Khái niệm chứng khoán cơ sở là gì?

Chứng khoán cơ sở là gì?
Chứng khoán cơ sở là chứng khoán được sử dụng mới mục đích làm tài sản cơ sở của chứng quyền.
Chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua/bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá đã được xác định trước đó, hoặc trước 1 thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện chính là chứng quyền có đảm bảo.
Cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam là chứng khoán cơ sở của chính quyền.
Chứng khoán cơ sở có thể đáp ứng các tiêu chí về mức vốn hóa thị trường, tính thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành chứng khoán này và các tiêu chí khác theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Khái niệm chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh được định nghĩa theo khoản 9 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 như sau:
“Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”
Tại khoản 10 Điều này cũng nêu rõ:
“Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh (sau đây gọi là tài sản cơ sở) là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.”
Phân biệt chứng khoán phái sinh và cơ sở

So sánh chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Nội dung | Chứng khoán phái sinh | Chứng khoán cơ sở |
Thị trường giao dịch | Giao trong tương lai khi 2 bên thống nhất mức giá, khối lượng và thực hiện chuyển giao tiền/hàng hoặc khoản chênh lệch vào ngày đáo hạn | Giao ngay sau khi kết thúc giao dịch, mang tính tức thời, không được phép thay đổi hay lựa chọn. |
Khối lượng niêm yết | Cho phép thoải mái, tự do về số lượng phát hành, niêm yết | Bị kiểm soát khá chặt chẽ về số lượng và phụ thuộc vào tổ chức phát hành, khống chế thị trường giao dịch. |
Ký quỹ | Phải có đủ toàn bộ tiền hàng và cổ phiếu trước khi giao dịch | Chỉ cần ký quỹ với 1 tỷ lệ nhất định so với giá trị các hợp đồng tương lai. Hiện nay, tỷ lệ ký quỹ theo quy định của VSD là 13% |
Nghĩa vụ bên bán | Từ khi mở vị thế đến khi đóng vị thế hoặc tất toán hợp đồng | Hết nghĩa vụ sau khi bàn giao chứng khoán cơ sở |
Thời gian giao dịch | 09h00 – 11h30; 13h00 – 15h00 | 08h45 – 11h30; 13h00 – 14h45 |
Bán khống | Bằng hình thức tham gia vị thế bán | Không được phép bán khống |
Tính thanh khoản | Tính thanh quản cao, có thể bán ngay sau khi mua. Lãi/lỗ xác định ngay trong ngày (T0) | Tính thanh quản trung bình: 3 ngày sau khi mua cổ phiếu (T3) mới có thể giao dịch bán |
Khối lượng giao dịch | Tối thiểu là 1 hợp đồng | 100 cổ phiếu với sàn HNX và UPCOM, 10 cổ phiếu với sàn HOSE |
Thời gian sở hữu | Tối đa đến ngày đáo hạn | Không giới hạn |
Biên độ dao động giá | ± 7% (đối với sàn HOSE) ± 10% (đối với sàn HNX) ± 15% (đối với sàn UPCOM) | ± 7% |
Khối lượng nắm giữ tối đa | Nhà đầu tư cá nhân là 5,000 hợp đồng và tổ chức là 10,000 hợp đồng | Không giới hạn |
Hình thức thanh toán | Chuyển giao vật chất | Chủ yếu chuyển giao bằng tiền |
Kết luận
Hy vọng rằng, sau bài viết này bạn đã biết điểm khác nhau của chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Hãy tìm hiểu, cập nhật thêm kiến thức cho bản thân mình và tự tin quyết định đầu tư vào một thị trường chứng khoán nào đó, tránh những rủi ro không đáng có trên thương trường. Từ đó có những quyết định đầu tư thích hợp, chúc mọi người thành công.