Chỉ số P/E là gì? Cách dùng chỉ số P/E để định giá cổ phiếu

0
Cổ phiếu

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E

Chỉ số P/E

Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) một số tên gọi khác như tỷ số P/E, Hệ số P/E; là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Chỉ số P/E là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán.

Chỉ số P/E chính bằng số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp, nếu lợi nhuận không đổi.

Các yếu tố tác động đến chỉ số P/E

Có rất nhiều các yếu tố tác động đến chỉ số P/E, tuy nhiên các nhà đầu tư và doanh nghiệp thường sẽ đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

Giá cổ phiếu

Sự thay đổi trên giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đầu tiên, trực tiếp đến chỉ số P/E, bởi giá là yếu tố cấu thành nên chỉ số này. Trong trường hợp EPS không đổi, giá cao thì P/E sẽ tăng và ngược lại.

Các yếu tố trong nền kinh tế:

Bất kỳ sự thay đổi nào trong nền kinh tế đều sẽ có ảnh hưởng đến P/E. 

Theo đó:

  • Nếu nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát thấp thì sẽ làm tăng chỉ số P/E khi dòng tiền tăng vào chứng khoán với dự đoán thu nhập và cổ tức sẽ tăng trưởng.
  • Nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức tiêu dùng thấp, dẫn đến doanh số giảm, chi phí hoạt động cao và thu nhập giảm thì sẽ làm giảm nhu cầu đối với cổ phiếu của nhà đầu tư. Từ đó làm giảm hệ số P/E trên một số ngành hoặc một số công ty.

Quy định về chi trả cổ tức

Chi trả cổ tức

Chi trả cổ tức

Trong trường hợp lãi suất thấp, các nhà đầu tư mong muốn được nhận cổ tức với thời hạn ngắn hơn (theo quý, theo tháng) thay vì nhận cổ tức thường niên. Lúc này, nhà đầu tư sẽ chấp nhận bỏ ra mức giá cao hơn để sở hữu được mã cổ phiếu đó. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp có chỉ số P/E cao hơn.

Khả năng phát triển của doanh nghiệp

Các nhà đầu tư khi mua cổ phiếu đều mong muốn doanh nghiệp sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai để lợi nhuận được gia tăng.

Nợ phải trả

Khi doanh nghiệp có khoản nợ phải trả tăng thì P/E sẽ giảm. Do đó các nhà đầu tư cần đánh giá khoản nợ sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty để đưa ra quyết định hợp lý.

Cách tính chỉ số P/E

Cách tính chỉ số P/E

Cách tính chỉ số P/E

Tỷ số P/E trong chứng khoán được tính bằng cách, lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó. 

Để tính chỉ số P/E của doanh nghiệp, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số: Price và EPS.

  • Price là giá thị trường của cổ phiếu.
  • EPS là thu nhập (lợi nhuận ròng) của một cổ phiếu đang lưu hành ở hiện tại.

Trong đó, EPS được coi là biến số quan trọng nhất.

Công thức tính chỉ số P/E:

P/E = P/EPS

Trong đó:

P (Price): Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

EPS (Earning Per Share): Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu.

Công thức EPS:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)

P/E chỉ phát huy ý nghĩa nhất khi thỏa mãn về chỉ số EPS

Ý nghĩa của chỉ số P/E trong đầu tư chứng khoán

Ý nghĩa của đầu tư chứng khoán

Ý nghĩa của đầu tư chứng khoán

Chỉ số P/E có ý nghĩa rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Chỉ số PE được dùng để đánh giá tình hình hoạt động, kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty, qua đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định có đầu tư hay không của các nhà đầu tư.

Ý nghĩa khi chỉ số P/E thấp:

  • Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp
  • Doanh nghiệp đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…) không tốt
  • Doanh nghiệp xuất hiện lợi nhuận đột biến, không thường xuyên chẳng hạn
  • Doanh nghiệp ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ

Ý nghĩa khi chỉ số P/E cao:

  • Cổ phiếu doanh nghiệp đang được định giá cao.
  • Triển vọng doanh nghiệp trong tương lai rất tốt.
  • Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
  • Doanh nghiệp ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ

Qua việc tính toán P/E, sẽ cho thấy cổ phiếu tại thời điểm hiện tại cao hơn bao nhiêu lần so với thu nhập từ cổ phiếu đó. 

Hệ số P/E được tính bằng công thức chính là Price/EPS, cho bạn biết mức giá mua bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại gấp thu nhập từ cổ phiếu bao nhiêu lần.

Đồng thời, chỉ số này còn xác định mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để trả cho mỗi cổ phiếu trên thị trường.

Có thể hiểu chỉ số P/E chính là số năm đầu tư hòa vốn (nếu lợi nhuận không đổi).

Tuy nhiên, chỉ số P/E cũng có những hạn chế nhất định:

  • Khiến các nhà đầu tư dễ phạm sai lầm nếu như đánh giá không đúng về triển vọng tăng trưởng của công ty.
  • Chỉ số P/E chịu sự tác động của nợ. Nếu nợ cao có thể làm giảm mức độ sẵn lòng trả giá cao hơn cho cổ phiếu của nhà đầu tư.

Bởi vậy nhà đầu tư không nên quá lạm dụng trong việc sử dụng chỉ số P/E để đánh giá cổ phiếu.

Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E

Chỉ số P/E được tính toán nhằm mục đích đánh giá giá trị của một cổ phiếu. Nếu tỷ lệ này càng cao, cổ phiếu/chỉ số càng đắt so với thu nhập của nó. Ngược lại, nếu tỷ lệ này càng thấp, cổ phiếu/chỉ số càng rẻ.

Tuy nhiên, để đánh giá cổ phiếu theo chỉ số P/E, nhà đầu tư nên xem xét các yếu tố sau đây:

Tình hình kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Khi đánh giá cổ phiếu thông qua chỉ số P/E, bạn phải chú ý đến tốc độ tăng trưởng trong quá khứ cũng như tương lai của cổ phiếu đó. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bị thu hút bởi các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt, liên tục và tình hình kinh doanh ổn định.

Nếu một cổ phiếu có P/E quá cao so với thị trường nhưng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn ổn định, thì nhà đầu tư vẫn sẵn sàng chi trả giá cao hơn để đổi lại sự kỳ vọng về lợi nhuận cao hơn trong tương lai.

Chu kỳ kinh doanh

Khi đánh giá cổ phiếu theo chỉ số P/E bạn cần quan tâm đến chu kỳ kinh doanh của cổ phiếu đó. Thông thường một doanh nghiệp đang trong giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh doanh, có biên độ lợi nhuận cao sẽ khiến chỉ số P/E thấp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn đáy của chu kỳ thì P/E sẽ cao.

Yếu tố ngành/lĩnh vực 

Đây là cách định giá cổ phiếu bằng cách so sánh chỉ số P/E của công ty nhà đầu tư đang quan tâm với các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Trong nền kinh tế, phần lớn các ngành công nghệ sẽ có chỉ số P/E cao bởi tốc độ tăng trưởng có sự đột phá. Ngược lại, các ngành nông – thủy sản sẽ có P/E thấp hơn, do biên lợi nhuận thấp vì phải phụ thuộc nhiều vào chi phí đầu vào.

Chẳng hạn tỷ lệ P/E bình quân ngành hàng tiêu dùng ở mức 20,1 thì nhà đầu tư có thể sử dụng con số này để tính mức giá trị hợp lý của cổ phiếu công ty mà bạn đang quan tâm.

Chỉ số P/E cao hay thấp đều bộc lộ những ý nghĩa mà nhà đầu tư cần nắm rõ để đưa ra quyết định đúng đắn khi đầu tư. 

Những lưu ý khi định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E

Lưu ý khi định giá theo chỉ số P/E

Lưu ý khi định giá theo chỉ số P/E

Khi định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E, để đạt hiệu quả, nhà đầu tư cần chú ý:

  • Phương pháp P/E chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, nhà đầu tư sử dụng phương pháp P/E để định giá cổ phiếu cần linh hoạt trong cách sử dụng, không nên áp đặt quá nguyên tắc khi so sánh các công ty khác ngành nghề, hay so sánh công ty với thị trường chung.
  • Nhà đầu tư cần loại trừ những khoản thu nhập bất thường để tăng tính chính xác của việc định giá. Nếu xét về mặt lý thuyết thì nhà đầu tư nên lấy trung bình tỷ lệ P/E trong khoảng thời gian 2 năm để xây dựng một tỷ lệ P/E tiêu chuẩn và sử dụng trong quá trình ra quyết định đầu tư
  • Chỉ số P/E có thể phản ánh giá cổ phiếu nhưng chưa chắc nói lên được cổ phiếu rẻ hay đắt vì còn phụ thuộc vào khẩu vị nhận định của nhà đầu tư, là phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư với doanh nghiệp.

Kết luận

Trong đầu tư chứng khoán, P/E là một chỉ số đóng vai trò quan trọng trong việc định giá cổ phiếu. Với nguyên tắc sử dụng đơn giản, trực quan sẽ giúp định giá cổ phiếu tại một thời điểm nhất định của một doanh nghiệp. Đây là một trong các phương pháp định giá cổ phiếu được hình thành đầu tiên trên thế giới và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực định giá chứng khoán. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến bạn.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC