

Vốn tăng khủng trước khi lên sàn 

Đặc điểm của những công ty phát hành cổ phiếu rác đó chính là góp vốn bằng tài sản, thu mua các công ty liên doanh liên kết để hợp thức hóa vốn góp. Các công ty liên doanh liên kết đó không nằm trong chuỗi giá trị của của công ty mẹ. Chính việc tăng vốn ảo như trên làm tổng tài sản bị thổi phồng, nhưng nguồn lực tài chính không có nên không thể giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh tương xứng với vốn tăng thêm.

Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp nhiều, tiền mặt nhiều năm liền rất ít

Các khoản thu, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong khi đó tiền mặt và các khoản tương đương tiền thấp một cách ngạc nhiên. Do tiền thật trên tài khoản ngân hàng thường được kiểm tra dễ dàng và kiểm toán kỹ càng, nên khó có thể xào nấu, ngược lại các khoản phải thu, hàng tồn kho rất khó kiểm tra nên nhiều doanh nghiệp kê khống hoặc không có thật, nhằm hợp thức hóa và làm đẹp báo cáo tài chính. Vậy nên tiền mặt là thước đo quan trọng đối với doanh nghiệp lên sàn, các công ty có cổ phiếu rác thường chỉ có 1 vài tỷ trong tài khoản tiền gửi ngân hàng.

Công ty được tâng bốc thái quá 

Hoạt động kinh doanh của công ty không đúng như trên thực tế, thường được tâng bốc thái quá, nhiều công ty cũng sẽ thuê viết bài trên các báo lớn để PR cho mình nhằm tạo thương hiệu chiếm dụng lòng tin của nhà đầu tư. 

Cùng với đó doanh thu tăng khủng nhưng lợi nhuận không tăng tương xứng mà ngày càng bị giảm sút, đặc biệt có những thời điểm doanh thu khác đóng góp phần lớn trong tổng doanh thu nhưng lại không được rõ ràng, khiến nhà đầu tư không biết được lợi nhuận của doanh nghiệp thật sự đến từ đâu. Ngoài ra những giao dịch nội bộ với nhà đầu tư hoặc những tổ chức có liên quan không được rõ ràng trong thời gian dài. Đây là một trong những trường hợp đáng lưu tâm. 

Chu kỳ của một cổ phiếu rác

Thông thường chu kỳ của một cổ phiếu rác sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tiến hành gom cổ phiếu cẩn thận

Ở giai đoạn này một số cá nhân hay tổ chức có thể nắm bắt được các thông tin nội bộ hoặc nhận định thấy giá cổ phiếu đang ở dưới mức giá dưới giá trị thực nên họ quyết định tiến hành gom cổ phiếu với khối lượng lớn. Giai đoạn này sẽ mất nhiều thời gian bởi các nhà đầu tư sẽ gom cổ phiếu liên tục trong nhiều phiên, và mỗi phiên chỉ mua với khối lượng nhỏ để tránh việc cổ phiếu tăng giá cao. Ở trong giai đoạn này giá cổ phiếu sẽ đi ngang hay chỉ tăng nhẹ trong một thời gian dài và khối lượng giao dịch bắt đầu tăng nhẹ nhưng cũng chỉ ở mức khá thấp. 

Giai đoạn 2: Bắt đầu giao dịch cổ phiếu 

Lúc này khi một số nhà đầu bắt đầu để ý và nhận thấy sự gia tăng trong khối lượng giao dịch khi cảm thấy cổ phiếu đã có sự tích lũy nền đủ lâu họ sẽ quyết định mua vào. Lượng người mua tăng đột biến sẽ khiến giá cổ phiếu tăng giá mạnh, thông thường sẽ xuất hiện vài phiên tăng trần trước khi giá cổ phiếu rơi vào trạng thái điều chỉnh hoạch tích lũy do một số người muốn bán cổ phiếu của mình, không tham gia đầu tư nữa. Một điều đáng chú ý đổi với cổ phiếu này là, lúc đầu cổ phiếu có sự thanh khoản gia tăng thế nhưng khi điều chỉnh lại thì khối lượng giao dịch lại bắt đầu thấp dần. 

Giai đoạn 3: Hiệu ứng FOMO 

Những thông tin thổi phồng cổ phiếu đôi lúc sẽ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, hay hội nhóm đầu tư. Có những lúc thông tin này là thật nhưng cũng có những thông tin chỉ là lời đồn được truyền nhau. Lúc này nhiều nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ), đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ mới bắt đầu bước chân vào thị trường. Giá cổ phiếu lúc này được đẩy lên rất nhanh, tăng liên tục trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp. Tính thanh khoản cũng tăng mạnh, hoạt động mua bán cũng sôi nổi hơn. 

Giai đoạn 4: Kết thúc giai đoạn của cổ phiếu

Đây là giai đoạn cuối cùng, khi những nhà đầu tư tham gia từ giai đoạn 1 và giai đoạn 2 quyết định chốt lời từ cổ phiếu đang nắm giữ. Có những công ty lớn phát hành loại cổ phiếu họ bắt đầu bán ra cổ phiếu của mình trong vài phiên với thanh khoản lớn, tuy nhiên họ sẽ không chốt phiên ngày một lúc mà bán ra dần dần trong từng phiên. Lúc này khối lượng giao dịch bắt đầu tăng lên, biên độ giao động cũng tăng lên khiến nhiều người muốn bán cổ phiếu của mình dẫn đến những phiên giá cổ phiếu giảm mạnh hoặc thậm chí nằm sàn. Tuy nhiên vì hiệu ứng FOMO vẫn còn nên nhiều người tận dụng lúc này vào bắt đáy cổ phiếu, mua hết lượng cổ phiếu đang phân phối trên thị trường. Để tránh các nhà đầu tư mua hết lúc này công ty sẽ phải mất 1 thời gian trong vài tuần để duy trì thanh khoản. 

Trong khoảng thời gian này thì điều dễ thấy nhất là giá cổ phiếu bắt đầu có sự lên xuống, tăng giảm đan xen nhau chứ không tăng theo 1 chiều. Giá cổ phiếu lúc này sẽ được giữ trong một thời gian đến khi nhà đầu tư chán nản và bắt đầu bán ra rồi dẫn đến giá giảm sâu và khó phục hồi trở lại. 

Vì sao giá cổ phiếu tăng liên tục thì cũng giảm liên tục 

Giá cổ phiếu sẽ có lúc tăng liên tục và rồi sẽ giảm sàn. Vậy nên khi cổ phiếu bắt đầu giảm sàn 2-3 phiên do số lượng người bán quá nhiều, vậy nên nhà đầu tư sẽ nghĩ giá cổ phiếu còn giảm mạnh và không ai dám mua. Cho đến khi cổ phiếu giảm ở mức mà mọi người có thể chấp nhận được thì nhà đầu tư sẽ bắt tay để mua cổ phiếu ở mức đáy. Có thể sau lúc này cổ phiếu sẽ thoát khỏi cảnh nằm sàn nhưng ngay lập tức nhanh chóng quay đầu giảm lực bán vẫn còn mạnh. 

Ai sẽ là người hưởng lợi khi mua cổ phiếu rác 

Có thể thấy rằng, đa phần những nhà đầu tư tham gia đầu tư cổ phiếu từ giai đoạn 1 và 2 sẽ là những người biết rõ nhất trong chu kỳ của của 1 cổ phiếu rác. Hơn nữa với những người đủ tiềm lực tài chính và kinh nghiệm để có thể kéo giá cổ phiếu lên và chốt lời thông qua việc phân phối lại cho các nhà đầu tư ở giai đoạn sau.

Những nhà đầu tư FOMO khi tham gia ở giai đoạn 3 là những người chịu nhiều rủi ro nhất vì họ sẽ không biết được khi nào công ty phân phối cổ phiếu, người mua ở giai đoạn này thường chịu nhiều rủi ro hơn, đối với người có kinh nghiệm lâu năm nếu biết cách thì có thể bán ra đúng thời điểm, còn với những người mới đầu tư thì thường sẽ lúng túng không biết cách xử lý khi thị trường bắt đầu xảy ra phân phối. 

Bởi vậy nếu bạn muốn kiếm lời từ cổ phiếu rác thì hãy đảm bảo rằng phải nắm rõ kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư để xử lý được mọi trường hợp có thể xảy ra. Đặc biệt hơn không nên bỏ hết toàn bộ vốn của mình vào 1 mã cổ phiếu hay những mã mà mình không hiểu rõ về tình hình công ty. Hãy lưu ý và biết rằng mình đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ tăng nóng của cổ phiếu.

Trên đây là những đặc điểm để nhận biết được cổ phiếu rác đến từ một doanh nghiệp nào đó. Để tránh được những trường hợp mua phải cổ phiếu này, nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có thể xem hoạt động tài chính trong những giai đoạn gần nhất và so sánh, phân tích, cùng với đó hãy kết hợp các phương pháp phân tích cổ phiếu để việc đầu tư trở nên hiệu quả hơn. 

Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn nào có thắc mắc về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC