Xu hướng tiết kiệm biên là gì?

0
Tiết kiệm & Chi tiêu

Gần đây nhiều người đang tìm hiểu về xu hướng tiết kiệm biên là gì? Tuy nhiên rất ít bài viết giải thích chi tiết và rõ ràng về vấn đề này. Nếu bạn vẫn còn mông lung, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết này.

Một số khái niệm liên quan

Để hiểu rõ hơn về xu hướng tiết kiệm biên, chúng ta cùng tìm hiểu qua những khái niệm liên quan như: tiết kiệm, hàm tiết kiệm, đường tiết kiệm,…

Tiết kiệm biên là gì?

Tiết kiệm biên là gì?

Tiết kiệm chính là phần vượt quá thu nhập so với chi tiêu tiêu dùng.

Hàm tiết kiệm trong tiếng anh gọi là Saving Function. Hàm tiết kiệm phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến với lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.

Đường tiết kiệm hay còn có tên tiếng anh là Savings Schedule. Đây là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tiết kiệm và thu nhập.

Độ dốc của đường tiết kiệm bằng khuynh hướng tiết kiệm cận biên (thường ký hiệu là MPS)

Thường thường, trong mô hình về vòng chu chuyển của thu nhập quốc dân, toàn bộ tiêu dùng và tiết kiệm được gán cho các hộ gia đình. Nếu thu nhập sử dụng thấp, các hộ gia đình có thể tiêu dùng nhiều hơn mức thu nhập hiện tại của họ và phải sử dụng của cải hoặc đi vay (gọi là giảm của cải). Khi thu nhập cá nhân sử dụng cao hơn, người ta chỉ tiêu dùng một phần thu nhập hiện tại và tiết kiệm phần còn lại.

MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên trong tiếng Anh gọi là Marginal Propensity to Consume. Xu hướng tiêu dùng cận biên là lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị.

Xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS)

Xu hướng tiết kiệm cận biên trong tiếng Anh gọi là Marginal Propensity to Save, viết tắt là MPS. Xu hướng tiết kiệm biên là tỷ trọng thu nhập quốc dân hoặc thu nhập cá nhân sử dụng tăng thêm được giữ lại, chứ không chi cho tiêu dùng. 

Xu hướng tiết kiệm cận biên

Xu hướng tiết kiệm cận biên

Xu hướng tiết kiệm biên có công thức như sau:

MPS = mức tăng tiết kiệm / mức tăng thu nhập = deltaS/deltaY

Mối liên hệ giữa MPC VÀ MPS

Xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS) và xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) luôn có quan hệ mật thiết với nhau. 

Mối liên hệ giữa MPC VÀ MPS

Mối liên hệ giữa MPC VÀ MPS

Vì các cá nhân trong nền kinh tế không chỉ tiêu dùng mà còn tiết kiệm từ mỗi đơn vị thu nhập khả dụng bổ sung. Khi đó tiết kiệm và tiêu dùng là hình ảnh phản chiếu của nhau.

  • Tổng xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) và xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS) luôn bằng 1. 
  • Xu hướng tiêu dùng cận biên càng lớn thì xu hướng tiết kiệm cận biên càng nhỏ và ngược lại.
  • Vì 0 < MPC < 1 mà MPC + MPS = 1 nên xu hướng tiết kiệm cận biên luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1 hay 0 < MPS < 1.
  • Xu hướng tiết kiệm cận biên chính là độ dốc của hàm tiết kiệm.

Kết luận

Hy vọng những kiến thức trên hữu ích với bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC