Khối lượng giao dịch sàn HOSE là gì?

0
Kiến thức chứng khoán

Sàn HOSE là gì?

Sàn HOSE là tên gọi của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tên tiếng Anh của sở giao dịch này là Ho Chi Minh Stock Exchange với tên viết tắt là HOSE. Hoặc viết tắt là HSX (H – Ho Chi Minh, S – Stock, X – do có cách phát âm giống từ Ex nên được chọn làm từ viết tắt của Exchange).

Sàn Hose là gì?

Sàn Hose là gì?

Tháng 7 năm 2000 sàn HOSE được thành lập. Đây là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.

Đến nay, sàn chứng khoán HOSE là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam. Đa phần các doanh nghiệp, công ty lớn đều niêm yết cổ phiếu ở sàn này. Hay nói cách khác sàn Hose hiện là nơi mà các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán và nơi phân phối các sản phẩm chứng khoán của doanh nghiệp ra bên ngoài công chúng.

Khối lượng giao dịch sàn HOSE là gì?

Khi bạn đã nắm được khái niệm chi tiết về sàn HOSE thì việc hiểu khối lượng giao dịch sàn HOSE sẽ vô cùng dễ dàng. Vậy khối lượng giao dịch sàn HOSE là gì? 

Khối lượng giao của dịch sàn HOSE

Khối lượng giao của dịch sàn HOSE

Khối lượng giao dịch sàn HOSE là số đơn vị chứng khoán được giao dịch trong một khoảng thời gian (thường xem xét theo từng phiên giao dịch) hay mức thanh khoản của cổ phiếu trên sàn HOSE.

Quy định khi giao dịch ở HOSE

Thời gian giao dịch

Thời gian giao dịch của Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền như sau:

Phiên Thời gian Phương thức giao dịch
Phiên sáng 9h00 – 9h15 Khớp lệnh định kỳ mở cửa
9h15 – 11h30 Khớp lệnh liên tục
Nghỉ trưa 11h30 – 13h00
Phiên chiều 13h00 – 14h30 Khớp lệnh liên tục
14h30 – 14h45 Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

Giao dịch thỏa thuận: Từ 9h00 đến 15h00 (trừ thời gian nghỉ trưa)

Riêng với Trái phiếu: 

Giao dịch thỏa thuận: Từ 9h00 đến 15h00 (trừ thời gian nghỉ trưa)

Phương thức khớp lệnh

Khớp lệnh định kỳ 

Đây là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:

  • Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
  • Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

Khớp lệnh liên tục 

Đây là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Nguyên tắc khớp lệnh

Ưu tiên về giá

– Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.

– Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

Ưu tiên về thời gian

– Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá

Đơn vị giao dịch

– Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

– Với mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

– Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền trở lên.

– Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận, giao dịch trái phiếu.

– Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu (lô lẻ) được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán.

Đơn vị yết giá

– Đối với phương thức khớp lệnh:  

Mức giá Đơn vị yết giá
<10.000 đồng 10 đồng
10.000 – 49.950 đồng 50 đồng
≥ 50.000 đồng 100 đồng

– Đối với chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền: Áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá.

– Không quy định đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận trái phiếu.

Biên độ dao động giá

– Biên độ dao động giá quy định trong ngày đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là ± 7%.

– Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.

Giá trần/sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được xác định như sau:

Giá trần = Giá tham chiếu + ( Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá trần)

Giá sàn = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá sàn)

– Với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF có mức giá trần/ sàn sau khi điều chỉnh biên độ dao động ± 7% nhưng giá trần/ sàn vẫn bằng mức giá tham chiếu sẽ điều chỉnh như sau:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá

Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu – một đơn vị yết giá

– Nếu giá trần và sàn của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau khi điều chỉnh theo cách trên bằng không (0), giá trần và sàn sẽ được điều chỉnh như sau:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá

Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu

– Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, giá giao dịch được biến động trong +/-20% giá giao dịch dự kiến. Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để tính giá tham chiếu cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên. Nếu trong 03 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết phải xác định lại giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.

– Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trở lại sau khi tạm dừng giao dịch trên 25 ngày, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/- 20% so với giá tham chiếu trong ngày đầu tiên được giao dịch trả lại.

– Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi được giao dịch trở lại sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp (trừ trường hợp cổ phiếu có phát sinh quyền, ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu). Biên độ dao động giá +/-7% được áp dụng cho ngày giao dịch kế tiếp.

– Nếu trong 03 ngày đầu tiên sau khi giao dịch trở lại, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được giao dịch trở lại vẫn chưa có giá đóng cửa, HOSE sẽ xem xét điều chỉnh biên độ dao động giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sau khi có sự chấp thuận của UBCK NN.

Giá trần/sàn trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu được xác định như sau:

Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (Giá trần của cổ phiếu cơ sở – Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x 1/tỷ lệ chuyển đổi

Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền – (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở – Giá sàn của cổ phiếu cơ sở) x 1/tỷ lệ chuyển đổi

– Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.

– Đối với chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên được xác định như sau:

Giá tham chiếu của chứng quyền mua = Giá phát hành của chứng quyền x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở và ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền/Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày thông báo phát hành chứng quyền) x (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày thông báo phát hành chứng quyền/Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên).

– Đối với chứng quyền mua, giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày giao dịch được xác định như sau:

Giá tham chiếu của chứng quyền mua = Giá đóng cửa của chứng quyền mua và ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền sau khi giao dịch trở lại/ Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch) x (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch chứng quyền/ Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền sau khi giao dịch trở lại).

Lệnh giao dịch

Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (Lệnh ATO)

– Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.

– Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

– Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.

Lệnh giới hạn (Lệnh LO)

– Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (Lệnh ATC)

– Tương tự như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

Lệnh thị trường (gọi tắt là lệnh MP- Market Oder)

– Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá cao nhất hiện có trên thị trường.

– Nguyên tắc khớp lệnh:

  • Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh MP mua sẽ thực hiện ngay ở mức giá bán thấp nhất và lệnh MP bán sẽ thực hiện ngay ở mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
  • Nếu khối lượng đặt lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết sau khi so khớp tại mức giá đầu tiên, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.
  • Nếu khối lượng đặt lệnh vẫn còn nhưng không thể so khớp tiếp tục được nữa do khối lượng của bên đối ứng đã hết, lệnh MP mua sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá cuối cùng một đơn vị yết giá, hoặc lệnh MP bán sẽ chuyển thành lệnh giới hạn thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá.

– Đặc điểm:

  • Lệnh MP chỉ được áp dụng trong thời gian giao dịch liên tục
  • Lệnh MP bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống
  • So với lệnh giới hạn khả năng thực hiện lệnh MP nhanh hơn do lệnh được đưa vào so khớp ngay khi đưa vào sổ lệnh

Hủy lệnh giao dịch

Trong thời gian khớp lệnh định kỳ

Khách hàng không được hủy, sửa lệnh trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang.

Trong thời gian khớp lệnh liên tục

Khách hàng có thể hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

Thời gian thanh toán

Loại giao dịch Thời gian thanh toán
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ T + 2
Trái phiếu T + 1

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

  • Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mua của nhà đầu tư nước ngoài được trừ vào khối lượng được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện; khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư bán của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch (T+2).
  • Khối lượng bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng còn được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch.
  • Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện sẽ tự động bị hủy nếu khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được phép mua đã hết hoặc không được thực hiện ngay khi nhập vào hệ thống giao dịch.
  • Khối lượng chứng khoán được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.

Tình hình khối lượng giao dịch HOSE gần đây

Đối với nhiều nhà đầu tư, việc quan sát các số liệu mới nhất về sàn HOSE là vô cùng cần thiết. Bởi nó có ý nghĩa vô cùng lớn trong các quyết định đầu tư. Dưới đây là một số thông tin mới nhất về sàn HOSE, bao gồm cả khối lượng giao dịch của sàn này.

Tình hình khối lượng giao dịch HOSE 

Tình hình khối lượng giao dịch HOSE

Với số liệu từ HOSE, thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 09 với giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt khoảng 20.898 tỷ đồng và 710,18 triệu cổ phiếu, giảm  9,28% về giá trị và tăng 0,97% về khối lượng so với tháng trước.

Trong 09 tháng đầu năm 2021, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 19.543 tỷ đồng/phiên với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 682,42 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 294,93% về giá trị và tăng 138,29% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020.

Thống kê giao dịch theo chỉ số trong tháng

Thống kê giao dịch theo chỉ số trong tháng

Riêng tháng 9, tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu lần lượt đạt khoảng 417.958 tỷ đồng và 14,2 tỷ cổ phiếu, giảm lần lượt 17,52% về giá trị và giảm 8,21% về khối lượng so với tháng 08.

Tính chung 09 tháng đầu năm, tổng giá trị giao dịch đạt trên 3,59 triệu tỷ đồng và tổng khối lượng giao dịch đạt trên 125,56 tỷ cổ phiếu, tương ứng tăng 290,69% về giá trị và tăng 135,73% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 09/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.342,06 điểm, tăng 0,80% so với tháng trước, tăng 21,58% so với đầu năm. Các chỉ số đều có xu hướng tăng: VNAllshare đạt 1379,12 điểm, tăng 1,45% so với tháng trước và tăng 33,58% so với đầu năm; VN30 đạt 1453,76 điểm, giảm 1,76% so với tháng trước và tăng 35,77% so với đầu năm.

Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng cao trong tháng này bao gồm: ngành Hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 11,84%, ngành Năng lượng (VNENE) tăng 8,82% và ngành Nguyên vật liệu (VNMAT) tăng 5,76% so với tháng trước. Các chỉ số ngành sụt giảm so với tháng trước gồm có ngành Bất động sản (VNREAL) giảm 2,80% và ngành Chăm sóc sức khỏe (VNHEAL) giảm 8,99%. 

Về giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW), riêng trong tháng 09, tổng khối lượng giao dịch CW đạt 381,7 triệu CW với giá trị giao dịch đạt gần 864 tỷ đồng. Giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch bình quân lần lượt đạt hơn 43 tỷ đồng và 19,08 triệu CW, tương ứng mức tăng 52,32% về giá trị bình quân và 87,82% về khối lượng bình quân so với tháng trước. Kể từ ngày đầu tiên chính thức giao dịch, đã có 414 mã CW trên  26 cổ phiếu cơ sở của 10 tổ chức phát hành được niêm yết và giao dịch.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng

Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, trong 09 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu của khối ngoại lần lượt đạt 592.308 tỷ đồng và 12,6 tỷ cổ phiếu.  

Riêng trong tháng 9, tổng giá trị giao dịch của khối ngoại đạt trên 66.229 tỷ đồng, chiếm 7,92% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng trong tháng với giá trị gần 7.910 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 44.680 tỷ đồng.

Quy mô thị trường trên HOSE tính đến hết ngày 30/09/2021:

  • Có 488 mã chứng khoán giao dịch trong đó gồm: 401 mã cổ phiếu, 02 mã chứng chỉ quỹ đóng, 07 mã chứng chỉ quỹ ETF, 57 mã chứng quyền có bảo đảm và 21 mã trái phiếu. 
  • Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 111,3 tỷ cổ phiếu. 
  • Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,13 triệu tỷ đồng, tăng 2,30% so với tháng trước, đạt khoảng 81,59% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành).

Top 5 cổ phiếu giao dịch trong tháng

Top 5 cổ phiếu giao dịch trong tháng

Về hoạt động niêm yết và đấu giá trong tháng 09:

  • Có 22 mã CW niêm yết mới; 01 mã cổ phiếu (ASG) thực hiện chuyển giao dịch cổ phiếu từ HNX sang HOSE. 
  • Như vậy, tất cả 17 doanh nghiệp trước đó chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX đã chuyển về giao dịch tại HOSE.
  • Trên HOSE đã có 39 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó có 4 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Kết luận

Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về sàn HOSE mà nhà đầu tư không nên bỏ qua. Nếu bạn đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán, đừng quên tham khảo về sàn HOSE cũng như các vấn đề liên quan nếu muốn trực tiếp giao dịch đầu tư ở sàn này nhé. Chúc bạn thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC