Thực trạng phát hành cổ phiếu tại Việt Nam 

0
Cổ phiếu

Cổ phiếu là một dạng chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần trong một công ty mà qua đây các cổ động sở hữu cổ phiếu có thể nhận được những quyền lợi nhất định. Hiện nay việc đầu tư vào loại hình này đang được nhiều người lựa chọn nhằm kiếm thêm lợi nhuận từ khoản tiền nhàn rỗi của mình. 

Ở những bài trước tôi đã nêu ra những vấn đề xoay quanh về khái niệm cũng như cách phân tích đánh giá cổ phiếu. Còn trong bài viết dưới đây, tôi sẽ đem đến cho bạn tìm hiểu thực trạng về cổ phiếu một cách tổng quan nhất trên thị trường chứng khoán từ những năm bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. 

Thực trạng phát hành cổ phiếu tại Việt Nam 

Việc phát hành cổ phiếu tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

Việc phát hành cổ phiếu tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

Từ giai đoạn năm 2006-2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh, nhiều công ty đã nhanh chóng làm thủ tục tiến hành IPO cổ phiếu trên thị trường nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư. Tiêu biểu như Vietinbank, Vietcombank,… Đến năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu. Đến năm 2007, hoạt động phát hành cổ phiếu đang dần bùng nổ với gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 NHTM với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40000 tỷ VNĐ. 

Trong tháng 6, tháng 7 năm 2007, các nhà đầu tư đã rất kỳ vọng vào việc niêm yết lên sàn chứng khoán HOSE (Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM) của các đại gia trong ngành tín dụng Việt Nam như Vietinbank, Vietcombank, Bảo Việt và sự niêm yết trên sàn HNX (sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) của công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội với mã SHS. 

Những mã cổ phiếu tuy vừa được niêm yết nhưng lại có mức giá cao như VCB của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Vietcombank được niêm yết trên sàn HOSE với giá 60.000 đồng/cổ phiếu, CTB của công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương 50.000 đồng/cổ phiếu, BVS 39.500 đồng/cổ phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. 

Mặc dù do tác động của xu thế thị trường trong thời gian đó, các cổ phiếu này cũng không tránh khỏi việc rớt giá, nhưng qua việc tiến hành IPO, danh tiếng của các công ty đã được nổi lên. Theo thời gian, giá của các cổ phiếu blue clip này cũng không ngừng tăng mạnh tạo ra tính thanh khoản lớn. 

Đến năm 20008, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế cũng bắt đầu có dấu hiệu bất ổn về kinh tế. Lạm phát gia tăng kèm theo đó là chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng nhà nước, sự leo thang của giá dầu đã tác động không nhỏ đã làm thị trường chứng khoán sụt giảm.  

Từ đầu năm 2008 đến đầu quý III, ngoài 2 phiên IPO của Tổng Công ty Rượu bia Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Hà Nội (Habeco) thì chưa có thêm một phiên IPO lớn nào, tại sàn HOSE có khoảng 20 doanh nghiệp IPO và đa số chỉ bán được 20-30% số cổ phiếu cho vay chứng khoán về mức từ 3% trở xuống, thị trường VNIndex tiếp tục lao dốc khiến nhà đầu tư lỗ nhiều hơn, các ngân hàng thương mại buộc phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh, nguồn vốn hạn hẹp dẫn tới IPO nhiều doanh nghiệp không có sức mua. 

Các cơ quan thuế không đứng ngoài cuộc vì chỉ tiêu sức ép, những năm sau mức thu sẽ nhiều hơn năm trước. 

Năm 2007 là năm đầu gia nhập WTO, thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm do đã có lộ trình giảm thuế theo cam kết với WTO, tuy nhiên thuế nhập khẩu giảm thì ắt sẽ có những thuế mới khác. Năm 2006 là năm khá thành công của thị trường chứng khoán. Ngay lập tức dự thảo Luật được ra đời với mức thuế đánh vào nhà đầu tư là khoảng 25%, tỷ lệ này sau nhiều lần gây tranh cãi được rút xuống 20% và được Quốc hội thông qua. Chỉ thị 03 và Luật thuế thu nhập cá nhân trực tiếp hay gián tiếp đã ảnh hưởng tới thị trường và tâm lý nhà đầu tư lo ngại bị thu thuế, phải bán cổ phiếu của mình để trả nợ ngân hàng khiến thị trường liên tục giảm điểm mà vẫn không có người mua.

Nói chung chính sách vĩ mô của nhà nước còn thiếu sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước, gây khó khăn đến doanh nghiệp và cho thị trường. 

Cách doanh nghiệp IPO và tính minh bạch về thông tin 

Những điều đáng chú ý trong quá trình IPO của các doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, VCB, Sabeco đấy là việc định giá doanh nghiệp, thông tin không rõ ràng về kết quả kinh doanh, việc sử dụng nguồn vốn thặng dư sau khi IPO. 

Việc định giá doanh nghiệp không chuyên thiếu chính xác

Những doanh nghiệp này có đặc điểm khá giống nhau đó là có số vốn điều lệ rất thấp trước khi IPO cổ phiếu. Cụ thể Bảo Việt 1800 tỷ sau khi IPO là 6.800 tỷ, VCB là 4.300 tỷ sau kì IPO là 15.000 tỷ, Sabeco 2.200 tỷ sau khi IPO là 6.400 tỷ. Với số vốn điều lệ lớn như vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chắc chắn sẽ giảm, tỷ số P/E (Giá Thu nhập mỗi cổ phần) sẽ rất cao nếu so sánh với tỷ số P/E của các cổ phiếu Bluechip tốt đang giao dịch trên sàn HOSE và HASTC. Giá đấu bình quân của Bảo Việt sát với diễn biến của thị trường, những thông tin về doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan. Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của mình. 

Về việc tổ chức phát hành

–  Không coi phát hành cổ phiếu là mục đích tự thân hoặc là cơ hội đầu cơ kinh doanh cổ phiếu của doanh nghiệp, nhất là phát hành cổ phiếu bổ sung, cổ phiếu thưởng mà phải gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể, khả thi.

– Thu thập thông tin đầy đủ về các vấn đề có liên quan tới xây dựng, triển khai, giám sát thực hiện phương án phát hành cổ phiếu. 

– Thành lập bộ phận chuyên trách xây dựng phương án phát hành cổ phiếu gồm các cơ quan tư vấn và cán bộ có trách nhiệm, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt.

– Chủ động phòng ngừa, đối phó với các vi phạm từ nội bộ hoặc từ đơn vị tư vấn trong xây dựng, triển khai phương án phát hành cổ phiếu. 

– Ngoài ra, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng cần tỉnh táo, thận trọng và có kiến thức hơn trong tiếp cận, phân tích thông tin và thông qua các quyết định đầu tư của mình liên quan đến phương án phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp, để biết tự bảo vệ và phòng tránh những nơi ro trong đầu tư chứng khoán xuất phát từ những sự thiếu hiểu biết và chủ quan của mình.

Tình hình cổ phiếu Việt Nam trong năm 2021

Trong năm 2021, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 11 tháng đầu năm đạt 444.941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Mức huy động vốn cho ngân sách Nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ tăng 1,3% với giá trị đạt 301.017 tỷ đồng.

Năm 2021, là một năm đầy biến động, tình hình kinh tế thế giới và trong và ngoài nước luôn phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính đã tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt những thành quả nhất định, hệ thống giao dịch hoạt động thông suốt, thị trường hoạt động ổn định, tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và thành khoản, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó khẳng định vị trí, vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. 

Đối với thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index thiết lập nhiều đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Tính đến ngày 28/12/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.494,39 điểm (tăng 35,4% so với cuối năm 2020). Chỉ số HNX-Index đạt mức 458,05 điểm (tăng 125,5% so với cuối năm 2020). 

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 28/12, vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng (tăng 46% so với cuối năm 2020), tương đương 22,8% GDP năm 2020.

Về quy mô niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty, thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020.

Mức thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn liên tục bùng nổ, tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Từ đầu năm 2021, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020.

Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây, điều này góp phần đẩy mạnh thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2021, đã có khoảng 1,3 triệu tài khoản của nhà đầu tư trong nước và 4.133 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài mở mới, nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với cuối năm 2020.

Về thị trường chứng khoán phái sinh đón nhận thêm sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm. Thị trường trái phiếu niêm yết duy trì ổn định, quy mô niêm yết ước tính đạt hơn 1,51 triệu tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối năm 2020. Trong đó, quy mô niêm yết của thị trường trái phiếu Chính phủ đạt 1,48 triệu tỷ đồng, chiếm 98,3% quy mô toàn thị trường. Giá trị bình quân giao dịch trong phiên đạt 11,25 nghìn tỷ đồng tăng 9,7% so với năm 2020, trong đó giao dịch repos chiếm 34% tổng giá trị toàn thị trường.

Kỳ vọng trong ngành cổ phiếu trong năm 2022

Bước sang năm 2022, nước ta sẽ tiếp tục triển khai các mục tiêu trọng tâm để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: Tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, để hỗ trợ cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Cùng với đó tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho việc phát triển thị trường, trong đó tập trung xây dựng đề án Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2021-2030. Đồng thời tập trung phối hợp với các đơn vị liên quan đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào để vận hành chính thức trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho việc ra đời các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường.

Về phía Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, giám sát đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững, công khai, minh bạch, tập trung giám sát đối với hoạt động huy động vốn và việc sử dụng vốn huy động đúng mục đích, tăng cường kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính; tăng cường việc thanh tra và xử lý kịp thời, nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật khi tham gia thị trường chứng khoán. Cùng với đó tiếp tục tái cấu trúc thị trường, tăng cường quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tập trung giám sát, kiểm tra việc cho vay giao dịch ký quỹ là đúng pháp luật, an toàn cho công ty chứng khoán và an toàn bền vững cho dòng tiền trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, tổ chức đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế để có giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình thế giới điều kiện của Việt Nam.

Chính sách nhà nước ta đối với thị trường chứng khoán 

Theo thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà thị trường chứng khoán đã đạt được trong năm 2021. Thứ trưởng nhấn mạnh trong năm 2021 vừa rồi, UBCKNN đã thể hiện được vai trò là đơn vị trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động thị trường, đã chủ động đề xuất, báo cáo Bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những giải pháp giúp giữ thị trường hoạt động ổn định, bền vững.

Về nhiệm vụ và giải pháp để thúc đẩy thị trường chứng khoán trong năm 2022 Thứ trưởng đề nghị UBCKNN tập trung, nỗ lực hơn nữa để tận dụng thời cơ thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm dưới 4 tiêu chí sau đây: 

Thứ nhất, tổ chức đẩy mạnh thực hiện phổ biến Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản hướng dẫn luật được ban hành đến công chúng rộng rãi, tăng cường công tác đào tạo kiến thức cho nhà đầu tư. Đây là nhiệm vụ tiên quyết trọng việc thực hiện hiệu quả Luật Chứng khoán năm 2019, vừa là giải pháp trung và dài hạn để phát triển TTCK bền vững, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường.

Thứ hai, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán – thị trường vốn về dài hạn.

Thứ ba, chỉ đạo sàn HOSE và các đơn vị thụ hưởng sớm hoàn thành đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động đồng bộ tại Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

Thứ tư, tăng cường việc giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Trong đó, ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm, có kịch bản phòng ngừa khủng hoảng, bảo đảm hoạt động ổn định của khu vực tài chính quốc gia. Siết chặt kỷ cương kỷ luật của thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhất là trong hoạt động huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán. 

Tình hình cổ phiếu trong nước theo đánh giá của chuyên gia 

Đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho hay thị trường chứng khoán tăng do sự gia tăng các dòng tiền rẻ trong và ngoài nước, tiền gửi ngân hàng sang chứng khoán, khó khăn kinh doanh, hoặc chốt lời bất động sản cũng đổ sang chứng khoán…

Tuy nhiên ông Cấn Văn Lực có một số lưu ý sau trong đó nếu đem nước ta so sánh với Philippines thì trong năm 2022 khả năng phục hồi và tăng trưởng tốt nhưng chứng khoán tăng 2%, trong khi Việt Nam là dự kiến tăng 35% dù kinh tế phục hồi tương tự như họ.

Ông Lực cho rằng: “Chứng khoán có phần hơi nóng và hơi lệch pha với kinh tế thực, phải chăng sự lệch pha nóng”. Có hiện tượng tâm lý đám đông, nhiều doanh nghiệp làm ăn không tốt, thế nhưng giá cổ phiếu vẫn lên nhanh do phát hành cổ phiếu, trái phiếu thành công. Hơn nữa sự tăng trưởng có dấu hiệu chưa bền vững, dự kiến tăng trưởng 35% tập trung 6 lĩnh vực: Ngân hàng, bất động sản, thực phẩm, tài nguyên cơ bản, vật liệu xây dựng và dịch vụ tài chính. Sự tăng trưởng này chiếm 77% vốn hóa thị trường. 

Như vậy bài viết trên đây là nêu rõ thực trạng phát hành cổ phiếu ở Việt Nam những năm đầu khi thị trường chứng khoán tại nước ta nở rộ. Hy vọng với những thông tin cập nhật trên nhà đầu tư có thể có thêm góc nhìn một cách khách quan nhất về việc đầu tư cổ phiếu ở nước ta. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn nào có câu hỏi về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC