Cán cân vãng lai là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

0
Tài chính

Cán cân vãng lai là gì?

Khái niệm về cán cân vãng lai

Khái niệm về cán cân vãng lai

Cán cân vãng lai hay còn gọi là tài khoản vãng lai, đây là cán cân thanh toán của một quốc gia được ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch này dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú nước ngoài được ghi vào bên “nợ”. Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên “có”. Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên “có” lớn hơn bên “nợ”. 

Các khoản mục thuộc cán cân vãng lai

Theo quy tắc biên soạn báo cáo cán cân thanh toán do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lập năm 1993, cán cân vãng lai bao gồm các khoản sau:

Đầu tiên, cán cân thương mại hàng hóa. Cán cân thương mại hoặc số dư phản ánh sự chênh lệch giữa thu nhập xuất khẩu và chi phí nhập khẩu hàng hóa. Xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối nên được ghi có (+) trong cán cân thanh toán, nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ và cung nội tệ trên thị trường ngoại hối nên được ghi nợ (-) trong cán cân thanh toán.

Khi thu nhập từ xuất khẩu khi nhập khẩu lớn hơn chi tiêu cho nhập khẩu, cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi thu nhập từ xuất khẩu ít hơn thu nhập từ nhập khẩu, thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Tất cả các số liệu về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa được ghi vào cán cân thanh toán theo giá FOB hoặc FAS. Việc thanh toán cước phí do nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm.

Có thể phân hàng hóa thành những loại sau: 

– Hàng hoá thông thường.

– Hàng gia công, chế biến.

– Hàng nhiên liệu và hàng mua tại cảng.

– Hàng sửa chữa.

– Hàng viện trợ.

– Vàng phi tiền tệ, các kim loại và đá quý.

– Hàng quân sự.

Có thể nói rằng cán cân thương mại là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân thanh toán vãng lai vì phần lớn thu chi quốc tế của một quốc gia là thu chi xuất nhập khẩu hàng hoá.

Thứ hai, Cán cân thương mại phi hàng hóa:

– Cán cân dịch vụ: Vận tải, du lịch, các dịch vụ khác

– Cán cân thu nhập: Kiều hối, thu nhập từ đầu tư

– Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều: Chuyển giao khu vực nhà nước, chuyển giao khu vực tư nhân

Ở các khoản mục này, cán cân thương mại là thành phần quan trọng trong tài khoản vãng lai (đối với hầu hết các quốc gia). Nhưng với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn trong cán cân vãng lai. Điều này tùy thuộc vào hoạt động của mỗi quốc gia.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

Tăng trưởng kinh tế 

Các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thường trải qua giai đoạn thâm hụt cán cân thương mại. Cán cân thương mại là một trong những thành phần quan trọng trong bảng cân đối kế toán hiện nay. Do đó, yếu tố này sẽ tác động đến cán cân vãng lai. Cán cân vãng lai của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia cho nên việc xác định điều phối các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai là rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung.

Tỷ giá hối đoái 

Tỷ giá hối đoái là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại (xuất nhập khẩu) và cán cân dịch vụ. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, cán cân thương mại và cán cân dịch vụ cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, cán cân nhập khẩu thu nhập và cán cân chuyển tiền vãng lai không phụ thuộc vào sự biến động của yếu tố này, tức là khi tỷ giá hối đoái thay đổi thì hai cán cân này không thay đổi.

Lạm phát 

Với các trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn của một quốc gia khác thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa giống như quốc gia đó trên thị trường quốc tế sẽ bị giảm sút. Điều này kéo theo các khoản thu từ xuất khẩu, còn nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Khoản thu từ xuất khẩu không đủ để bù đắp cho các khoản chi phải trả cho nhập khẩu, khiến cho cán cân thương mại thâm hụt gây ảnh hưởng đến cán cân vãng lai. Ngoài ra, lạm phát cao sẽ khiến sản xuất trong nước bị đình trệ.

Các rào cản thương mại 

Do hạn chế nhập khẩu nên người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng nội địa trong nước thay vì sử dụng hàng hóa nhập khẩu. Điều này làm tăng sản lượng và thu nhập quốc dân, và sản xuất được mở rộng. Điều đáng nói là giá trị xuất nhập khẩu của một nước sẽ bị giảm nếu nước ngoài áp dụng mức thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp hay áp dụng các hàng rào thuế quan. 

Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân 

Nếu như mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế đã điều chỉnh do lạm phát tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng.

Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách của quốc gia

Sự ổn định chính trị của một quốc gia là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các nước khác tăng cường quan hệ kinh tế. Chính sách đối ngoại cũng trở thành một điều. Điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, một chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là nhân tố mở đường cho sự phát triển của tất cả nhân tố khác.

Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ 

Đây là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Yếu tố này vừa là phép thử vừa là sự đánh giá sự năng động trong sự quản lý kinh tế của chính phủ, bao gồm cả các quan hệ kinh tế các mối quan hệ đối ngoại cũng đạt được. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam 

Cải thiện cán cân vãng lai là việc đưa ra các giải pháp khi một quốc gia trong tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai. Để giải quyết tình trạng này, các quốc gia thường thực hiện những giải pháp sau đây:

– Đưa ra các cách cải thiện số dư trong cán cân vãng lai bằng cách kích thích phát triển xuất khẩu và hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu:

  • Có thể tập trung xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm đã qua chế biến
  • Hạn chế nhập khẩu bằng việc áp dụng thuế nhập khẩu cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được.

– Áp dụng các chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ để giảm nhu cầu trong nước, giảm sức ép của lạm phát.

– Khuyến khích đầu tư nước ngoài hoặc vay, tìm kiếm các nguồn viện trợ từ các chính phủ nước ngoài

Thế nhưng thâm hụt cán cân vãng lai sẽ không phải là điều luôn xấu vì nó thể hiện sự thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất, tăng xuất khẩu và tăng sản lượng. Vậy nên không phải thâm hụt cán cân cân vãng lai nào cũng đưa đến khủng hỏng, điều này còn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng sự thiếu hụt của cán cân vãng lai đó. Ngoài ra thì bất kỳ quốc gia nào cũng cần đảm bảo cân bằng tương đối cán cân vãng lai qua các năm.

Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam

Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến tình hình và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, theo đó mọi thông tin liên quan đến kinh tế đều có sự biến động chủ yếu theo chiều hướng tiêu cực chính thế cán cân vãng lai cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm việc xuất khẩu hàng hóa liên tục ghi nhận điểm sáng của nền kinh tế tuy nhiên cán cân thương mại có dấu hiệu đảo chiều. 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu đạt 122,77 tỷ USD, tăng 0,2%). Trong đó kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 40,89 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 116,74 tỷ USD, tăng 33%, chiếm 74,1%. Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu là: Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 25,1 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,7 tỷ USD, tăng 22,1%; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 17 tỷ USD, tăng 63,4%; Hàng dệt may đạt 15,2% tỷ USD, tăng 14,9%; Giày dép đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,8%.

Đối với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, trong khi 6 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu chỉ đạt 116,9 tỷ USD, giảm 3,3%. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu thì khu vực kinh tế trong nước đạt 55,9 tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,2 tỷ USD. 

Như vậy tính riêng ở nước ta, khoảng thời gian từ năm 2016-2020. Nước ta liên tục xuất siêu, thậm chí vào năm 2020 xuất siêu ghi nhận mức cao kỷ lục 19,94 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập siêu 1,47 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 5,86 tỷ USD). Xét về từng thị trường đối tác, 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam xuất siêu sang EU đạt 11,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 29 tỷ USD, tăng 90,3%; nhập siêu từ Hàn Quốc 14,7 tỷ USD, tăng 26,2% và nhập siêu từ ASEAN 7,1 tỷ USD, tăng 122,2%.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến cán cân vãng lai

Thặng dư cán cân vãng lai là gì? 

Thặng dư cán cân vãng lai hay còn được gọi là thặng dư tài khoản vãng lai, trong tiếng Anh là Current Account Surplus. Đây là hiện tượng tài khoản vãng lai tích cực khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư hay tài khoản vãng lai có bên có lớn hơn bên nợ. Thặng dư tài khoản lãi lai cho thấy quốc gia thặng dư là quốc gia cho vay ròng với phần còn lại của thế giới.   

Cán cân vãng lai thâm hụt là gì?

Thâm hụt tài khoản vãng lai trong tiếng Anh là Current Account Deficit. Thâm hụt tài khoản vãng lai là cho phép đo thương mại của một quốc gia, nơi mà giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vượt quá giá trị của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu.

Tài khoản vãng lai là gì?

Tài khoản vãng lai là bao gồm thu nhập ròng, như tiền lãi và cổ tức, và các khoản chuyển giao, viện trợ nước ngoài, mặc dù các thành phần này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng tài khoản vãng lai.

Tài khoản vãng lai đại diện cho các giao dịch nước ngoài của một quốc gia và, tương tự như tài khoản vốn, là thành phần của cán cân thanh toán (Balance of payment) của một quốc gia.

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều là như thế nào?

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều là cán cân ghi chép chuyển giao không hoàn lại như viện trợ, quà tặng, và các chuyển tiền hoặc hiện vật khác nhau giữa người cư trú và người không cư trú. Cán cân này bao gồm:

– Chuyển giao khu vực Chính phủ:

  • Các khoản viện trợ không hoàn lại: Tiền, quà tặng, thực phẩm, quần áo, thuốc men và các hàng hóa tiêu dùng khác với mục đích cứu trợ
  • Các chuyển giao khác, bao gồm các chuyển giao chính phủ của nước lập báo cáo về người không cư trú như về an ninh xã hội, thuế

– Các chuyển giao khu vực phi chính phủ:

  • Tiền của người lao động bao gồm những khoản tiền chuyển của công nhân lao động ở nước ngoài hơn 1 năm chuyển về nước. Tiền lương của người lao động ở nước ngoài dưới 1 năm phải được hạch toán vào mục thu nhập của người lao động. 
  • Các khoản viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ như tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế… bằng tiền hoặc trợ giúp dưới hình thức kỹ thuật.

Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phát sinh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú.

Như vậy bài viết trên đây là những kiến thức cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về cán cân vãng lai, cũng như những câu hỏi xoay quanh chủ đề này. Đồng thời bài viết cũng đưa ta một số thông tin về thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC