Dự phòng đầu tư tài chính là gì? Nguyên tắc trích lập dự phòng  

0
Tài chính

Dự phòng đầu tư tài chính là gì?

Dự phòng đầu tư tài chính là gì?

Dự phòng đầu tư tài chính là gì?

Dự phòng đầu tư tài chính là các khoản trích lập dự phòng, các khoản vốn này được đầu tư vào doanh nghiệp. Thông thường dự phòng đầu tư tài chính được chia thành mức lập dự phòng tài chính dài hạn như sau: 

Vốn đầu tư vào các tổ chức kinh tế khác (bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không được trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, công ty liên doanh, công ty cổ phần. Các khoản vốn đầu tư này được đầu tư vào doanh nghiệp khác với 2 hình thức góp vốn vào một đơn vị khác và trả lại phần vốn đã góp cho một đơn vị khác. Các khoản đầu tư dài hạn khác phải được khấu trừ, trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ khi khoản lỗ  kế hoạch  được xác định trong kế hoạch kinh doanh trước khi đầu tư). 

Dự phòng đầu tư dài hạn được trích lập cho các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp giá gốc, không phải cho các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Dự phòng phải đáp ứng các điều kiện sau để trích lập dự phòng đầu tư dài hạn. Tổng vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu nhiều hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư. Mức trích ra tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng với số vốn đã đầu tư.  

Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính = Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế – Vốn chủ sở hữu thực có x (Số vốn đầu tư của mỗi bên/Tổng số vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế)

Mục đích của các khoản dự phòng đầu tư trong doanh nghiệp là gì? 

Thời điểm để trích lập các khoản dự phòng (năm N): Cuối kỳ kế toán, khi có dấu hiệu và bằng chứng về tổn thất về tài sản và khả năng thanh toán chi trả thì sẽ tính toán và trích lập khoản dự phòng cho kỳ kế toán tiếp theo bằng việc ghi tăng chi phí và ghi tăng các khoản dự phòng (Nợ TK chi phí/Có TK dự phòng), đặc biệt 

  • Đối với các khoản phải trả cho các khoản đầu tư tài chính thì ghi tăng chi phí tài chính, 
  • Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì ghi tăng giá vốn hàng bán,
  • Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, 
  • Đối với dự phòng trợ cấp mất việc làm ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, 
  • Đối với dự phòng nợ phải trả ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi tăng chi phí bán hàng, ghi tăng chi phí sản xuất chung.

+ Đến kỳ tiếp theo (N+1): Thì các khoản dự phòng sẽ được xử lý dựa vào các tình huống sau: 

Tình huống 1: Nếu tổn thất xảy ra: Nếu xảy ra tổn thất, quỹ dự phòng đã được tạo ra sẽ được sử dụng để bù đắp. Có nghĩa là được đối chiếu giữa số đã trích lập và số tổn thất thực tế xảy ra, ghi giảm số đã trích lập dự phòng, giảm tổn thất (Nợ TK Dự phòng/Có TK các khoản bị tổn thất).  

Nếu số tổn thất thực tế không vượt quá số tiền dự phòng đã trích lập thì toàn bộ tổn thất sẽ được bù đắp bằng số dự phòng đã trích lập bằng cách ghi Nợ TK Dự phòng/Có TK các khoản bị tổn thất.

Nếu thiệt hại thực tế vượt quá khoản dự phòng, khoản thiếu hụt được ghi nhận như một khoản chi phí bổ sung cho kỳ phát sinh: Nợ TK dự phòng, Nợ TK chi phí/Có các TK tổn thất.

Tình huống 2 – Nếu khoản lỗ không xảy ra do công ty có hoạt động kinh doanh nhưng không tổn thất hoặc doanh nghiệp không phát sinh nghiệp vụ liên quan thì toàn bộ số dự phòng đã trích lập này có thể được sử dụng để cho năm sau.

+ Thời điểm cuối kỳ kế toán tiếp theo (N+1): Cuối kỳ kế toán, phải xác định lại số dự phòng phải lập cho kỳ kế toán tiếp theo. Sau khi xác định số dự phòng cần trích lập của kỳ kế toán tiếp theo sẽ so sánh với số dự phòng đã trích lập của kỳ kế toán trước thì sẽ có 3 tình huống là bằng nhau (không xử lý), lớn hơn (cần trích lập bổ sung phần thiếu) và nhỏ hơn (hoàn nhập phần thừa). Trong trường hợp hoàn nhập thì sẽ ghi giảm chi phí bằng cách: Nợ TK dự phòng/Có các TK chi phí.

+ Trong các kỳ kế toán tiếp theo: xử lý giống như kỳ N+1

Đối với nhóm dự phòng mang tính quỹ thuộc vốn chủ sở hữu thì quy trình được xác định như sau:

+ Tạm trích lập: Ghi nhận khoản thu nhập sau thuế chưa phân phối giảm trong năm nay và tăng quỹ dự phòng tài chính. Căn cứ vào số lỗ phát sinh trong năm  và chế độ tài chính, quỹ dự phòng tài chính sẽ được bù đắp bằng cách ghi giảm quỹ dự phòng tài chính và giảm tổn thất.

+Khi việc quyết toán được duyệt, dựa vào căn cứ quyết định về số trích lập dự phòng chính thức sẽ đối chiếu với số đã tạm trích lập để ghi nhận. Nếu việc trích lập bổ sung sẽ ghi giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước và tăng quỹ dự phòng tài chính. Nếu số trích lập ít hơn vậy sẽ hoàn nhập bằng cách ghi tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước và ghi giảm quỹ dự phòng tài chính. Như vậy các khoản dự phòng về tổn thất tài sản và dự phòng về nợ phải trả của doanh nghiệp sẽ phải được tính toán và ghi nhận vào một chi phí một cách bắt buộc. Việc tính toán và xác định số dự phòng chỉ là các ước tính kế toán, mang tính chủ quan của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến thông tin do kiểm toán viên cung cấp, đặc biệt là thông tin trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Còn các khoản dự phòng về quỹ thuộc vốn chủ sở hữu trích lập là bao nhiêu thì sẽ tùy vào từng chủ sở hữu, nó không hề ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty trong báo cáo tài chính hàng năm. Vậy nên khoản trích lập quỹ này không nên có quy định bắt buộc với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên dù là khoản dự phòng nào thì xét cho cùng đều nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro về tài chính của doanh nghiệp khi thiệt hại thực tế xảy ra, vậy nên doanh nghiệp nên thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời.   

Thời điểm lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính

Thời điểm để lập dự phòng tổn thất cho các khoản đầu tư là: Thời điểm lập Báo cáo tài chính. 

– Thời điểm lập, hoàn nhập các khoản dự phòng chính là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trong trường hợp các doanh nghiệp áp dụng các năm tài chính khác nhau thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. 

–  Đối với các công ty niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ, các khoản dự phòng có thể được trích lập và phát hành tại thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. 

Nguyên tắc trích lập dự phòng đầu tư tài chính 

– Số dự phòng phải trích lập = số dư khoản dự phòng => không cần trích lập khoản dự phòng.

– Số dự phòng phải trích lập > số dư khoản dự phòng => trích thêm phần chênh lệch vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

– Số dự phòng phải trích lập < số dư khoản dự phòng => hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp. 

Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:

Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính = Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế Vốn chủ sở hữu thực có x Số vốn đầu tư của mỗi bên
Tổng số vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế

Tóm lại, việc trích lập dự phòng tài chính đóng góp vai trò quan trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên Daututietkiem.vn có thể giúp bạn biết thêm kiến thức về việc trích lập khoản dự phòng đầu tư. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC