Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là gì? Điều kiện phát hành cổ phiếu ưu đãi hoàn lại 

0
Cổ phiếu

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là gì?

Khái niệm về cổ phiếu ưu đãi hoàn lại?

Khái niệm về cổ phiếu ưu đãi hoàn lại?

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là một dạng cổ phiếu được lưu hành trên thị trường, một dạng cổ phần mà công ty sẽ trả lại theo yêu cầu của người sở hữu cổ phần này với mục đích góp vốn. Hoặc theo các điều khoản được quy định trong cổ phần ưu tiên có thể quy đổi. Những cổ đông sở hữu cổ phiếu này không có quyền biểu quyết, hay tham gia vào Đại hội cổ đông. Đồng thời không có quyền đưa ra các đề xuất với ban quản trị, ban giám sát.

Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại còn là công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp huy động vốn mà không phát sinh thêm quyền kiểm soát công ty. Trong nhiều trường hợp cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có thể mang đến lợi ích cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. 

Một ví dụ là Tập đoàn Petrolimex, vào tháng 7/2016 đã chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu ưu đãi hoàn lại với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu và toàn bộ số cổ phiếu đó sau 2 tháng đã được hoàn lại cho doanh nghiệp và các cổ đông nhận được số tiền theo mệnh giá và được hưởng thêm lợi nhuận là 600 đồng/cổ phiếu. 

Điều kiện để công ty phát hành cổ phiếu 

Để có thể phát hành cổ phiếu thì các công ty sẽ phải đáp ứng được những điều kiện sau: 

– Vốn điều lệ: Ở thời điểm chào bán, mức vốn điều lệ đã góp của công ty phải tối thiểu từ 10 tỷ đồng trở lên và phải dựa trên giá trị mà sổ kế toán ghi nhận. 

– Về tình hình hoạt động kinh doanh trong công ty: Trong những năm hoạt động liền trước, công ty phải thu nhận lãi. Bên cạnh đó tính đến thời điểm chào bán thì công ty không được có lỗ lũy kế 

– Về cách thức phát hành và kế hoạch sử dụng vốn sau khi thu từ việc chào bán cổ phiếu thì phải được Đại hội đồng thông qua trước đó. 

– Cùng với đó là điều kiện nhất định mà mỗi lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp yêu cầu. 

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi hoàn lại 

Đối với nhà đầu tư

lợi ích của cổ phiếu ưu đãi đối với nhà đầu tư

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi đối với nhà đầu tư

– Được ưu tiên hơn loại cổ phiếu phổ thông, loại cổ phiếu này được xếp trước cổ phiếu phổ thông trong cơ cấu vốn của công ty. Trường hợp một công ty chi trả cổ tức hàng năm thì những người sở hữu cổ phiếu này được ưu tiên trả trước. 

– Có thể bán lại cho doanh nghiệp bất cứ lúc nào, không giống loại chứng khoán khác không có ngày đáo hạn. Những cổ đông này có thể tự chủ động rút vốn, đảm bảo sự an toàn nhất định trong quá trình đầu tư. 

– Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại thường được giao dịch quanh mệnh giá chuyển đổi và được xác định bởi tổ chức phát hành. Điều này tạo điều kiện cho cổ đông được lựa chọn ít biến động thị trường hơn cổ phiếu phổ thông. 

Đối với tổ chức phát hành

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi đối với doanh nghiệp phát hành

Lợi ích của cổ phiếu ưu đãi đối với doanh nghiệp phát hành

– Giống với trái phiếu, những cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại không có quyền tham dự hay biểu quyết trong cuộc họp cổ đông của công ty. Vậy nên công ty sẽ không có thêm quyền kiểm soát. 

– Là công cụ để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Thay vì  phát hành các công cụ nợ (trái phiếu) thì phát hành cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có thể giúp tỷ lệ nợ vốn cổ phần của doanh nghiệp thấp hơn. Và trong trường hợp chứng khoán bị suy thoái, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có thể tài trợ doanh nghiệp cho đến khi thị trường được phục hồi trở lại, tạo điều kiện để huy động vốn bằng hình thức khác. 

Một số hạn chế của cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Bên cạnh những lợi ích mà cổ phiếu ưu đãi hoàn lại thì vẫn tồn tại một số hạn chế bởi sẽ có nhiều nhà đầu tư và các tổ chức phát hành vẫn chưa biết nhiều đến loại tài sản này. 

– Đối với tổ chức phát hành: Các vấn đề liên quan đến điều kiện phát hành cổ phiếu và thủ tục phát hành vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, đây là điểm hạn chế của nhiều doanh nghiệp khi vẫn còn e ngại với loại tài sản này. 

– Đối với các cổ đông: Sẽ không có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp, không được dự họp đại hội cổ đông hay là kiểm soát công ty như các cổ đông thường.

Các quyền cổ đông nhận được khi sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại 

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Căn cứ Khoản 1, Điều 118, Luật Doanh nghiệp 2020

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi hoàn lại do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Quyền tham dự cuộc họp

Căn cứ Điểm a, Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do điều lệ công ty, pháp luật quy định.

Biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định.

Quyền được rút vốn góp

Đối với cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông thì không được rút phần vốn mình đã góp. Còn đối với cổ phần ưu đãi hoàn lại thì có thể được công ty hoàn lại phần vốn góp nếu người đó có yêu cầu hoặc được ghi trong cổ phiếu cổ phần ưu đãi hoàn lại

Quyền nhận cổ tức

Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020

Các cổ đông ưu đãi hoàn lại sẽ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn thuận lợi, sinh lời. Mức cổ tức này sẽ do Đại hội đồng cổ đông quy định.

Quyền được chuyển nhượng cổ phần

Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020

Cổ đông ưu đãi hoàn lại có quyền tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp Điều lệ công ty đó có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Quyền tiếp cận thông tin

Căn cứ Điểm đ và e Khoản 1, Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020

– Xem xét, tra cứu trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

– Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết đại hội đồng cổ đông.

Bên cạnh những quyền nêu trên thì theo Khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu Cổ đông ưu đãi biểu quyết không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trừ trường hợp quy định.

Như vậy trên đây là một số thông tin liên quan đến cổ phiếu cổ phiếu ưu đãi cũng như những quyền lợi mà cổ phiếu này mang lại. Bài viết trên hy vọng bạn có thể nắm rõ hơn về loại tài sản này, nếu có gì thắc mắc hãy để lại thông tin hoặc bình luận dưới đây. 

Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem,vn, nếu bạn nào có thắc mắc về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận cho chúng tôi biết nhé.

Xem thêm: Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi là gì? 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC