So sánh trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền

0
Trái phiếu

Trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền trên thị trường chứng khoán hiện nay đều là những hình thức đầu tư rất phổ biến. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường vẫn chưa năm rõ được trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền là gì có những điểm giống và khác nhau như thế nào cũng như giữa nên đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền. Mời bạn đọc tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu được phát hành bởi công ty cổ phầncó thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu. So với các loại trái phiếu khác thì trái phiếu chuyển đổi có lãi suất cố định khá thấp tuy nhiên nó có khả năng đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty.

Về bản chất, có thể coi trái phiếu chuyển đổi là một sản phẩm lồng ghép giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành. Tại một thời điểm trong tương lai, quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu với một mức giá đã được xác định trước.

Trái phiếu kèm chứng quyền là gì?

Trái phiếu kèm chứng quyền được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau:

“Trái phiếu kèm chứng quyền là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu”.

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền

Trên thị trường chứng khoán hiện nay, trái phiếu kèm chứng quyền và trái phiếu chuyển đổi đều là hai loại hình trái phiếu khá phổ biến. Có rất nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn giữa hai loại trái phiếu này, tuy nhiên hai loại trái phiếu này thực chất lạ có sự khác nhau rất rõ ràng. Dưới đây là bảng sau so sánh những điểm giống và khác nhau của hai loại trái phiếu này:

Tiêu chí so sánh Trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu kèm chứng quyền
Giống nhau – Đều là trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường

– Đều được xem là một công cụ huy động vốn trung và dài hạn.

– Khi quyền mua được thực hiện đều cho phép phát hành cổ phiếu mới 

– Đều cho phép phát hành cổ phiếu mới khi quyền mua được thực hiện và tạo hiệu ứng pha loãng cổ phiếu đối với cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu

Khác nhau
Tổng giá trị đầu tư Do bao gồm cả phần trái phiếu và quyền mua kèm theo nên tổng giá trị đầu tư tương đối lớn Tổng giá trị đầu tư ít hơn. Chứng quyền sau khi đã được tách khỏi trái phiếu chào bán ban đầu, do chỉ phải trả cho phần quyền chọn nên người mua cần khoản tiền mặt nhỏ hơn.
Rủi ro khi doanh nghiệp phá sản Chịu rủi ro cả phần nợ gốc lẫn phần phí của quyền mua cổ phiếu Khoản tiền gặp rủi ro chỉ là phần phí đã trả
Khả năng tiếp cận đầu tư Thường không dễ tiếp cận Vì chi phí thấp nên dễ tiếp cận hơn
Lãi suất So với các loại trái phiếu khác thì lãi suất cố định và thấp hơn So với trái phiếu chuyển đổi thì lãi suất cố định và cao hơn 
Giá trị của trái phiếu Được tính bằng: Giá trị của trái phiếu + Giá trị của quyền chuyển đổi (quyền mua cổ phiếu). Được tính bằng giá trị trái phiếu và điều kiện, điều khoản về chứng quyền kèm theo trái phiếu theo quy định của nhà phát hành.
Lợi ích đối với nhà đầu tư – Khi công ty phá sản và bị thanh lý thì nhà đầu tư có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu

– Nhà đầu tư có quyền lựa chọn, khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi (lúc này họ sẽ không thực hiện quyền chuyển đổi) họ sẽ không bị lỗ nặng mà khi giá cổ phiếu tăng mạnh vẫn có lợi (lúc này họ sẽ thực hiện quyền chuyển đổi rồi bán cổ phiếu sau khi chuyển đổi).

– Do giá giao dịch mỗi chứng quyền kèm trái phiếu thường thấp nên vốn đầu tư vào trái phiếu này khá thấp

– Nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch mua/bán chứng quyền do chứng quyền đi kèm trái phiếu được niêm yết trên Sở GDCK như cổ phiếu

– Nhà đầu tư không cần ký quỹ khi giao dịch chứng quyền đi kèm trái phiếu, dù là chứng quyền mua hay bán

– Có thể dễ dàng giao dịch chứng quyền đối với các chứng quyền đi kèm trái phiếu với chi phí thấp, thanh toán giao dịch đơn giản

– Khi nhà đầu tư lo ngại các tác động tiêu cực do sự biến đổi của thị trường đến danh mục tài sản của mình thì chứng quyền được xem là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu ích.

Nên đầu tư trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền?

Nên đầu tư trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền

Nên đầu tư trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền

Dù đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền nhà đầu tư đều có thể mang về lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên, sẽ phụ thuộc vào khẩu vị đầu tư cũng như kinh nghiệm, sự nghiên cứu và nhìn nhận thị trường của nhà đầu tư mà đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư vào loại trái phiếu nào.

Nhà đầu tư có thể tham khảo bảng dữ liệu ưu – nhược điểm của hai loại trái phiếu này sau đây để có thể đưa ra được quyết định nên đầu tư vào loại trái phiếu nào:

 

Nội dung Trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu kèm chứng quyền
Ưu điểm – Trong trường hợp chẳng may công ty phá sản và giải thể thì nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu 

– Do được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác nên chiều hướng của giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi ổn định hơn

– Nếu giá cổ phiếu tăng thì giá trị thị trường của chúng cũng sẽ có chiều hướng tăng vì trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển thành cổ phiếu

– Để giảm thiểu được các rủi ro đầu tư, nhà đầu tư được quyền lựa chọn chuyển đổi: 

+ Khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi nhà đầu tư sẽ không bị lỗ nặng nếu không thực hiện quyền chuyển đổi

+ Khi giá cổ phiếu tăng có khả năng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nếu lúc này nhà đầu tư thực hiện quyền chuyển đổi và bán cổ phiếu sau đó.

– So với trái phiếu chuyển đổi thì lãi suất của trái phiếu kèm chứng quyền sẽ ổn định và cao hơn

– Những người sở hữu trái phiếu kèm chứng quyền được phép mua một số cổ phiếu phổ thông do doanh nghiệp phát hành

– Khi tham gia nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số vốn đầu tư nhỏ bởi giá giao dịch của mỗi chứng quyền thường thấp

Nhược điểm – So với các loại trái phiếu khác trên thị trường thì lãi suất của trái phiếu chuyển đổi thấp hơn 

– Có nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn sau đó do thời gian chuyển đổi thường khá dài

– Những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có thể sẽ mất đi đặc quyền chuyển đổi ngay lập tức trong trường hợp nếu công ty phải ngừng hoạt động bởi những tình huống như sáp nhập, hợp nhất hay giải thể

– Nhà đầu tư không có quyền quyết định sẽ mua cổ phiếu nào và một chứng quyền sẽ được mua số cổ phiếu theo điều kiện, điều khoản của công ty phát hành

– Các biến động của thị trường dễ gây ảnh hưởng đến giá của chứng quyền

– Do chứng quyền có thời hạn nên nhà đầu tư sẽ không được tiếp tục nắm giữ chứng quyền để thực hiện quyền mua cổ phiếu khi đến thời điểm đáo hạn 

– Rủi ro phát hành: Nếu doanh nghiệp không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp bị phá sản hoặc gặp khó khăn về tài chính thì khi trái phiếu kèm chứng quyền đáo hạn, nhà đầu tư có thể gặp phải rủi ro không được thanh toán

Kết luận

Trên đây là các thông tin về trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền cũng như so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 loại trái phiếu này. Qua đó trả lời câu hỏi nên đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền. Hy vọng với bài viết này bạn đọc quan tâm đã trang bị được thêm các kiến thức hữu ích về trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và hợp lý nhất.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC