Cổ phiếu Upcom là gì? Cách lựa chọn các mã cổ phiếu Upcom tốt

0
Cổ phiếu

Sàn giao dịch Upcom là gì?

Sàn giao dịch Upcom là gì?

Sàn giao dịch Upcom là gì?

Sàn giao dịch chứng khoán Upcom là loại sàn giao dịch chứng khoán dành cho những công ty đại chúng chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn HoSE hoặc sàn HNX. Tên tiếng anh là Unlisted public company market. Những doanh nghiệp này được quản lý và giám sát bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Upcom là một trong 3 sàn chứng khoán chính tại Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Những công ty đại chúng muốn niêm yết trên sàn này cũng cần phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sàn ban hành. 

Những sản phẩm giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom là cổ phiếu và trái phiếu và những loại chứng khoán như các sàn giao dịch khác. Hiện nay, trên sàn có hơn 900 mã cổ phiếu, khối lượng giao dịch lớn hơn 39 tỷ/ngày.

Ưu nhược điểm khi đầu tư cổ phiếu trên sàn Upcom

Ưu điểm của sàn chứng khoán Upcom

  • Sàn giao dịch Upcom được quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, vậy nên sàn đảm bảo thông tin minh bạch, an toàn. Mọi hoạt động giao dịch trên sàn được chứng thực và công khai nên nhà đầu tư có thể an tâm khi tham gia đầu tư. 

  • Những doanh nghiệp niêm yết trên sàn được quản lý nghiêm ngặt, mọi thông tin yêu cầu về tài chính, báo cáo kinh doanh định kỳ đều được sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giám sát và kiểm định. Do vậy, nhà đầu tư có thể kiểm tra, đánh giá cổ phiếu chính xác và lựa chọn an toàn.
  • Những cổ phiếu niêm yết trên sàn Upcom được đăng ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD). Quyền lợi nhà đầu tư được đảm bảo uy tín bởi bên thứ 3. 
  • Biên độ giao động so với giá tham chiếu lớn trong khoảng 15%, thích hợp để người chơi tham gia đầu tư kiếm lợi nhuận lớn, lớn hơn các sàn khác như HOSE 7% và HNX là 10%.

Nhược điểm khi thực hiện giao dịch tại sàn Upcom

  • Mặc dù sàn niêm yết nhiều mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có tiềm năng, thế nhưng tính thanh khoản của cổ phiếu trên sàn Upcom chưa cao. Thậm chí, nhiều mã cổ phiếu còn không giao dịch được do số lượng khách hàng, nhà đầu tư thấp.
  • Về độ rủi ro thì khi giao dịch trên sàn Upcom lớn, chất lượng các doanh nghiệp thua xa so với công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX. 

Tuy còn nhiều mặt hạn chế, thế nhưng sàn Upcom vẫn là nơi được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao. Nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường này cần tìm hiểu kỹ về thị trường, đánh giá lựa chọn mã cổ phiếu uy tín để đầu tư sinh lời hiệu quả, giảm thiểu tối đa rủi ro.

Tiêu chí đánh giá giá cổ phiếu tốt trên sàn Upcom 

Sàn Upcom phát triển hiện đang sở hữu nhiều mã cổ phiếu có thể nói là vượt xa cả trên hai sàn như HNX và HOSE. Nhiều mã đa dạng với nhiều ngành khác nhau, Upcom mang đến sự đa dạng về cơ hội đầu tư để nhà đầu tư có thể đánh giá lựa chọn. 

Các mã cổ phiếu chính trên sàn Upcom

Hiện nay trên sàn Upcom dựa trên quy mô và hình thức của các công ty đại chúng mà cổ phiếu trên sàn này được chia thành 3 nhóm chính: 

  • Upcom Small: Nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10-300 tỷ đồng.
  • Upcom Medium: Nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp có số vốn từ 300 – 1000 tỷ đồng.
  • Upcom Large: Nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp có vốn hóa trên 1000 tỷ đồng.

Các công ty có số vốn hóa và quy mô lớn sẽ có tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững mang lại lợi nhuận tốt. Thế nhưng không vì thế mà bỏ qua các doanh nghiệp có số vốn nhỏ như Upcom Small, bởi các công ty này sẽ có nhiều cơ hội, tăng trưởng đột phá trong tương lai, cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Cách chọn mã cổ phiếu tốt trên sàn Upcom

Việc lựa chọn mã cổ phiếu tốt đôi khi rất quan trọng khi đầu tư trên sàn Upcom. Có khá nhiều tiêu chí để đánh giá một cổ phiếu tốt, và dưới đây là một số những tiêu chí quan trọng mà nhà đầu tư có thể tham khảo: 

Những doanh nghiệp có vốn hóa lớn: Thì tiêu chí đánh giá năng lực kinh doanh, phát triển bền vững, ổn định của các công ty hiện nay, Tuy nhiên bạn cũng không nên hoàn toàn bỏ qua các doanh nghiệp có số vốn nhỏ với nhiều cơ hội tiềm năng. 

Lợi nhuận sau thuế của 4 quý (EPS): Chỉ số quan trọng thể hiện lợi nhuận của mã cổ phiếu sau thuế, đánh giá mức độ làm ăn của doanh nghiệp. Và yêu cầu EPS tối thiểu là 1000 đồng.

Chỉ số P/E: P/E là chỉ số quan trọng để đánh giá cổ phiếu chất lượng, trường hợp P/E thấp thì có nghĩa công ty đang được định giá thấp có thể do các vấn đề về tài chính. Còn nếu P/E cao thì là công ty bị đánh giá cao có triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Nếu cổ phiếu có chỉ số P/E cao trên 20 thì chứng tỏ cơ hội và tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên ở một số trường hợp, nhà đầu tư cũng cần xem xét các cổ phiếu có P/E nhỏ, bởi đây có thể là những mã cổ phiếu tiềm năng phát triển nhưng bị định giá sai.

Có tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư nên tránh xa những cổ phiếu ít sôi động, gần như không có hoạt động giao dịch, dễ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chỉ số ROA: Thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lời của công ty so với tổng số tài sản, trong 1 năm. Chỉ số này cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp để kiếm lời. Cổ phiếu Upcom tốt khi có chỉ số ROA cao trên 7.5%. Đồng thời nhà đầu tư cần xem xét chỉ số ROA trong 3 năm liên tiếp, liên tục tăng cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản cao trên 35%, đồng thời tỷ lệ nợ vay so với vốn chủ tài sản không quá 112%, chứng tỏ doanh nghiệp có nền tảng tốt, sử dụng dòng tiền hiệu quả và tăng trưởng dương.

Chọn mã cổ phiếu theo ngành: Một cách hiệu quả giúp nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu tốt, có tiềm năng phát triển, mặc dù chỉ số P/E thấp.

Một số mã cổ phiếu trên sàn Upcom tiềm năng 

Thị trường giao dịch cổ phiếu Upcom với nhiều điều kiện mở, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia. Thế nhưng về chất lượng chưa được đánh giá cao như sàn HOSE hay HNX. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn được không ít các mã cổ phiếu tốt trên sàn Upcom. Giả sử như một trong những mã sau đây: 

MML – Công ty Cổ phần Masan Meatlife: Đây là công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm. Trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tuy nhiên công ty vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất, do cần phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng vẫn phát triển ổn định và dài hạn. Hơn nữa chỉ số P/E của MML cao trên 144, tính thanh khoản cao.

DVN – Tổng công ty dược Việt Nam VinaFarm:  Thuộc lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Chỉ số P/E của DVN đang dao động ở mức 13-14, được đánh giá cao so với doanh nghiệp cùng ngành. Tỷ số nợ ngắn hạn/ tài sản ngắn hạn thấp ở mức 1.28.

LPB – Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt: Chỉ số của cổ phiếu LPB thấp chỉ khoảng 4.7 so với các mã cùng ngành. Tuy nhiên giá cổ phiếu LPB tăng 25% trong tháng 5/2020 so với tháng 3/2020, tăng liên tục cho đến thời điểm hiện tại. Mã cổ phiếu LPB có lợi thế tăng trưởng dài hạn, khi nhu cầu vay tiêu dùng của người dân đang tăng sau trở lại sau covid-19.

BCM – Tổng công ty Becamex: Công ty thuộc lĩnh vực xây dựng đầu tư, bất động sản, sẽ hưởng lợi từ chính sách mở rộng của chính phủ, mang lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư. Hơn nữa tính thanh khoản của mã cổ phiếu BCM cao, chỉ số tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn chỉ khoảng 1.33, tốt so với mặt bằng chung của các công ty trong cùng lĩnh vực bất động sản.

ABB – Ngân hàng An Bình: Thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời điểm dịch bệnh covid bùng phát. Mã cổ phiếu ABB được đánh giá cao, được dòng tiền ưu ái với khối lượng giao dịch lớn 12 triệu cổ phiếu vào tháng 5/2021. Mức lợi nhuận trước thuế 3 tháng đầu năm đạt 25% kế hoạch cả năm.

FPT Telecom: Thuộc nhóm ngành thiết bị điện tử viễn thông. Đây là cổ phiếu có vốn hóa lớn trong top lớn trên sàn Upcom hiện nay. Điểm yên tâm của cổ phiếu này đó chính là sự hậu thuẫn của công ty mẹ đó là tập đoàn FPT, vậy nên xét khía cạnh tốt thì  nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn nếu đầu tư thời gian dài. Đặc biệt khi công ty hoạt động mảng công nghệ, lĩnh vực có triển vọng.

Có thể bạn quan tâm: Bảng giá cổ phiếu Upcom là gì?

Cách đầu tư cổ phiếu trên sàn Upcom hiệu quả 

Nhà đầu tư tham gia trên thị trường Upcom sẽ có nhiều cơ hội để kiếm lợi nhuận từ những mã cổ phiếu tốt. Thế nhưng đôi khi đi kèm với đó là những rủi ro và sự bất ổn định, để đầu tư sinh lời hiệu quả trên sàn này nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau: 

  • Phân tích kỹ lưỡng các chỉ số, kết hợp các thông tin liên quan đến để đánh giá các mã cổ phiếu tốt, tiềm năng. 
  • Phân tích kỹ lưỡng các chỉ số, kết hợp với những thông tin liên quan để đánh giá các mã cổ phiếu tốt 
  • Cần đặt ra kế hoạch rõ ràng khi đầu tư. Đầu tư cổ phiếu lướt sóng có thể mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn như mức độ rủi ro rất cao, khó lường trước. Có chiến lược đầu tư dài hạn từ đó sẽ giúp nhà đầu tư theo dõi thị trường từ đó lựa chọn mua và bán ra phù hợp. 
  • Nhà đầu tư cần có phương án dự phòng với những mã cổ phiếu khác nhau. Không nên quá tập trung vào một mã để đợi nó tăng trưởng. Bên cạnh đó nên phân chia tài sản vào các mã dự phòng, giảm rủi ro. 
  • Có nguyên tắc cắt lỗ phù hợp đảm bảo an toàn tài chính. Bởi bạn sẽ không thể xác định chính xác khi nào giá cổ phiếu tăng hay giảm.

Toàn bộ những thông tin trên là một số khái niệm cũng như những thông tin liên quan đến sàn giao dịch Upcom. Với những kiến thức tài chính mới, mong là sẽ giúp được nhà đầu tư có được cái nhìn chính xác về sàn Upcom nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng. Chúc bạn đầu tư thành công và hiệu quả nhất. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn. nếu bạn có câu hỏi nào về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

Xem thêm: Top 5 mã cổ phiếu Upcom đáng đầu tư năm 2022

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC