Cổ phiếu phổ thông là gì? Các hình thức phát hành cổ phiếu phổ thông 

0
Cổ phiếu

Cổ phiếu phổ thông là gì? 

Cổ phiếu phổ thông là gì?

Cổ phiếu phổ thông là gì?

Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phần của một công ty cổ phần. Đây là một loại chứng khoán đại diện cho quyền sở hữu trong công ty, nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của một công ty nào đó được gọi là cổ đông, và những cổ đông này được quyền tự do chuyển nhượng, được quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm giữ. 

Xem thêm: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Cổ phiếu phổ thông có ưu điểm có thể chuyển đổi thành các loại cổ phiếu khác nhau. Và cổ phiếu ưu đãi cũng có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo những điều kiện nhất định do công ty đó quy định. Cổ phiếu phổ thông có thể được phát hành hàng loạt sau khi xin phép cơ quan có thẩm quyền. Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông (hay cổ phiếu thường) được gọi là cổ đông thường. Các cổ đông này sẽ là những người cuối cùng được chia phần sau khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản.

Xem thêm: Cổ phiếu là gì?

Các quyền mà cổ đông nhận được khi sở hữu cổ phiếu phổ thông 

Quyền hưởng cổ tức

Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty được chuyển cho chủ sở hữu. Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt (hình thức thông thường) hoặc bằng cổ phiếu mới. Mức cổ tức tối thiểu hoặc tối đa mà cổ đông sẽ nhận được không quy định về tỷ lệ chi trả phụ thuộc vào kết quả hoạt động và chính sách của công ty. Nếu công ty phải thanh lý tài sản của mình, phần cuối cùng mà cổ đông phổ thông nhận được là những gì còn lại (nếu có) sau khi công ty thanh toán tất cả các nghĩa vụ như thuế nợ và cổ phiếu ưu đãi.

Quyền mua cổ phiếu mới

Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông phổ thông hiện hữu được quyền mua trước cổ phiếu mới trong một thời gian trước khi phát hành ra công chúng. Lượng cổ phiếu mua theo quyền này tương ứng với số lượng cổ phiếu mà một người được phép sở hữu, do đó quyền này cho phép các cổ đông duy trì quyền sở hữu của họ đối với công ty sau khi tăng vốn. Các quyền cần thiết để có được một cổ phiếu mới sẽ được quy định trong mỗi đợt chào bán cùng với giá mua, thời hạn đăng ký và ngày phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu được bán theo luật thường thấp hơn giá thị trường hiện hành. Nếu cổ đông thực hiện quyền, công ty sẽ nhận được nhiều vốn hơn. Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền ở thời điểm này, họ có thể bán trên thị trường

Quyền bỏ phiếu

Cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết và được bầu vào các chức vụ trong công ty; Bạn có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông và biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không thể tham dự, các cổ đông có thể ủy quyền cho người khác biểu quyết thay cho họ khi họ quyết định hoặc theo quyết định của Đại hội bằng người được ủy quyền. Theo quy định, mỗi cổ đông có thể biểu quyết cho từng ứng cử viên tối đa bằng số cổ phần mà mình sở hữu, hoặc bỏ hết vào số cổ phần có thể chi phối (bằng tổng số cổ phần nhân với số ứng cử viên) để bầu một (hoặc nhiều hơn) ứng viên. Cách thứ hai có lợi cho cổ đông nhỏ lẻ vì dù ít phiếu nhưng họ có thể tập trung phiếu để tạo ra nhiều giá trị hơn. Ngoài các quyền lợi cơ bản về kinh tế nêu trên, cổ phiếu phổ thông còn có các quyền hợp pháp khác, chẳng hạn như quyền kiểm tra sổ sách của công ty nếu cần thiết, quyền yêu cầu tổ chức đại hội cổ đông bất thường,…

Ưu nhược điểm của cổ phiếu phổ thông 

Ưu điểm 

Cổ phiếu phổ thông có những ưu điểm nổi trội sau đây:

  • Dễ dàng giao dịch 
  • Nhà đầu tư có thể đầu tư cổ phiếu dễ dàng và an toàn bởi họ sẽ dễ dàng tra cứu thông tin về các công ty niêm yết và việc phân tích cổ phiếu sẽ chính xác hơn do thông tin được phổ cập nhanh chóng bởi Internet. 
  • Hơn nữa đầu tư cổ phiếu phổ thông sẽ đem lại lợi nhuận lớn nếu hoạt động kinh doanh của công ty tốt.

Nhược điểm 

Tuy nhiên bên cạnh những điểm vượt trội và những quyền mà cổ phiếu phổ thông mang lại thì vẫn tồn tại một số nhược điểm sau: 

  • Số vốn ban đầu của bạn khi đầu tư cổ phiếu phổ thông sẽ không được đảm bảo, hơn nữa rủi ro ro luôn tiềm ẩn bởi cổ phiếu bạn nắm giữ có thể bị mất giá, và bạn sẽ mất trắng khoản vốn ban đầu.
  • Cổ phiếu cũng phản ánh tình hình công ty nên trong trường hợp xuất nhất nếu hoạt động kinh doanh của công ty không tốt có thể nhà đầu tư sẽ thua lỗ. 

Điều kiện để công ty cổ phần phát hành cổ phiếu 

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, Công ty cổ phần có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như: Phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, vay vốn từ ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng khác…

Tại điều 32 Luật chứng khoán có quy định về việc phát hành cổ phiếu như sau: 

  1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
  2. a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
  3. b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
  4. Công ty cổ phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
  5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đầy đủ và hợp lệ của công ty cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc nhận được báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán của công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Các hình thức phát hành cổ phiếu phổ thông 

Căn cứ theo quy định tại Điều 123, Điều 124, Điều 125 Luật doanh nghiệp 2020 có nên việc chào bán phát hành cổ phiếu ra công chúng như sau: 

  1. Chào bán cổ phần phát hành cổ phiếu là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán, bán các cổ phiếu đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.
  2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
  • Chào bán ra công chúng;
  • Bán cho các cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ.
  1. Chào bán cổ phần ra công chúng và chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết, đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
  2. Công ty thực hiện đăng ký những thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày. Kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

Chào bán cổ phần riêng lẻ

  1. Việc chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng được quy định như sau: 

Thời hạn trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ và công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ thông qua phát hành cổ phiếu với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Đi kèm với thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ phái có những tài liệu sau đây: 

  • Phương án chào bán cổ phần riêng lẻ được Đại hội đồng cổ đông thông qua (nếu có)
  • Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần riêng lẻ
  1. Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm các nội dung sau đây:
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính và mã số doanh nghiệp;
  • Tổng số cổ phần dự định chào bán và các loại cổ phần chào bán, số lượng cổ phần chào bán mỗi loại;
  • Thời điểm, hình thức chào bán cổ phần khi phát hành cổ phiếu
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
  1. Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  2. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày và kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu

  1. Việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu sẽ giúp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán hoặc bán toàn bộ số cổ phần đó cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty. 
  2. Hình thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng được thực hiện như sau: 
  • Công ty thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức đảm bảo đến được địa chỉ thường trú hay địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần, trong thời gian phát hành cổ phiếu
  • Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch và số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên và mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức
  • Số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty và tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi tới công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
  • Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên khi mua cổ phần của mình cho người khác.
  1. Nếu số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông, người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì lúc này Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty. Hoặc những người khác theo hình thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện chào bán cho các cổ đông. Trừ việc Hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua sàn giao dịch chứng khoán khi phát hành cổ phiếu. 
  2. Cổ phần được coi là đã bán khi đã thanh toán đủ và có đầy đủ thông tin chi tiết về người mua vào sổ đăng ký cổ phiếu theo quy định tại Điều 121 khoản 2 của Luật này.
  3. Sau khi cổ phiếu được thanh toán đủ và công ty phải phát hành, giao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phiếu mà không cần giao cổ phiếu. Trong trường hợp này, thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 121 sẽ được ghi vào sổ đăng ký cổ phần để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.

Như vậy bài viết vừa rồi là những thông tin xoay quanh cổ phiếu phổ thông, hy vọng những kiến thức Daututietkiem.vn chia sẻ vừa rồi có thể giúp những bạn đang tìm kiếm tài liệu về đầu tư cổ phiếu có thể nắm rõ được, phục vụ cho việc đầu tư của mình một cách thuận lợi. 

Xem thêm:

 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC