Vốn ủy thác là gì? Các quy định của pháp luật về vốn ủy thác

0
Tài chính

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư 30/2014/TT-NHNN: “1. Ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với đối tượng ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác.” Vậy vốn ủy thác là gì?

Vốn ủy thác là gì?

Vốn ủy thác

Khái niệm vốn ủy thác được quy định tại Khoản 9, Điều 3, Thông tư 30/2014/TT-NHNN như sau:

“9. Vốn ủy thác là khoản tiền bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác.”

Trong đó:

  • Bên ủy thác là chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Ngân hàng Nhà nước quy định đối với số dư ủy thác.
  • Bên nhận ủy thác chính là các tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện trích lập dự phòng, phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư nhận ủy thác theo Ngân hàng Nhà nước quy định.

Các quy định của pháp luật về vốn ủy thác

Đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn ủy thác

Tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định như sau:

“2. Đối tượng ủy thác là đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn ủy thác, bao gồm:

  1. a) Cá nhân, tổ chức, kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khách hàng vay vốn, thuê tài chính;
  2. b) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
  3. c) Dự án sản xuất, kinh doanh.”

Nguyên tắc sử dụng vốn ủy thác

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-NHNN:

“Việc giao vốn ủy thác phải phù hợp với tiến độ thực hiện nội dung ủy thác

Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác

Bên ủy thác có nghĩa vụ chuyển vốn ủy thác cho bên nhận ủy thác theo tiến độ thực hiện nội dung ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác

Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ủy thác của đối tượng ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác

Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân để thực hiện đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh, cho thuê tài chính, cho vay phải đảm bảo tại thời điểm ủy thác, bên ủy thác là tổ chức, cá nhân không có dư nợ vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Công ty cho thuê tài chính được tiếp nhận vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân để thực hiện cho thuê tài chính

Quỹ tín dụng nhân dân được tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân.”

Hợp đồng ủy thác

Hợp đồng ủy thác

Tại khoản Điều 5 Thông tư này quy định: 

“1. Hợp đồng ủy thác phải có tối thiểu các nội dung sau:

  1. a) Tên, địa chỉ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;
  2. b) Đối tượng ủy thác: Phải quy định đích danh hoặc các thông tin cụ thể đủ để xác định được đối tượng ủy thác.

Đối với trường hợp ủy thác mua trái phiếu, ngoài việc quy định đích danh hoặc các thông tin để xác định được tổ chức phát hành, phải quy định cụ thể loại trái phiếu, thời hạn của trái phiếu;

  1. c) Mục đích ủy thác;
  2. d) Phạm vi, nội dung ủy thác;

đ) Thời hạn ủy thác;

  1. e) Phí ủy thác;
  2. g) Vốn ủy thác; thời gian giao vốn ủy thác;
  3. h) Đồng tiền thực hiện ủy thác (nếu có);
  4. i) Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác;
  5. k) Chấm dứt hợp đồng trước hạn;
  6. l) Xử lý tranh chấp.”

Vốn ủy thác đầu tư là gì?

Vốn ủy thác đầu tư chính là khoản tiền bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để sử dụng vào việc đầu tư sinh lời. Ủy thác đầu tư không phải là dịch vụ mới, một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã cung cấp dịch vụ này dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân như VietinBank, Vietcombank,…

Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì?

Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 135/2015/NĐ-CP như sau:

“4. Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức kinh tế (sau đây gọi là tổ chức ủy thác) giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư ở trong nước (sau đây gọi là tổ chức nhận ủy thác) thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư.”

Đặc điểm của ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

– Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài chính là một trong những hoạt động đầu tư gián tiếp của tổ chức kinh tế ra nước ngoài. Theo đó, tổ chức nhận ủy thác chỉ được nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào công cụ đầu tư là trái phiếu và các công cụ trên thị trường tiền tệ do theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

– Đối tượng được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bao gồm 2 đối tượng sau: ngân hàng thương mại và công ty quản lý quỹ.

– Việc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập thành hợp đồng ủy thác đầu tư, trong đó phải quy định rõ:

  • Số tiền ủy thác
  • Thời hạn ủy thác
  • Công cụ đầu tư
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Tổ chức nhận ủy thác phải mở một tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch chi, thu liên quan đến hoạt động nhận ủy thác tại một chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam.

– Sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác bằng văn bản thì tổ chức nhận ủy thác mới được nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và chỉ được nhận ủy thác đầu tư trong hạn mức nhận ủy thác đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký.

– Việc chuyển vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận, vốn và nguồn thu hợp pháp về Việt Nam cần phải thông qua tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

– Nếu tổ chức tự doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bởi cơ quan có thẩm quyền và giấy này còn hiệu lực thì tổ chức tự doanh sẽ không được phép thực hiện việc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua tổ chức nhận ủy thác.

Ủy thác cho vay vốn

Ủy thác cho vay vốn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 04/2012/TT-NHNN: “3. Ủy thác cho vay là việc bên ủy thác giao vốn cho bên nhận ủy thác để thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên ủy thác phải trả phí ủy thác cho vay cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay.” 

Trong đó:

Bên nhận ủy thác cho vay là chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. 

– Bên nhận ủy thác cho vay bao gồm:

  • Ngân hàng thương mại
  • Công ty tài chính
  • Ngân hàng hợp tác xã
  • Quỹ tín dụng nhân dân
  • Tổ chức tài chính vi mô
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi đáp ứng được 3 điều kiện sau thì được nhận ủy thác để thực hiện cho vay:

  • Trong Giấy phép thành lập và hoạt động được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ghi nội dung hoạt động nhận ủy thác cho vay.
  • Ban hành quy trình nhận ủy thác cho vay phù hợp với quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-NHNN, pháp luật về hoạt động cho vay và các pháp luật liên quan.
  • Đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Bên ủy thác cho vay, bao gồm:

  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng: Công ty tài chính, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng hợp tác xã và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Tổ chức khác là pháp nhân ở trong nước.
  • Tổ chức ở nước ngoài.

– Điều kiện của bên ủy thác cho vay: Đối với Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Trong Giấy phép thành lập và hoạt động được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ghi nội dung hoạt động ủy thác cho vay.
  • Ban hành quy trình ủy thác cho vay phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về hoạt động cho vay cũng như các pháp luật liên quan.
  • Trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Đối với tổ chức khác ở trong nước cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể như sau:

  • Là pháp nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự theo pháp luật về dân sự quy định.
  • Được thực hiện ủy thác cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng để cho vay theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Không có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng ở trong nước hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ủy thác cho vay.

– Đối với tổ chức ở nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện:

  • Là pháp nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự về năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài quy định;
  • Thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.

Kết luận

Vừa rồi là các thông tin về vốn ủy thác là gì cũng như các quy định của pháp luật liên quan về vốn ủy thác này. Hy vọng nội dung bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc thêm những kiến thức hữu ích. 

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC