Hợp tác xã là gì? Hợp tác xã có được phát hành cổ phiếu không? 

0
Cổ phiếu

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hợp tác xã là mô hình được khuyến khích phát triển vì tạo được công ăn việc làm cho người dân, góp phần ổn định và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. 

Theo khoản 1 điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định khái niệm về hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”

Cũng theo khoản 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, 4 hợp tác xã có thể liên kết thành Liên minh hợp tác xã. Liên minh này có thể lập nên các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Những cá nhân hay hộ gia đình nào nếu muốn có thể tham gia hợp tác xã. Với cá nhân thì phải là người trên 18 tuổi, có đầy đủ hành vi năng lực dân sự. Và theo pháp luật Việt Nam thì hợp tác xã không cấm một số thành phần tham gia hợp tác xã giống như doanh nghiệp.

Và việc thành lập hợp tác xã cũng tương tự như thành lập một công ty, đều phải đăng ký và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nhà nước, cụ thể ở đây là Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND cấp huyện.

Ưu nhược điểm của hợp tác xã

Ưu điểm

  • Có tính xã hội, nâng cao đời sống cho người lao động
  • Hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
  • Xã viên chỉ trách nhiệm hữu hạn

Nhược điểm

  • Không khuyến khích được nhiều nguồn vốn tham gia
  • Việc hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông.
  • Sở hữu mong muốn của các xã viên đối với tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã. 

Hình thức huy động vốn

Mặc dù hợp tác xã cũng là sự kêu gọi cộng đồng để nhiều người tham gia tuy nhiên về hình thức huy động vốn lại không được nhiều như doanh nghiệp. 

Trong khoản 1 Điều 43 Luật Hợp tác xã quy định, vốn điều lệ của hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã tăng trong trường hợp đại hội thành viên quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu hoặc huy động thêm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc kết nạp thành viên, hợp tác xã thành viên mới.

Cách thức phân phối lợi nhuận của hợp tác xã

Khoản 3 Điều 46 quy định như sau:

3. Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:

a) Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

b) Phần còn lại được chia theo vốn góp.

c) Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định.

Như vậy có thể thấy, thu nhập của hợp tác xã, liên hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng dịch vụ, sản phẩm của thành viên, hoặc theo công sức mà các thành việc đóng góp. 

Mặc dù Hợp tác xã phải có quy định về tỷ lệ và phương thức phân phối lợi nhuận, thế nhưng cách thức phân phối này vẫn chưa rõ ràng khi đánh giá mức độ sản phẩm và công sức đóng góp của thành viên. Bên cạnh đó, người góp vốn vào các tổ chức kinh tế luôn mong muốn được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.

Hợp tác xã có quyền phát hành cổ phiếu không?

Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, theo đó hợp tác xã không được góp vốn, mua cổ phần đối với các ngành nghề mà không phải ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã. 

Và với điều lệ như vậy thì hợp tác xã sẽ không được phát hành cổ phiếu. Việc quản lý hợp tác xã sẽ dựa trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia các quyết định, vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã và không phân biệt vốn nhiều hay vốn ít. 

So sánh loại hình hợp tác xã với công ty cổ phần

Giống nhau 

  • Hợp tác xã và Công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân
  • Thành viên tham gia có thể là tổ chức, cá nhân, pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.
  • Nguồn vốn chủ yếu sẽ dựa trên nguồn vốn của các thành viên, vay và tổ chức tín dụng, ngân hàng hay huy động hợp tác khác. Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quyết định của hội đồng thành viên. 
  • Mọi thủ tục, tổ chức hay giải thể và phá sản của công ty cổ phần và hợp tác xã đều giống nhau.

Khác nhau

Đặc điểm Hợp tác xã Công ty cổ phần
Khái niệm Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế Công ty cổ phần là doanh nghiệp được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Đặc điểm – Mang tính xã hội và hợp tác cao.

– Hợp tác xã còn phân phối dựa theo công sức góp vào của xã viên và mức độ tham gia dịch vụ.

– Số lượng xã viên tối thiểu là 7 và mỗi xã viên đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Quy chế pháp lý, thành viên Xác lập tư cách thành viên:

– Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi Dân sự.

– Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành hợp tác xã.

– Hộ gia đình, pháp nhân khi tham gia hợp tác xã phải cử người đại diện có đủ điều kiện tham gia.

Chấm dứt tư cách thành viên:

– Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ ban hành..

– Xã viên đã được chấp nhận ra hợp tác xã..

– Chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.

– Bị Đại hội xã viên khai trừ – Các trường hợp khác do Điều lệ hợp tác xã quy định.

Quyền và nghĩa vụ:

– Được ưu tiên làm việc cho hợp tác xã.

– Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.

– Tất cả các xã viên đều được dự Đại hội xã viên và có quyền biểu quyết.

– Vốn góp không được mua bán từ người này sang người khác. Chỉ có hợp tác xã mới được mua lại vốn góp của xã viên.

– Xã viên không được ủy quyền cho người khác biểu quyết thay. Mỗi xã viên có 1 phiếu biểu quyết.

Xác lập tư cách thành viên: Cá nhân, tổ chức tham gia thành lập công ty, nhận chuyển nhượng phần vốn góp, nhận cho tặng, nhận thừa kế, nhận thanh toán nợ và tán thành điều lệ của công ty đều trở thành cổ đông của công ty.

Chấm dứt tư cách thành viên:

– Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một tổ chức, cá nhân khác.

– Cho, tặng toàn bộ số cổ phần của mình tại công ty.

– Thanh toán nợ bằng toàn bộ số vốn góp của mình tại công ty.

– Thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản.

Quyền và nghĩa vụ:

– Không nhất thiết phải tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh.

– Hưởng lãi chia theo cổ phần nắm giữ.

– Chỉ có cổ đông phổ thông và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết mới có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông.

– Được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

– Cổ đông phổ thông có thể thực hiện quyền biểu quyết thông qua đại diện được ủy quyền, mỗi cổ phần phổ thông có 1 phiếu biểu quyết

Cơ cấu tổ chức – Đứng đầu là Đại hội Xã viên.

– Ban quản trị là bộ máy quản lý hợp tác xã do đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số thành viên Ban quản trị do điều lệ hợp tác xã quy định.

– Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông.

– Hội đồng quản trị Công ty cổ phần là cơ quan nắm thực quyền quản lý công ty, được bầu ra từ Đại hội đồng cổ đông theo nguyên tắc bầu dồn phiếu. Hội đồng quản trị gồm ít nhất 3 thành viên, nhiều nhất 11 thành viên nếu điều lệ công ty không quy định khác.

Vốn và chế độ tài chính – Xã viên có nghĩa vụ góp một số vốn tối thiểu theo điều lệ hợp tác xã, mức vốn góp không quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã

– Hợp tác xã còn có thể nhận được nguồn vốn do nhà nước, hoặc các tổ chức các nhân trong và ngoài nước cung cấp trợ cấp.

– Giảm vốn điều lệ: trả lại vốn góp cho xã viên (trong các trường hợp 1, 3, 4, 5 chấm dứt tư cách thành viên).

– Vốn điều lệ được thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông và các cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% số cổ phần phổ thông

.- Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

– Giảm vốn điều lệ: mua lại cổ phần, hoàn lại vốn góp cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi, điều chỉnh giảm tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

Như vậy trên đây là những thông tin về hợp tác xã và hình thức huy động vốn. Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn nắm thêm kiến thức về việc đầu tư cổ phiếu, cụ thể là nắm rõ tình hình nếu có ý định đầu tư vào hợp tác xã. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn nào có câu hỏi về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

Xem thêm: Thực trạng phát hành cổ phiếu tại Việt Nam 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC