Bản vị vàng là gì? Ưu điểm và hạn chế của bản vị vàng

0
Tài chính

Bản vị vàng là gì? 

Khái niệm về bản vị vàng là gì?

Khái niệm về bản vị vàng là gì?

Bản vị vàng (hay kim bản vị) là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được xác định bằng hàm lượng vàng. Theo bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt dưới dạng tiền giấy bạc hay tiền kim loại như tiền xu được gọi là ngoại tệ) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước ngoài bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi).

Tuy nhiên hiện nay, không một quốc gia nào sử chế độ bản vị vàng, Anh đã ngừng sử dụng chế độ bản vị vàng vào năm 1931, Mỹ ngừng sử dụng vào năm 1933 và từ bỏ tàn dư của hệ thống này vào năm 1973. Bản vị vàng được thay thế bằng tiền pháp định, một loại tiền tệ được chính phủ của một quốc gia phát hành, quy định và công nhận hợp pháp trong quốc gia đó. Ví dụ như tại Việt Nam tiền pháp định là Việt Nam đồng (VNĐ), tiền pháp định của Mỹ là USD (đô la) hay của Anh là bảng Anh (GBP),…

Đạo luật bản vị vàng là gì?

Đạo luật bản vị vàng được thông qua vào năm 1900, lúc này đưa vàng trở thành tiêu chuẩn duy nhất để hỗ trợ tiền giấy và ngừng sử dụng tiêu chuẩn kép chế độ cho phép bạc thay vì vàng). Đạo luật bản vị vàng ấn định giá của Đô la Mỹ ở mức 25 8⁄10 gren vàng 90 (độ tinh khiết 90%), tương đương với 23,22 gren vàng nguyên chất.

Đặc điểm của chế độ bản vị vàng

Tiền giấy sẽ được quy đổi ra vàng theo một tỷ lệ cố định, điều đó đồng nghĩa là giá trị của tiền giấy được đảm bảo theo giá trị của vàng.

– Trong chế độ bản vị vàng, việc lạm phát có thể xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng cao, tốc độ sản xuất ra vàng lớn hơn tốc độ sản xuất ra hàng hóa dịch vụ làm lượng tiền cung ứng tăng lên nhanh hơn so với lượng hàng hóa thực tế. 

– Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về việc quy đổi giá trị của đồng tiền nội địa của mình thành vàng. 

– Không hạn chế việc mua bán vàng theo mức giá đã quy định

– Các quốc gia được tự do xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi vàng với nhau

– Đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành sẽ được đảm bảo bằng vàng

Ưu điểm – hạn chế của bản vị vàng

Ưu điểm của bản vị vàng

– Ưu điểm của chế độ bản vị vàng là nó hạn chế quyền lực của chính phủ hoặc ngân hàng trong việc gây ra lạm phát giá bằng cách phát hành quá nhiều tiền giấy, mặc dù có bằng chứng cho thấy các cơ quan quản lý tiền tệ đã không thắt chặt nguồn cung tiền ngay cả trước thế chiến thứ nhất các cơ quan quản lý tiền tệ đã không hợp đồng cung ứng tiền khi quốc gia có dòng chảy vàng. 

– Ngoài ra tỷ giá hối đoái cố định theo bản vị vàng làm giảm rủi ro biến động giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước và thúc đẩy thương mại quốc tế.

Nhược điểm của bản vị vàng

Bản vị vàng cũng có những hạn chế sau: 

– Lượng cung tiền của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào lượng vàng di chuyển vào hoặc ra khỏi quốc gia đó và cung tiền của các quốc gia sử dụng hệ thống bản vị vàng sẽ phụ thuộc vào tốc độ khai thác vàng. Các quốc gia khan hiếm vàng sẽ bị hạn chế nguồn cung vàng, điều này có thể sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế

– Chế độ bản vị vàng có thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa các nước tham gia. Các nước sản xuất vàng sẽ có lợi thế hơn những nước không sản xuất kim loại quý. 

– Theo một số nhà kinh tế thì bản vị vàng có thể sẽ tác động đến suy thoái kinh tế vì nó sẽ cản trở khả năng tăng cung tiền của chính phủ, một công cụ mà nhiều ngân hàng trung ương sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng. trưởng kinh tế.

– Phương thức sử dụng 100% vàng để lưu thông kinh tế, không sử dụng tiền giấy, tiền kim loại có thể chống lạm phát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất khó thực hiện chính sách này vì lượng vàng là hữu hạn và trữ lượng vàng của Trái đất sẽ dần cạn kiệt. Như vậy, sẽ không thể đảm bảo hoạt động kinh tế trên toàn cầu.

Chế độ bản vị vàng kết thúc khi nào?

Lịch sử bản vị vàng

Lịch sử bản vị vàng

Theo wikipedia, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã tìm mọi cách để phục hồi lại hệ thống bản vị vàng. Tuy nhiên chế độ bản vị vàng sụp đổ hoàn toàn trong cuộc khủng hoảng những năm 1930. Cụ thể là ngày 25/4/1933, Hoa Kỳ và Canada đã đồng loạt bỏ chế độ bản vị vàng.

Năm 1944, 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Nhật và các nước Tây Âu đã cùng nhau xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế. Cuộc họp được diễn ra tại Bretton Woods, New Hampshire. 

Tại đây các nước đã thống nhất thành lập một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods, bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới World Bank (WB)chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng đô la Mỹ gắn với vàng. Bởi tại thời điểm đó, Mỹ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng hiện có trên thế giới vậy nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng đô la, đồng tiền mà tiếp theo đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce.

Hệ thống Bretton Woods chỉ kéo dài cho tới năm 1971. Vào tháng 8 năm 1971, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods, chấm dứt khả năng chuyển đổi của đô la Mỹ sang vàng, tạo ra một chế độ tiền pháp định (Fiat Money).

Tại sao chế độ bản vị vàng sụp đổ?

Dưới hệ thống Bretton Woods, một hệ thống giúp trao đổi thương mại thế giới bùng nổ và cũng từ đó hệ thống bản vị đô la (DOLLAR STANDARD) được bắt đầu. Dưới hệ thống này Mỹ đã in tiền mà không có tỷ lệ dự trữ vàng nào được thiết lập, khi chính phủ Mỹ bị thâm hụt ngân sách một cách trầm trọng vì in và chi tiêu quá nhiều tiền cho chiến tranh tại Korea, chiến tranh Việt Nam, chi tiêu cho chính sách xã hội lớn (Great Society) của Lyndon B. Johnson cùng với đó là mở rộng lượng cung tiền và đưa vào lưu thông trên toàn thế giới.

Năm 1965 đồng Dollar rơi vào khủng hoảng, tổng thống thứ 18 của Pháp lúc đó là Charles de Gaulle đã nhận ra vấn đề là Mỹ không có đủ lượng vàng để đảm bảo cho việc in Dollar, Mỹ in và làm Châu Âu ngập tràn trong Dollar.

Lúc này nước Pháp có ý định rút tài sản bằng đồng đô la của mình để lấy vàng, các nước khác cũng nhận ra và vào cuộc, điều này khiến mỹ mất 50% lượng vàng từ năm 1959 đến 1971 và lượng đô la được trả về Mỹ lớn gấp 12 lần lượng vàng họ có, cùng với đó nước Anh cũng yêu cầu đổi 750 triệu đô la lấy vàng vào mùa hè năm 1971.

Đến tháng 8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố trên truyền hình rằng bãi bỏ bản vị vàng khỏi đồng đô la và cho phép nó được thả nổi giá trị, tức là cho nó dao động đối với các đồng tiền khác. Đồng đô la ngay lập tức bị giảm giá trị, các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách khôi phục lại hệ thống 

Bretton Woods bằng một hiệp định có tên gọi Hiệp định Smithson năm 1971, thế nhưng cố gắng này đã thất bại. Năm 1973, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi và hệ thống bản vị vàng sụp đổ từ đó.

Các chế độ bản vị tiền tệ trên thế giới

Bản vị tiền tệ là thứ được dùng làm cơ sở định giá đồng tiền quốc gia. Đây là yếu tố thường thay đổi nhất trong chế độ tiền tệ. 

Lịch sử phát triển tiền tệ cho thấy bản vị tiền tệ của các nước do điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ quyết định. Và đến nay chế độ bản vị tiền tệ sau đây đã được sử dụng trên thế giới. 

Chế độ song bản vị

Tiền của một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại, thường là vàng và bạc. Ví dụ vào năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng, 1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng 1 USD vàng. Đây là chế độ bản vị mà nước Anh, Hoa Kỳ được sử dụng trước thế kỷ 19. 

Chế độ bản vị tiền vàng

Tiền tệ của một quốc gia được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu về pháp lý, Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được xác định trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỉ lệ đó và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX.

Chế độ bản vị vàng thỏi

Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành tiền, không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928…

Chế độ bản vị hối đoái

Là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Nếu muốn đổi ra vàng thì cần thông qua ngoại tệ. Và ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh. Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928…

Chế độ bản vị ngoại tệ

Đây là chế độ quy định đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó là ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những nước có ít vàng hoặc bị lệ thuộc vào nước khác. Chế độ này từng được áp dụng từ 1944-1971. Bắt đầu sụp đổ từ 1960.

Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng

Đơn vị tiền tệ dưới chế độ này sẽ không chuyển đổi được ra kim loại quý. Theo đó, vàng bị rút ra khỏi lưu thông trong nước, tiền giấy không được đổi ra vàng vàng chỉ được dùng để thanh toán quốc tế. Chế độ này phổ biến vào những năm 1930.

Chế độ bản vị bạc

Là chế độ có trước khi chế độ song bản vị, đồng tiền của một nước được đảm bảo một trọng lượng bạc nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền bạc, tiền giấy quốc gia được xác định một trọng lượng bạc nhất định và được tự do chuyển đổi ra bạc theo tỉ lệ đó, tiền bạc được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng ở các nước từ đầu thế kỷ XIX trở về trước.

Lời kết

Vậy qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn cũng hiểu rõ về bản vị vàng cũng như những đặc điểm của nó. Chế độ bản vị vàng đã bị sụp đổ và được thay thế bằng hệ thống tiền fiat từ năm 1933 và hiện nay không có quốc gia nào trên thế giới sử dụng bản vị vàng. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như hiểu thêm về kiến thức tài chính. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC